Nga nỗ lực đối phó ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu
Tại phiên họp cuối năm 2008 của Chính phủ Nga, Tổng thống Met-vê-đép tuyên bố Liên bang Nga đã vững vàng vượt qua năm 2008 đầy khó khăn "một cách xứng đáng". Met-vê-đép nhấn mạnh, trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, nước Nga đã thực hiện được những mục tiêu đề ra, kể cả đối với các nhiệm vụ trung hạn lẫn chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020. Thủ tướng Nga V.Pu-tin cũng đánh giá kết quả phát triển kinh tế Nga năm 2008 là tích cực. Năm 2008, ngành nông nghiệp Nga có một vụ bội thu với 108 triệu tấn ngũ cốc (năm 2007 đạt 85 triệu tấn), sản lượng nông nghiệp tăng 10% và vốn đầu tư vào kinh tế cũng tăng 10%. Tiền lương trung bình của người lao động Nga tăng từ 10 đến 12% trong khi lạm phát dự tính tăng 13,5%. Thủ tướng Pu-tin nhấn mạnh, trong điều kiện của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế Nga, điều quan trọng đối với các bộ, ngành là phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kết hợp việc thực hiện các biện pháp chống khủng hoảng với khả năng thông qua những quyết định chính xác, hỗ trợ hệ thống ngân hàng và không để xảy ra tình trạng người dân bị mất tiền khi gửi tiết kiệm hoặc mua công phiếu, trái phiếu. Thủ tướng nêu rõ, nhờ áp dụng các biện pháp kịp thời hỗ trợ hệ thống ngân hàng nên Nga đã loại trừ được nguy cơ mất tiền của nhân dân. Theo ông Pu-tin, các mục tiêu kinh tế dài hạn của Nga sẽ không thay đổi, bất chấp tình hình khủng hoảng hiện nay.
Tuy nhiên, Chính phủ Nga hiện phải tập trung mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu. Tỷ lệ lạm phát ở Nga tăng hơn 13%, khiến mức sống của người dân giảm sút trong bối cảnh đồng rúp mất giá (từ 25 rúp/1 USD hồi đầu năm lên 29 rúp/1 USD vào cuối năm). Khủng hoảng buộc Nhà nước phải bán ngoại tệ dự trữ quốc gia để duy trì tỷ giá đồng rúp, khiến cho lượng dự trữ vàng-ngoại tệ của Nga giảm. Ngày 19-1, Chính phủ Nga đã thông qua những biện pháp khẩn cấp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu đối với hệ thống tài chính và các xí nghiệp của Nga. Ðó là những biện pháp cho phép giảm lượng tiền dự trữ bắt buộc đối với các chi nhánh thuộc Ngân hàng Trung ương Nga để các ngân hàng này có thêm tiền kinh doanh (khoảng 380 tỉ rúp). Ngân hàng Trung ương sẽ cấp hơn 1,7 nghìn tỉ rúp tín dụng phi bảo lãnh và tăng thời gian vay tín dụng này từ ba lên sáu tháng, có thể tăng lên một năm vào năm 2009; tăng số lượng ngân hàng tham gia đấu thầu vay tín dụng phi bảo lãnh; bù lỗ một phần cho những ngân hàng thương mại tham gia thị trường cấp tín dụng liên ngân hàng. Ngoài ra, Chính phủ sẽ cấp 950 tỉ rúp tín dụng làm vốn dự phòng cho các ngân hàng; nâng mức bảo hiểm cho tiền gửi ngân hàng của dân chúng từ 400.000 lên 700.000 rúp; cấp 250 tỉ rúp hỗ trợ thị trường tài chính và khu vực kinh tế chủ chốt. Chính phủ Nga cũng quyết định trích 92 tỉ rúp từ ngân sách dự trữ liên bang để hỗ trợ gần 300 xí nghiệp và dành 200 tỉ rúp cho mục đích bảo lãnh nhà nước.
Phát huy tiềm năng trí thức người Việt Nam ở nước ngoài vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế  (07/02/2009)
Phát huy tiềm năng trí thức người Việt Nam ở nước ngoài vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế  (07/02/2009)
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (07/02/2009)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 794 (12-2008)  (07/02/2009)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên