Petrovietnam: Khi vắc-xin là ưu tiên số 1
TCCS - Việc rất nhiều người lao động trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) chưa được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 khiến công tác sản xuất, kinh doanh, các công trình, nhà máy, dự án của Tập đoàn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức và nguy cơ, trên hết là an toàn, sức khỏe của người lao động đối diện với rủi ro lây nhiễm…
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sáng 25-7-2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nêu rõ nếu dịch bệnh lây lan vào hệ thống cảng biển, cơ sở dầu khí sẽ tác động đến toàn bộ mạng lưới vận tải, logistics của Việt Nam cũng như các hoạt động kinh tế dầu khí của đất nước.
Petrovietnam là doanh nghiệp nhà nước trụ cột của nền kinh tế, quản lý và điều hành nhiều công trình, nhà máy dầu khí trọng điểm, có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực đất nước, đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước và sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát trở lại trong nước thời gian qua, Petrovietnam cùng các đơn vị thành viên đã nỗ lực thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát tốt công tác an toàn, phòng, chống dịch bệnh vừa bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Với sự nỗ lực, quyết tâm thực hiện các giải pháp toàn diện và từ kinh nghiệm trong quản trị điều hành, Petrovietnam đã hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu nhiệm vụ chính được giao trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021; tham gia các hoạt động phòng, chống COVID-19 với tổng số tiền hơn 500 tỷ đồng. Trong bối cảnh nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước bị ảnh hưởng nặng nền bởi đại dịch, những đóng góp của Petrovietnam vào giai đoạn hiện nay có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với ngân sách nhà nước nói riêng, mà còn đối với đời sống xã hội nói chung.
Petrovietnam hiện có hơn 50.000 cán bộ, chuyên gia, công nhân và người lao động. Thời gian qua, nhằm bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người lao động trong mùa dịch, cùng với nhiều giải pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt, điển hình như việc thực hiện nghiêm quy tắc “ba tại chỗ”, “một cung đường hai điểm đến”, Petrovietnam và các đơn vị thành viên cũng tích cực tìm kiếm, đăng ký nguồn vắc-xin ngừa COVID-19 để người lao động sớm được tiêm phòng.
Trước bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, việc nhiều người lao động chưa được tiêm vắc-xin phòng dịch khiến công tác an toàn vận hành, sản xuất tại các giàn khoan, nhà máy, công trình dầu khí của Tập đoàn đang bị tác động, ảnh hưởng, đối diện rủi ro rất lớn. Đặc biệt đối với những công trình dự án lớn, đang trong giai đoạn nước rút như Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 thì tiến độ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân do phải áp dụng các biện pháp giãn cách nên không đáp ứng đủ nhân lực phục vụ công việc; khó khăn trong việc huy động chuyên gia,… Hiện nay trên công trường Dự án có khoảng 1.300 người lao động của các nhà thầu đang làm việc; việc tiếp xúc với nhiều người, nhiều đơn vị tiềm ẩn nguy cơ nhiễm và lây lan dịch bệnh. Nếu xảy ra trường hợp xuất hiện F0 trên công trường, phải phong tỏa, hạn chế đi lại và phải cách ly tập trung nhiều người lao động thì việc vận hành chạy thử, kế hoạch sản xuất thương mại trong cuối năm nay sẽ không thể đạt tiến độ như Chính phủ giao. Tương tự, nếu tình huống xấu xảy ra tại các đơn vị, nhà máy đang vận hành sản xuất, các giàn khoan, công trình biển của Tập đoàn; dù Tập đoàn và các đơn vị luôn tập trung cao độ, cũng như chuẩn bị kỹ các phương án, kịch bản để ứng phó thì hậu quả, thiệt hại vẫn không chỉ dừng lại trong phạm vi doanh nghiệp mà sẽ gây tổn hại khôn lường đối với nền kinh tế.
Cho nên, đối với Tập đoàn, công tác tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 là ưu tiên số 1 để phòng ngừa dịch bệnh, nhằm bảo đảm an toàn, hoạt động sản xuất, kinh doanh thông suốt. Tuy nhiên, đến nay, do nguồn vắc-xin hạn hẹp, nên rất nhiều người lao động chưa được tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Trở lại ví dụ tại Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, Petrovietnam đã rất tích cực làm việc với các bộ, ngành trung ương và các tỉnh Hậu Giang, thành phố Cần Thơ về việc tiêm vắc-xin cho người lao động trên công trường Dự án. Song, đến thời điểm này chỉ có 9 người trong Ban Quản lý dự án được tiêm; trong đó, 5 người được tiêm ở Hậu Giang và 4 người được tiêm ở Hà Nội, số cán bộ, công nhân viên còn lại vẫn chưa có lịch được tiêm phòng, cùng với đó, là hàng nghìn chuyên gia, người lao động đến từ tổng thầu và các nhà thầu phụ…
Nhìn rộng ra, các sản phẩm chiến lược của Petrovietnam như: khí – điện – xăng dầu là “dòng chảy năng lượng”, có người ví von, có thể xem như “mạch máu” của một khu vực, của quốc gia; còn các nhà máy đạm với nhiệm vụ tối quan trọng bảo đảm an ninh lương thực trong tình trạng nguồn cung phân bón đang khan hàng, sốt giá hiện nay. Chính vì vậy, việc bảo vệ các công trình, nhà máy dầu khí lúc này trước sự tấn công của “giặc Covid” chính là bảo vệ các công trình trọng điểm quốc gia. Đồng quan điểm với Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, tại Hội nghị trực tuyến mới đây của thường trực Chính phủ với 27 tỉnh, thành phố phía Nam về những giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn trong phòng, chống dịch COVID-19, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh cho rằng một trong những ưu tiên phòng, chống dịch là bảo đảm an toàn cho hệ thống vận tải biển, cảng biển, hoạt động dầu khí, một số dự án lớn... Đồng chí Phạm Viết Thanh đề nghị có gói vắc-xin phòng COVID-19 cho người lao động đang làm việc tại những khu vực này.
Petrovietnam ý thức rất rõ mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch hiện nay, đồng thời xác định, “chiến dịch” vắc-xin là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Tập đoàn và các đơn vị vẫn đang nỗ lực hàng ngày, chủ động đăng ký tiếp cận các nguồn vắc-xin nhanh nhất, theo nhiều kênh để tạo nguồn vắc-xin cho người lao động toàn Tập đoàn. Song song với việc tổng hợp, phân nhóm các đối tượng ưu tiên tiêm vắc-xin và rà soát các đơn vị có mật độ người lao động đông, Tập đoàn đã lên phương án cung cấp trang thiết bị phù hợp, kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp (máy móc, thiết bị y tế...), bảo đảm an toàn, sức khỏe người lao động, duy trì hoạt động sản xuất trong toàn Tập đoàn được thông suốt, nhằm mục tiêu không để đứt gãy chuỗi sản xuất, tiếp tục duy trì đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước./.
Agribank ủng hộ 52,5 tỷ đồng cho 22 tỉnh, thành phố trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19  (26/07/2021)
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Tận dụng tối đa “thời gian vàng”, đưa Hà Nội trở lại trạng thái bình thường mới  (23/07/2021)
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Tận dụng tối đa “thời gian vàng”, đưa Hà Nội trở lại trạng thái bình thường mới  (23/07/2021)
Thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19  (23/07/2021)
Petrovietnam chủ động, linh hoạt, sáng tạo để thực hiện “mục tiêu kép”  (23/07/2021)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên