Khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trong xây dựng, phát triển Thủ đô
TCCS - Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam và nét đẹp thanh lịch, đảm đang của phụ nữ Hà Nội, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị thế vững chắc và có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước. Phụ nữ không chỉ làm tốt vai trò không thể thay thế của người vợ, người mẹ, người tổ chức, chăm lo cuộc sống, giữ lửa trong gia đình, bảo đảm sự yên ấm của từng tế bào xã hội, mà họ còn đồng thời đóng góp gần một nửa lực lượng lao động, có mặt trong mọi ngành nghề, trên mọi địa bàn.
Từ ngàn xưa, những câu ca dao, tục ngữ của Việt Nam ca ngợi giá trị của người phụ nữ trong gia đình vẫn luôn được giữ gìn, trao truyền và phát triển qua nhiều thế hệ, như: "phúc đức tại mẫu", "của chồng công vợ", “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”... Gia đình được coi là “tế bào của xã hội” thì người phụ nữ chính là “hạt nhân” của tế bào đó. Thực tiễn cho thấy, để xây dựng một gia đình hạnh phúc, phải bắt đầu từ người phụ nữ. Ảnh hưởng của người phụ nữ không chỉ tác động mà còn quyết định đến hầu hết các mặt trong cuộc sống gia đình.
Với vai trò làm vợ, người phụ nữ luôn chia sẻ, hỗ trợ, là bạn đồng hành, là hậu phương vững chắc, đồng cam cộng khổ cùng chồng xây dựng cuộc sống. Với thiên chức làm mẹ, người phụ nữ sinh con và giữ vai trò chủ đạo trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái. Việc làm này là cả một quá trình vất vả, chông gai nhưng cũng là niềm hạnh phúc to lớn đối với mỗi người phụ nữ. Họ không chỉ giữ vai trò chủ đạo trong việc tề gia nội trợ, không chỉ là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình, chăm lo bữa ăn, giấc ngủ… cho các thành viên trong gia đình, mà người phụ nữ còn là người động viên, giúp đỡ chồng, con vượt qua mọi khó khăn, áp lực trong cuộc sống; là bến đỗ bình an, là chỗ dựa tinh thần cho các thành viên sau những giờ học tập, làm việc vất vả. Không phải tự nhiên mà mọi người cho rằng “đằng sau mỗi một người đàn ông thành đạt là người phụ nữ biết hy sinh”. Đằng sau một gia đình hạnh phúc với những đứa con chăm ngoan, học giỏi, người chồng thành đạt… luôn có một người vợ tảo tần, chịu thương, chịu khó.
Trong xã hội hiện đại, vai trò, hình ảnh của người phụ nữ đối với gia đình vẫn không thay đổi, thậm chí còn cao hơn trước. Họ khéo léo và tinh tế trong việc điều hòa các mối quan hệ trong gia đình và các mối quan hệ ngoài xã hội, chăm lo xây dựng gia đình "no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh" - tiêu chí xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại. Phụ nữ hiện đại ngày càng được quan tâm, chăm lo phát triển, tạo điều kiện để tham gia trực tiếp toàn bộ các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, xây dựng được chỗ đứng ngày càng bình đẳng, độc lập hơn so với nam giới. Do đó, thời gian họ dành cho gia đình theo đó cũng bị hạn chế hơn.
Chính vì thế, để hoàn thành "sứ mệnh" đặc biệt trong việc xây dựng gia đình, người phụ nữ trong xã hội hiện đại vừa phải tích cực, chủ động học tập, nâng cao trình độ, kiến thức trên mọi lĩnh vực; đồng thời, phải tự xây dựng cho mình tác phong, phong cách làm việc, lao động khoa học, sáng tạo, linh hoạt; phân bổ thời gian hợp lý cho trọn vẹn cả việc nước lẫn việc nhà, cũng như việc chăm sóc bản thân. Đó là điều không hề dễ dàng. Nhưng tiếp nối truyền thống của mình, bằng bản lĩnh, sự sáng tạo và nỗ lực không ngừng, các thế hệ phụ nữ hiện đại vượt qua khó khăn, tỏa sáng trên mọi lĩnh vực, hoàn thành cùng lúc nhiều nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đó là trực tiếp chăm lo xây dựng gia đình ngày càng "no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh" trong thời kỳ mới.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh cho biết, tổng số hội viên phụ nữ thành phố hiện nay hơn 902.000 người, chiếm 50,4% dân số, gần một nửa lực lượng lao động thành phố, tập trung nhiều phụ nữ có trình độ cao. Ở bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào, chị em luôn phát huy truyền thống tốt đẹp, nét tài hoa, thanh lịch của phụ nữ Hà Nội, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ, hăng hái tham gia các phong trào thi đua, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phong trào khởi nghiệp, sáng kiến, sáng tạo, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống Thăng Long - Hà Nội. Trong đó, tỷ lệ nữ tham gia nghiên cứu khoa học, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ trong lao động, sản xuất của lao động nữ ngày càng tăng. Nhiều địa phương, phụ nữ tâm huyết đi đầu trong phát huy làng nghề truyền thống, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, tạo ra thương hiệu sản phẩm mang đậm giá trị văn hóa, được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng, như gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, thêu ren Quất Động, nón làng Chuông...
Thời gian qua, các hoạt động của tổ chức hội không ngừng được đổi mới về nội dung, hình thức theo hướng thiết thực, hiệu quả, tập trung tạo chuyển biến rõ nét từ cơ sở. Các phong trào thi đua, các đề án công tác và nhiệm vụ trọng tâm được xác định trúng, đúng, gắn với nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, địa phương, đơn vị, thực sự đi vào chiều sâu, được triển khai thực hiện có hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phụ nữ, gia đình và cộng đồng. Các cấp Hội không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc và các ngành, đoàn thể, khẳng định vai trò nòng cốt, dẫn dắt phong trào phụ nữ thành phố.
Hàng nghìn sáng kiến, mô hình, việc làm thiết thực, nhân văn đã được triển khai góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Thủ đô xanh, an toàn, thân thiện như cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, lễ hội áo dài hương sắc Tràng An, đoạn đường, tuyến phố phụ nữ tự quản xanh, sạch, đẹp, nở hoa, sân chơi an toàn, “Gia đình tình nguyện, cộng đồng tình nguyện”... Sáng tạo tham gia phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội với các chương trình Đồng hành cùng con, Tuần lễ vàng tiết kiệm vì phụ nữ nghèo, đề án hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp, Ngày hội sáng tạo phụ nữ Thủ đô, “Hà Nội kết nối vươn xa”, quản lý gần 7.000 tỷ đồng giúp hội viên phát triển kinh tế... Đặc biệt, trong tham gia phòng, chống dịch COVID-19, cán bộ, hội viên phụ nữ thành phố tâm huyết, trách nhiệm tích cực ủng hộ, triển khai “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”, “Bếp ăn ấm tình”, “Đi chợ giúp nhau”, “Gian hàng 0 đồng”, “Giọt sữa yêu thương”, “túi thuốc 0 đồng”, chung tay tiêu thụ nông sản... góp phần cùng thành phố thực hiện nhiệm vụ kép, lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”.
Ghi nhận những đóng góp của phụ nữ Thủ đô, tại Đại hội đại biểu phụ nữ Thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã trao Huân chương Lao động Hạng Nhất lần thứ 2 cho Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội khóa XV. Đây là phần thưởng cao quý của Nhà nước, khẳng định sự đóng góp của các tầng lớp phụ nữ và tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố trong thời gian qua luôn đoàn kết, vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Với những thành quả đạt được của phụ nữ Thủ đô trong lao động sản xuất, kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học, thể thao, văn hóa nghệ thuật, giáo dục, y tế... đã khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong đời sống xã hội. Những tấm gương về phụ nữ điển hình “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” hằng năm không ngừng tăng lên, đồng nghĩa với việc địa vị của người phụ nữ ngày càng được khẳng định trong xã hội./.
Tuổi trẻ Thủ đô đổi mới, sáng tạo trong xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và Thành phố sáng tạo  (18/10/2023)
Hà Nội nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế, tiếp tục tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ  (16/10/2023)
Ngành du lịch Hà Nội tăng cường cải cách thủ tục hành chính  (16/10/2023)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay