Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận khung mua, bán khí bổ sung cho khu vực Cà Mau với Công ty Dầu khí Quốc gia Malaysia
Vừa qua, Lễ ký thỏa thuận khung mua bán khí bổ sung cho khu vực Cà Mau - Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Dầu khí Quốc gia Malaysia đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tham dự buổi lễ có đại diện Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương. Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có đồng chí Trần Sỹ Thanh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn; các Thành viên Hội đồng thành viên và Ban Tổng Giám đốc; lãnh đạo các ban chuyên môn, văn phòng Tập đoàn; lãnh đạo các đơn vị: Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP. Về phía Công ty Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) có ông Maliki Kamal Yasin, Phó Tổng Giám đốc; ông Muhammad Zamri Jusoh, Phó Giám đốc Ủy ban Quản lý hoạt động dầu khí và lãnh đạo các Ban chuyên môn tham dự buổi lễ.
Năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã quyết định đầu tư xây dựng dự án cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau với nhu cầu tiêu thụ khí là 2,2 tỷ m3/năm. Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau sử dụng nguồn khí thiên nhiên từ Lô PM3CAA tại khu vực chồng lấn ngoài khơi Việt Nam và Malaysia.
Từ năm 2007 đến nay, nguồn khí cung cấp cho khu vực này bao gồm lượng khí theo quyền nhận của Petrovietnam và lượng khí nhận bù từ Petronas trong Hợp đồng phân chia sản phẩm Lô PM3CAA (PSC PM3CAA). Với sự hợp tác chặt chẽ của Petronas trong việc thực hiện hợp đồng mua bán khí, Petrovietnam luôn được ưu tiên nhận tối đa nhu cầu khí trong mùa khô và được Petronas hỗ trợ nhận giúp lượng khí dư trong mùa mưa. Vì vậy, trong suốt thời gian qua, cụm công nghiệp hiện đại này đã vận hành an toàn, ổn định, không chỉ mang lại hiệu quả đối với Petrovietnam mà còn có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, xã hội của cả khu vực Tây Nam bộ.
Dự kiến từ cuối năm 2019, đầu 2020, sau khi phía Việt Nam lấy hết lượng khí nhận bù từ Petronas, cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau chỉ còn được cung cấp lượng khí theo quyền nhận của phía Việt Nam, vì vậy sẽ thiếu hụt khoảng hơn 1 tỷ m3/năm so với nhu cầu của khu vực này. Vì vậy, cần thiết phải kịp thời có nguồn khí bổ sung cho khu vực Cà Mau để bảo đảm an ninh năng lượng, môi trường đầu tư và xã hội của khu vực Tây Nam bộ nói chung và hiệu quả kinh tế của cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau nói riêng.
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan, Petrovietnam và Petronas đã thống nhất ký thỏa thuận khung mua bán khí bổ sung cho khu vực Cà Mau - Việt Nam với nguồn khí từ quyền nhận của Petronas theo PSC PM3CAA và từ các nguồn khí khác của Malaysia. Trên cơ sở HOA được ký kết vào ngày 15-3-2019, hai bên sẽ tiếp tục triển khai đàm phán Hợp đồng mua bán khí, làm cơ sở thực hiện việc cấp khí bổ sung cho cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau tiếp tục vận hành ổn định, hiệu quả. Vì vậy, việc ký kết thỏa thuận khung không chỉ mang ý nghĩa sống còn của cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau mà còn đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam bộ và đóng góp một phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.
Phát biểu tại Lễ ký kết, đồng chí Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam cảm ơn lãnh đạo Petronas cùng các cơ quan hữu quan phía Malaysia, cũng như các cơ quan, ban, ngành của phía Việt Nam và Tổ đàm phán của hai bên đã trải qua nhiều tháng nỗ lực đàm phán để đi đến việc ký kết hôm nay; khẳng định đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần hiện thực hóa và minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả giữa Petrovietnam và Petronas; đồng thời việc ký kết này cũng là tiền đề quan trọng để hai phía tiếp tục hoàn thiện hợp đồng đầy đủ về việc mua khí bổ sung phục vụ cho hoạt động của cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau. Với truyền thống hợp tác tốt đẹp, cũng như kết quả đạt được trong quá trình đàm phán thỏa thuận khung, Petrovietnam mong muốn thỏa thuận đầy đủ sẽ sớm được ký kết, tốt nhất là vào cuối năm 2019 để có cơ sở triển khai thực hiện vào đầu năm 2020.
Ông Maliki Kamal Yasin, Phó Tổng Giám đốc Petronas cũng đã cảm ơn Tổ đàm phán, sự quan tâm của lãnh đạo 2 nước; đồng thời khẳng định việc ký kết hôm nay là một bước khởi đầu tốt đẹp để 2 Bên tiến đến ký kết các hợp đồng tiếp theo./.
Năm 2019, Thủ tướng giao kế hoạch vốn tín dụng chính sách xã hội là 8%  (19/03/2019)
Hộ cận nghèo, mới thoát nghèo, hộ vay phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi được vay tối đa 100 triệu đồng  (19/03/2019)
Mang về những mùa Xuân yêu thương  (19/03/2019)
Hành động quyết liệt để củng cố niềm tin cho người dân và doanh nghiệp  (18/03/2019)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc tại tỉnh Kon Tum  (18/03/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển