Hội nghị thượng đỉnh Rio+20 - sự kiện có ý nghĩa xuyên thế kỷ
17:12, ngày 26-06-2012
TCCSĐT - Ngày 22-6-2012, Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) đã kết thúc thành công tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, thu hút sự tham dự của hơn 90 nguyên thủ và đại diện 191 trong tổng số 193 thành viên Liên hợp quốc với trọng tâm chính là thảo luận các biện pháp thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng đoàn tham dự.
Sự kiện có ý nghĩa xuyên thế kỷ
Diễn ra vào thời điểm thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn như khủng hoảng kinh tế, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đa dạng sinh học suy giảm và các hệ sinh thái tự nhiên suy thoái, Hội nghị Rio+20 có ý nghĩa xuyên thế kỷ và được đánh giá là “cơ hội vàng” để cộng đồng quốc tế định hướng chính sách và hành động thúc đẩy cho sự phát triển bền vững. Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh, Rio+20 là cơ hội chỉ có một lần trong một thế hệ con người để hướng thế giới vào con đường phát triển bền vững và phổ quát, trong đó các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và phúc lợi được cân bằng.
Với chủ đề "Tương lai mà chúng ta mong muốn” (The Future We Want), các cuộc thảo luận chính thức của Hội nghị đã tập trung bàn thảo vào các nội dung cải thiện khuôn khổ thể chế để phát triển bền vững và nền kinh tế xanh; các mục tiêu cũng như các chỉ số mới về phát triển bền vững; đổi mới phương thức tài trợ và các biện pháp nhằm nhanh chóng loại bỏ các mô hình sản xuất và tiêu dùng không bền vững. Hội nghị nhấn mạnh 7 lĩnh vực cần ưu tiên quan tâm để phát triển bền vững, gồm (1) việc làm; (2) năng lượng; (3) thành phố; (4); an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững; (5) nước; (6) đại dương và (7) khả năng sẵn sàng đối phó các thảm họa thiên tai.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho biết, đã có gần 700 cam kết chính trị mạnh mẽ của các chính phủ các nước thành viên Liên hợp quốc, khu vực kinh tế tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế khác được đưa ra. Kết thúc Hội nghị Rio+20, các nhà lãnh đạo thế giới đã đạt được sự đồng thuận về Văn bản chính trị cuối cùng mang tên "Vì tương lai chúng ta mong muốn", kêu gọi thế giới thực hiện hàng loạt hành động như bắt đầu quá trình thiết lập các mục tiêu phát triển bền vững; cụ thể hóa phương thức nền kinh tế xanh có thể được sử dụng như một công cụ để phát triển bền vững; thúc đẩy các biện pháp giám sát sự bền vững của các công ty; thực hiện các tiêu chuẩn ngoài tiêu chuẩn tổng sản phẩm nội địa (GDP) nhằm đánh giá tiến bộ của một quốc gia; tiếp tục chiến lược tài trợ phát triển bền vững; thông qua khuôn khổ tiến tới sản xuất và tiêu dùng bền vững. Văn bản cuối cùng của Rio+20 cũng tập trung cải thiện bình đẳng giới; thừa nhận tầm quan trọng của cam kết tự nguyện về phát triển bền vững; nhấn mạnh nhu cầu tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và hội nhập khoa học vào chính sách.
Góp 175 tỉ USD cho phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững
Ngay trong ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị, đã có 8 ngân hàng phát triển đa phương (gồm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Phát triển châu Phi, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, Ngân hàng Phát triển Mỹ Latinh, Ngân hàng Phát triển và Tái thiết châu Âu, Ngân hàng Đầu tư châu Âu và Ngân hàng Phát triển Hồi giáo) cam kết góp 175 tỉ USD cho phát triển các hệ thống giao thông vận tải bền vững. Phát biểu trước báo giới tại Rio de Janeiro, ông Haruhiko Kuroda, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thay mặt cho nhóm 8 ngân hàng phát triển đa phương nêu rõ, mặc dù ngành giao thông vận tải có tầm quan trọng lớn và đóng góp tới 5-10% vào GDP ở hầu hết các quốc gia nhưng đến nay ngành này gần như bị bỏ quên trong chương trình phát triển bền vững toàn cầu. Chính vì vậy, các ngân hàng phát triển đa phương cam kết phát triển và thực hiện nhiều hơn các giải pháp có thể tiếp cận, giá cả phải chăng, an toàn và thân thiện với môi trường.
Bảo đảm sức khỏe con người là trung tâm của phát triển bền vững
Trong báo cáo đưa ra tại Hội nghị Rio+20, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, hiện có 150 triệu người trên thế giới hằng năm rơi vào tình trạng nợ nần nghiêm trọng do bệnh tật phải sử dụng các dịch vụ y tế và 100 triệu người bị đẩy vào cảnh cùng khổ cũng vì những lý do này. Vì vậy, bảo vệ con người trước những chi phí mang tính thảm họa và bảo đảm người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu, thông qua phổ cập các dịch vụ này phải là nhân tố cơ bản của mọi chiến lược giảm đói nghèo và xây dựng xã hội thịnh vượng. Do đó, tại Hội nghị Rio+20, Liên hợp quốc đã ra tuyên bố khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa sức khỏe con người và phát triển bền vững, trong đó sức khỏe tốt của con người trên hành tinh sẽ góp phần quan trọng giúp thế giới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Ngược lại, phát triển bền vững sẽ mang lại những lợi ích cho sức khỏe.
Tuyên bố của WHO nhấn mạnh, môi trường lành mạnh là điều kiện tiên quyết để sức khỏe tốt, trong đó giảm ô nhiễm hóa chất, không khí và nguồn nước có thể giảm 25% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Các chính sách năng lượng sạch có thể giảm 50% số trẻ em chết vì bệnh viêm phổi và giảm 1 triệu người chết hàng năm vì bệnh phổi mãn tính do ô nhiễm không khí trong nhà, cải thiện sức khỏe của hơn 3 tỉ người sống ở các nước nghèo nhất thế giới. Tại Hội nghị Rio+20 lần này, các nhà lãnh đạo thế giới đều nhấn mạnh: các nước cần phải hành động quyết liệt hơn để bảo vệ môi trường. Phát biểu tại phiên họp toàn thể, Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff cho rằng, thế giới cần có những hành động mau lẹ nhằm giảm nhẹ những thiệt hại về môi trường. Nếu không có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt. Bởi môi trường sạch và sức khỏe con người là thước đo tác động của các chính sách phát triển bền vững.
Cam kết chi 513 tỉ USD cho phát triển bền vững
Tại Hội nghị Rio+20, lãnh đạo các nước tham dự cam kết dành khoảng 513 tỉ USD để thúc đẩy phát triển bền vững trên toàn cầu. Trong số tiền này có 323 tỉ USD sẽ được dành cho sáng kiến "Năng lượng bền vững cho tất cả" do Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề xuất để thế giới đạt được sự tiếp cận phổ cập các nguồn năng lượng bền vững vào năm 2030. Ngoài ra, Hội nghị Rio+20 cũng đưa ra một loạt cam kết, bao gồm trồng 100 triệu cây xanh, trao quyền cho 5.000 nữ doanh nhân trong các doanh nghiệp kinh tế xanh ở châu Phi, mỗi năm tái chế 800.000 tấn nhựa PVC - một trong những loại chất dẻo được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Cam kết về sức khỏe sinh sản, kế họach hóa gia đình và trao quyền cho thanh niên và phụ nữ
Tại Hội nghị Rio+20, các nước thành viên Liên hợp quốc đã thông báo đổi mới cam kết và các thỏa thuận về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trao quyền cho thanh niên và phụ nữ. Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Tổng Thư ký Rio+20 Sha Zukang nhấn mạnh, trong nội dung cam kết và các thỏa thuận của các nước thành viên Liên hợp quốc có cam kết đáp ứng nhu cầu được đáp ứng các dịch vụ bảo đảm sức khỏe sinh sản; sức khỏe tình dục; kế hoạch hóa gia đình; hòa nhập sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục vào các chiến lược cũng như chương trình phát triển quốc gia; cam kết giảm tử vong của bà mẹ và trẻ em; tăng cường sức khỏe phụ nữ, nam giới, thanh niên, trẻ em; thực hiện đầy đủ bình đẳng giới, bảo vệ các quyền của phụ nữ, nam giới, trẻ em và thanh niên trong việc kiểm soát và quyết định tự do và có trách nhiệm các vấn đề liên quan đến giới bao gồm tiếp cận sức khỏe sinh sản và tình dục; chống phân biệt đối xử và bạo hành v.v..
Xóa đói nghèo - yếu tố quan trọng của phát triển bền vững
Tuyên bố chung thông qua tại Hội nghị Rio+20 khẳng định, không thể phát triển bền vững chừng nào thế giới còn đói nghèo và cùng khổ. Tuyên bố cho rằng, việc sử dụng các phương pháp không gây hại đến tương lai cuộc sống trên hành tinh và loại trừ nghèo đói vẫn trong khả năng của nhân loại. Thế giới hiện có 1,3 tỉ người sống cùng khổ; 900 triệu người thường xuyên thiếu dinh dưỡng; 1 tỉ người thường xuyên thiếu vitamin và khoáng chất. Điều đó là nguyên nhân khiến cho trẻ em không thể phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ. Do đó, Hội nghị Rio+20 là “cơ hội vàng” để hòa nhập các chương trình nghị sự về an ninh lương thực và phát triển bền vững nhằm xây dựng tương lai mà nhân loại mong muốn, loại trừ đói nghèo thông qua thúc đẩy quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích phổ quát xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Khởi động Sáng kiến giáo dục đại học mới vì phát triển bền vững
Bên lề Hội nghị Rio+20, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã phát động Sáng kiến giáo dục đại học mới vì sự phát triển bền vững. Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova khẳng định, giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong quá trình trao quyền đổi mới và cải tổ cho tất cả phụ nữ cũng như nam giới trên toàn cầu. Các trường đại học phải phục vụ xã hội tốt hơn, phải thúc đẩy sự đổi mới của các giải pháp phát triển bền vững. Đây là sứ mệnh đạo đức của các trường đại học trong thế kỷ XXI để hiểu biết tốt hơn và phục vụ thế giới tốt hơn, đào tạo các nhà lãnh đạo mới cho xã hội xanh, xây dựng nền tảng bền vững cho quyền công dân mới. Bà Irina Bokova nhấn mạnh, chỉ có thể phát triển bền vững khi các thế hệ hiện nay và tương lai được trao quyền lãnh đạo, xây dựng nó. Vì vậy, thanh niên phải được quyền tiếp cận lớn hơn giáo dục đại học.
Bà Elisabeth Thompson, Điều phối viên của Hội nghị Rio+20, nêu rõ sự cần thiết phải đưa yếu tố bền vững vào tiêu chuẩn xếp loại các trường đại học trong tương lai vì giáo dục ở vị trí trung tâm của chương trình nghị sự lần này. Theo bà Elisabeth Thompson, sinh viên không chỉ là đối tượng nhận giáo dục đơn thuần mà phải được coi là nhân tố then chốt của sự đổi mới và thay đổi. Tại Lễ phát động Sáng kiến giáo dục đại học mới vì phát triển bền vững, các nhà lãnh đạo giáo dục đại học trên thế giới đã ký Tuyên bố về sáng kiến này, nhấn mạnh việc đưa vào chương trình giảng dạy đại học các khái niệm phát triển bền vững; khuyến khích nghiên cứu các vấn đề phát triển bền vững; xây dựng các khuôn viên đại học xanh; hỗ trợ tính bền vững của các địa phương và chia sẻ kết quả với cộng đồng quốc tế.
Thông qua chương trình nghị sự đô thị toàn cầu
Tại Hội nghị Rio+20, các nhà lãnh đạo tham dự đã thông qua Chương trình nghị sự đô thị toàn cầu và Chương trình nghị sự về định cư con người của Liên hợp quốc, trong đó chính thức thừa nhận vai trò quan trọng của các thành phố trong phát triển bền vững. Các nhà lãnh đạo các nước thành viên Liên hợp quốc khẳng định, các thành phố có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường nếu được thiết kế và định hướng tốt. Lãnh đạo các nước cam kết thúc đẩy các chính sách phát triển bền vững nhằm hỗ trợ các dịch vụ xã hội và nhà ở phổ thông; xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em, thanh niên, phụ nữ, người già, người tàn tật; hệ thống vận tải, năng lượng bền vững và khả thi; thúc đẩy, bảo vệ và phục hồi không gian đô thị xanh, an toàn, nguồn nước sạch và các điều kiện vệ sinh, chất lượng không khí lành mạnh, tạo việc làm, quản lý tốt hơn chất thải.
Liên hợp quốc phát động Sáng kiến toàn cầu "Thách thức không còn đói nghèo"
Tại Hội nghị Rio+20, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã phát động Sáng kiến toàn cầu "Thách thức không còn đói nghèo", trong đó kêu gọi các nước phấn đấu tiến tới một thế giới trong đó mọi người đều được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết và các hệ thống lương thực đều vận hành hiệu quả và khả thi. Việc thúc đẩy sáng kiến toàn cầu này sẽ đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và bảo vệ môi trường, nuôi dưỡng hòa bình và ổn định. Trong một thế giới sung túc sẽ không một cá nhân nào phải chịu đói nghèo. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi những người nông dân, các nhà kinh doanh, các nhà khoa học, xã hội dân sự và người tiêu dùng cùng tham gia sáng kiến mới này của Liên hợp quốc bằng các nỗ lực thực hiện các cam kết và nỗ lực tập thể cùng loại trừ nghèo đói trên toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã nêu lên 5 mục tiêu chính của Sáng kiến bao gồm: (1) 100% người dân được thụ hưởng lương thực phù hợp quanh năm; (2) chấm dứt nạn thiếu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh; (3) tất cả hệ thống lương thực đều bền vững; (4) nâng cao mức tăng trưởng kinh tế bằng việc tăng năng suất và tăng thu nhập của các cá nhân, đặc biệt là phụ nữ; (5) không còn lãng phí lương thực.
Tham gia của Việt Nam tại Hội nghị Rio+20
Phát biểu tham luận tại Hội nghị Rio+20, Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh những đóng góp của Việt Nam về phát triển bền vững trong 10 năm qua và bày tỏ quan điểm của nhà nước ta về vấn đề này trong tương lai, theo đó Chính phủ Việt Nam coi phát triển bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển quốc gia hiện tại và trong tương lai.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới những hỗ trợ và hợp tác của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc đã cùng với những nỗ lực to lớn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đã từng được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, trong 20 năm qua, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng trưởng trung bình hằng năm 7,41%. Việt Nam đã chuyển từ nhóm các nước có thu nhập thấp sang nhóm các nước có thu nhập trung bình, trong đó thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 150 USD (năm 1992) lên 1.300 USD (năm 2011); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 11,76% vào năm 2011. Việt Nam cũng đã đạt được phổ cập tiểu học vào năm 2000; phổ cập trung học vào năm 2010 và hiện đang thực hiện phổ cập mẫu giáo cho trẻ em độ tuổi 5 tuổi và sẽ hoàn thành mục tiêu này vào năm 2015.
Đến năm 2011, tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam được sử dụng nước sạch đạt 92%, trong khi 95% hộ gia đình nông dân có điện và 63% dân số có bảo hiểm y tế; tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đạt gần 74 tuổi. Theo Chỉ số hạnh phúc hành tinh (HPI) vừa được Tổ chức kinh tế mới công bố ngày 14-6-2012, Việt Nam đứng thứ 2 trong số 151 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, từ thực tế trên có thể thấy, mặc dù với năng suất lao động chưa cao nhưng Việt Nam vẫn thực hiện thành công chính sách phát triển bền vững.
Bày tỏ quan điểm về các vấn đề phát triển bền vững toàn cầu hiện nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhận định, Hội nghị Rio+20 lần này có ý nghĩa lịch sử và là một cơ hội cho các quốc gia trên toàn thế giới tái khẳng định cam kết cũng như đưa ra các quyết định chính trị mới và những nỗ lực toàn cầu cho phát triển bền vững, tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khuyến nghị Liên hợp quốc cần xác định tập hợp các mục tiêu phát triển bền vững hướng tới 2020-2030 và thành lập một cơ chế giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài ra, việc phát triển nền kinh tế xanh với mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng và tài nguyên, nhanh chóng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu v.v.. cũng là những vấn đề đáng quan tâm.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Liên hợp quốc nên thiết lập các trung tâm kinh tế xanh tại các khu vực trên thế giới có nhiệm vụ cập nhật các chỉ số của các nước trong khu vực, cung cấp các dịch vụ tư vấn xây dựng chính sách và thực hành tốt nhất cho các quốc gia, lập báo cáo hằng năm về kinh tế xanh. Riêng đối với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam sẵn sàng phối hợp với các nước ASEAN và Liên hợp quốc để thiết lập Trung tâm khu vực về kinh tế xanh tại Việt Nam và chia sẻ 50% chi phí họat động của Trung tâm này. Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng kiến nghị các biện pháp cơ cấu lại và củng cố các cơ quan của Liên hợp quốc nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam kêu gọi Liên hợp quốc thiết lập hệ thống đối phó với mực nước biển dâng một cách nhanh chóng và có hiệu quả, trên cơ sở kết hợp các kiến thức và công nghệ cũng như nguồn lực của các quốc gia phát triển và các nước đang phát triển./.
Diễn ra vào thời điểm thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn như khủng hoảng kinh tế, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đa dạng sinh học suy giảm và các hệ sinh thái tự nhiên suy thoái, Hội nghị Rio+20 có ý nghĩa xuyên thế kỷ và được đánh giá là “cơ hội vàng” để cộng đồng quốc tế định hướng chính sách và hành động thúc đẩy cho sự phát triển bền vững. Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh, Rio+20 là cơ hội chỉ có một lần trong một thế hệ con người để hướng thế giới vào con đường phát triển bền vững và phổ quát, trong đó các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và phúc lợi được cân bằng.
Các đại biểu tham gia Hội nghị thượng đỉnh Rio+20 ở Rio de Janeiro, Brazil |
Với chủ đề "Tương lai mà chúng ta mong muốn” (The Future We Want), các cuộc thảo luận chính thức của Hội nghị đã tập trung bàn thảo vào các nội dung cải thiện khuôn khổ thể chế để phát triển bền vững và nền kinh tế xanh; các mục tiêu cũng như các chỉ số mới về phát triển bền vững; đổi mới phương thức tài trợ và các biện pháp nhằm nhanh chóng loại bỏ các mô hình sản xuất và tiêu dùng không bền vững. Hội nghị nhấn mạnh 7 lĩnh vực cần ưu tiên quan tâm để phát triển bền vững, gồm (1) việc làm; (2) năng lượng; (3) thành phố; (4); an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững; (5) nước; (6) đại dương và (7) khả năng sẵn sàng đối phó các thảm họa thiên tai.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho biết, đã có gần 700 cam kết chính trị mạnh mẽ của các chính phủ các nước thành viên Liên hợp quốc, khu vực kinh tế tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế khác được đưa ra. Kết thúc Hội nghị Rio+20, các nhà lãnh đạo thế giới đã đạt được sự đồng thuận về Văn bản chính trị cuối cùng mang tên "Vì tương lai chúng ta mong muốn", kêu gọi thế giới thực hiện hàng loạt hành động như bắt đầu quá trình thiết lập các mục tiêu phát triển bền vững; cụ thể hóa phương thức nền kinh tế xanh có thể được sử dụng như một công cụ để phát triển bền vững; thúc đẩy các biện pháp giám sát sự bền vững của các công ty; thực hiện các tiêu chuẩn ngoài tiêu chuẩn tổng sản phẩm nội địa (GDP) nhằm đánh giá tiến bộ của một quốc gia; tiếp tục chiến lược tài trợ phát triển bền vững; thông qua khuôn khổ tiến tới sản xuất và tiêu dùng bền vững. Văn bản cuối cùng của Rio+20 cũng tập trung cải thiện bình đẳng giới; thừa nhận tầm quan trọng của cam kết tự nguyện về phát triển bền vững; nhấn mạnh nhu cầu tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và hội nhập khoa học vào chính sách.
Góp 175 tỉ USD cho phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững
Ngay trong ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị, đã có 8 ngân hàng phát triển đa phương (gồm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Phát triển châu Phi, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, Ngân hàng Phát triển Mỹ Latinh, Ngân hàng Phát triển và Tái thiết châu Âu, Ngân hàng Đầu tư châu Âu và Ngân hàng Phát triển Hồi giáo) cam kết góp 175 tỉ USD cho phát triển các hệ thống giao thông vận tải bền vững. Phát biểu trước báo giới tại Rio de Janeiro, ông Haruhiko Kuroda, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thay mặt cho nhóm 8 ngân hàng phát triển đa phương nêu rõ, mặc dù ngành giao thông vận tải có tầm quan trọng lớn và đóng góp tới 5-10% vào GDP ở hầu hết các quốc gia nhưng đến nay ngành này gần như bị bỏ quên trong chương trình phát triển bền vững toàn cầu. Chính vì vậy, các ngân hàng phát triển đa phương cam kết phát triển và thực hiện nhiều hơn các giải pháp có thể tiếp cận, giá cả phải chăng, an toàn và thân thiện với môi trường.
Bảo đảm sức khỏe con người là trung tâm của phát triển bền vững
Trong báo cáo đưa ra tại Hội nghị Rio+20, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, hiện có 150 triệu người trên thế giới hằng năm rơi vào tình trạng nợ nần nghiêm trọng do bệnh tật phải sử dụng các dịch vụ y tế và 100 triệu người bị đẩy vào cảnh cùng khổ cũng vì những lý do này. Vì vậy, bảo vệ con người trước những chi phí mang tính thảm họa và bảo đảm người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu, thông qua phổ cập các dịch vụ này phải là nhân tố cơ bản của mọi chiến lược giảm đói nghèo và xây dựng xã hội thịnh vượng. Do đó, tại Hội nghị Rio+20, Liên hợp quốc đã ra tuyên bố khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa sức khỏe con người và phát triển bền vững, trong đó sức khỏe tốt của con người trên hành tinh sẽ góp phần quan trọng giúp thế giới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Ngược lại, phát triển bền vững sẽ mang lại những lợi ích cho sức khỏe.
Tuyên bố của WHO nhấn mạnh, môi trường lành mạnh là điều kiện tiên quyết để sức khỏe tốt, trong đó giảm ô nhiễm hóa chất, không khí và nguồn nước có thể giảm 25% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Các chính sách năng lượng sạch có thể giảm 50% số trẻ em chết vì bệnh viêm phổi và giảm 1 triệu người chết hàng năm vì bệnh phổi mãn tính do ô nhiễm không khí trong nhà, cải thiện sức khỏe của hơn 3 tỉ người sống ở các nước nghèo nhất thế giới. Tại Hội nghị Rio+20 lần này, các nhà lãnh đạo thế giới đều nhấn mạnh: các nước cần phải hành động quyết liệt hơn để bảo vệ môi trường. Phát biểu tại phiên họp toàn thể, Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff cho rằng, thế giới cần có những hành động mau lẹ nhằm giảm nhẹ những thiệt hại về môi trường. Nếu không có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt. Bởi môi trường sạch và sức khỏe con người là thước đo tác động của các chính sách phát triển bền vững.
Cam kết chi 513 tỉ USD cho phát triển bền vững
Tại Hội nghị Rio+20, lãnh đạo các nước tham dự cam kết dành khoảng 513 tỉ USD để thúc đẩy phát triển bền vững trên toàn cầu. Trong số tiền này có 323 tỉ USD sẽ được dành cho sáng kiến "Năng lượng bền vững cho tất cả" do Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề xuất để thế giới đạt được sự tiếp cận phổ cập các nguồn năng lượng bền vững vào năm 2030. Ngoài ra, Hội nghị Rio+20 cũng đưa ra một loạt cam kết, bao gồm trồng 100 triệu cây xanh, trao quyền cho 5.000 nữ doanh nhân trong các doanh nghiệp kinh tế xanh ở châu Phi, mỗi năm tái chế 800.000 tấn nhựa PVC - một trong những loại chất dẻo được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Cam kết về sức khỏe sinh sản, kế họach hóa gia đình và trao quyền cho thanh niên và phụ nữ
Tại Hội nghị Rio+20, các nước thành viên Liên hợp quốc đã thông báo đổi mới cam kết và các thỏa thuận về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trao quyền cho thanh niên và phụ nữ. Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Tổng Thư ký Rio+20 Sha Zukang nhấn mạnh, trong nội dung cam kết và các thỏa thuận của các nước thành viên Liên hợp quốc có cam kết đáp ứng nhu cầu được đáp ứng các dịch vụ bảo đảm sức khỏe sinh sản; sức khỏe tình dục; kế hoạch hóa gia đình; hòa nhập sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục vào các chiến lược cũng như chương trình phát triển quốc gia; cam kết giảm tử vong của bà mẹ và trẻ em; tăng cường sức khỏe phụ nữ, nam giới, thanh niên, trẻ em; thực hiện đầy đủ bình đẳng giới, bảo vệ các quyền của phụ nữ, nam giới, trẻ em và thanh niên trong việc kiểm soát và quyết định tự do và có trách nhiệm các vấn đề liên quan đến giới bao gồm tiếp cận sức khỏe sinh sản và tình dục; chống phân biệt đối xử và bạo hành v.v..
Xóa đói nghèo - yếu tố quan trọng của phát triển bền vững
Tuyên bố chung thông qua tại Hội nghị Rio+20 khẳng định, không thể phát triển bền vững chừng nào thế giới còn đói nghèo và cùng khổ. Tuyên bố cho rằng, việc sử dụng các phương pháp không gây hại đến tương lai cuộc sống trên hành tinh và loại trừ nghèo đói vẫn trong khả năng của nhân loại. Thế giới hiện có 1,3 tỉ người sống cùng khổ; 900 triệu người thường xuyên thiếu dinh dưỡng; 1 tỉ người thường xuyên thiếu vitamin và khoáng chất. Điều đó là nguyên nhân khiến cho trẻ em không thể phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ. Do đó, Hội nghị Rio+20 là “cơ hội vàng” để hòa nhập các chương trình nghị sự về an ninh lương thực và phát triển bền vững nhằm xây dựng tương lai mà nhân loại mong muốn, loại trừ đói nghèo thông qua thúc đẩy quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích phổ quát xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Khởi động Sáng kiến giáo dục đại học mới vì phát triển bền vững
Bên lề Hội nghị Rio+20, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã phát động Sáng kiến giáo dục đại học mới vì sự phát triển bền vững. Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova khẳng định, giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong quá trình trao quyền đổi mới và cải tổ cho tất cả phụ nữ cũng như nam giới trên toàn cầu. Các trường đại học phải phục vụ xã hội tốt hơn, phải thúc đẩy sự đổi mới của các giải pháp phát triển bền vững. Đây là sứ mệnh đạo đức của các trường đại học trong thế kỷ XXI để hiểu biết tốt hơn và phục vụ thế giới tốt hơn, đào tạo các nhà lãnh đạo mới cho xã hội xanh, xây dựng nền tảng bền vững cho quyền công dân mới. Bà Irina Bokova nhấn mạnh, chỉ có thể phát triển bền vững khi các thế hệ hiện nay và tương lai được trao quyền lãnh đạo, xây dựng nó. Vì vậy, thanh niên phải được quyền tiếp cận lớn hơn giáo dục đại học.
Bà Elisabeth Thompson, Điều phối viên của Hội nghị Rio+20, nêu rõ sự cần thiết phải đưa yếu tố bền vững vào tiêu chuẩn xếp loại các trường đại học trong tương lai vì giáo dục ở vị trí trung tâm của chương trình nghị sự lần này. Theo bà Elisabeth Thompson, sinh viên không chỉ là đối tượng nhận giáo dục đơn thuần mà phải được coi là nhân tố then chốt của sự đổi mới và thay đổi. Tại Lễ phát động Sáng kiến giáo dục đại học mới vì phát triển bền vững, các nhà lãnh đạo giáo dục đại học trên thế giới đã ký Tuyên bố về sáng kiến này, nhấn mạnh việc đưa vào chương trình giảng dạy đại học các khái niệm phát triển bền vững; khuyến khích nghiên cứu các vấn đề phát triển bền vững; xây dựng các khuôn viên đại học xanh; hỗ trợ tính bền vững của các địa phương và chia sẻ kết quả với cộng đồng quốc tế.
Thông qua chương trình nghị sự đô thị toàn cầu
Tại Hội nghị Rio+20, các nhà lãnh đạo tham dự đã thông qua Chương trình nghị sự đô thị toàn cầu và Chương trình nghị sự về định cư con người của Liên hợp quốc, trong đó chính thức thừa nhận vai trò quan trọng của các thành phố trong phát triển bền vững. Các nhà lãnh đạo các nước thành viên Liên hợp quốc khẳng định, các thành phố có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường nếu được thiết kế và định hướng tốt. Lãnh đạo các nước cam kết thúc đẩy các chính sách phát triển bền vững nhằm hỗ trợ các dịch vụ xã hội và nhà ở phổ thông; xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em, thanh niên, phụ nữ, người già, người tàn tật; hệ thống vận tải, năng lượng bền vững và khả thi; thúc đẩy, bảo vệ và phục hồi không gian đô thị xanh, an toàn, nguồn nước sạch và các điều kiện vệ sinh, chất lượng không khí lành mạnh, tạo việc làm, quản lý tốt hơn chất thải.
Liên hợp quốc phát động Sáng kiến toàn cầu "Thách thức không còn đói nghèo"
Tại Hội nghị Rio+20, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã phát động Sáng kiến toàn cầu "Thách thức không còn đói nghèo", trong đó kêu gọi các nước phấn đấu tiến tới một thế giới trong đó mọi người đều được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết và các hệ thống lương thực đều vận hành hiệu quả và khả thi. Việc thúc đẩy sáng kiến toàn cầu này sẽ đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và bảo vệ môi trường, nuôi dưỡng hòa bình và ổn định. Trong một thế giới sung túc sẽ không một cá nhân nào phải chịu đói nghèo. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi những người nông dân, các nhà kinh doanh, các nhà khoa học, xã hội dân sự và người tiêu dùng cùng tham gia sáng kiến mới này của Liên hợp quốc bằng các nỗ lực thực hiện các cam kết và nỗ lực tập thể cùng loại trừ nghèo đói trên toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã nêu lên 5 mục tiêu chính của Sáng kiến bao gồm: (1) 100% người dân được thụ hưởng lương thực phù hợp quanh năm; (2) chấm dứt nạn thiếu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh; (3) tất cả hệ thống lương thực đều bền vững; (4) nâng cao mức tăng trưởng kinh tế bằng việc tăng năng suất và tăng thu nhập của các cá nhân, đặc biệt là phụ nữ; (5) không còn lãng phí lương thực.
Tham gia của Việt Nam tại Hội nghị Rio+20
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Rio+20 |
Phát biểu tham luận tại Hội nghị Rio+20, Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh những đóng góp của Việt Nam về phát triển bền vững trong 10 năm qua và bày tỏ quan điểm của nhà nước ta về vấn đề này trong tương lai, theo đó Chính phủ Việt Nam coi phát triển bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển quốc gia hiện tại và trong tương lai.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới những hỗ trợ và hợp tác của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc đã cùng với những nỗ lực to lớn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đã từng được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, trong 20 năm qua, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng trưởng trung bình hằng năm 7,41%. Việt Nam đã chuyển từ nhóm các nước có thu nhập thấp sang nhóm các nước có thu nhập trung bình, trong đó thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 150 USD (năm 1992) lên 1.300 USD (năm 2011); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 11,76% vào năm 2011. Việt Nam cũng đã đạt được phổ cập tiểu học vào năm 2000; phổ cập trung học vào năm 2010 và hiện đang thực hiện phổ cập mẫu giáo cho trẻ em độ tuổi 5 tuổi và sẽ hoàn thành mục tiêu này vào năm 2015.
Đến năm 2011, tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam được sử dụng nước sạch đạt 92%, trong khi 95% hộ gia đình nông dân có điện và 63% dân số có bảo hiểm y tế; tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đạt gần 74 tuổi. Theo Chỉ số hạnh phúc hành tinh (HPI) vừa được Tổ chức kinh tế mới công bố ngày 14-6-2012, Việt Nam đứng thứ 2 trong số 151 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, từ thực tế trên có thể thấy, mặc dù với năng suất lao động chưa cao nhưng Việt Nam vẫn thực hiện thành công chính sách phát triển bền vững.
Bày tỏ quan điểm về các vấn đề phát triển bền vững toàn cầu hiện nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhận định, Hội nghị Rio+20 lần này có ý nghĩa lịch sử và là một cơ hội cho các quốc gia trên toàn thế giới tái khẳng định cam kết cũng như đưa ra các quyết định chính trị mới và những nỗ lực toàn cầu cho phát triển bền vững, tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khuyến nghị Liên hợp quốc cần xác định tập hợp các mục tiêu phát triển bền vững hướng tới 2020-2030 và thành lập một cơ chế giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài ra, việc phát triển nền kinh tế xanh với mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng và tài nguyên, nhanh chóng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu v.v.. cũng là những vấn đề đáng quan tâm.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Liên hợp quốc nên thiết lập các trung tâm kinh tế xanh tại các khu vực trên thế giới có nhiệm vụ cập nhật các chỉ số của các nước trong khu vực, cung cấp các dịch vụ tư vấn xây dựng chính sách và thực hành tốt nhất cho các quốc gia, lập báo cáo hằng năm về kinh tế xanh. Riêng đối với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam sẵn sàng phối hợp với các nước ASEAN và Liên hợp quốc để thiết lập Trung tâm khu vực về kinh tế xanh tại Việt Nam và chia sẻ 50% chi phí họat động của Trung tâm này. Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng kiến nghị các biện pháp cơ cấu lại và củng cố các cơ quan của Liên hợp quốc nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam kêu gọi Liên hợp quốc thiết lập hệ thống đối phó với mực nước biển dâng một cách nhanh chóng và có hiệu quả, trên cơ sở kết hợp các kiến thức và công nghệ cũng như nguồn lực của các quốc gia phát triển và các nước đang phát triển./.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII  (26/06/2012)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kiểm tra đột xuất các địa phương có tai nạn giao thông tăng cao  (26/06/2012)
Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông  (26/06/2012)
Việt Nam tham dự Cuộc họp lần thứ 17 Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị ở châu Á  (26/06/2012)
Tây Ban Nha chính thức đề nghị cứu trợ ngân hàng  (26/06/2012)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên