Mục lục Hồ sơ sự kiện số 107 (19-3-2010)
- Công nghệ Nano - “bước đổi” ngoạn mục
Vài năm gần đây, công nghệ Nano được đề cập thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đem lại nhiều hứa hẹn và tiềm năng “đổi đời” cho nhân loại. Ngành công nghệ này cũng mang tới cho con người một nguồn tri thức vô cùng phong phú, cho ra đời nhiều sản phẩm quan trọng với chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ hơn trước nhiều lần như dược phẩm, mỹ phẩm, hóa chất, tơ sợi, con chip vi tính, màn hình, máy bán dẫn, dụng cụ y khoa,…Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang tăng tốc trong cuộc chạy đua phát triển và ứng dụng công nghệ Nano.
*** Vấn đề và bình luận
Nguyễn Tri Thức (thực hiện) - GS.VS Nguyễn Văn Hiệu: Ưu tiên số 1 là công nghệ y học Nano
Có thể coi, ông là vị “tổng chỉ huy” của công nghệ Nano ở Việt Nam, là người khởi xướng, định hướng, động viên, khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực công nghệ mới mẻ, thời sự này của thế giới. Với ông, công nghệ Nano ở Việt Nam nên chọn định hướng làm cho người nghèo hạnh phúc hơn, tiết kiệm nhiều kinh phí cho đất nước, trong đó ưu tiên số 1 là công nghệ y học Nano...
Việt Ân - Công nghệ nano giúp tiêu diệt bệnh ung thư
Công nghệ Nano được hy vọng sẽ làm thay đổi nền y học thế giới. Nó không những tạo ra những bước đột phá trong các thành tựu y học để chữa bệnh cho con người, mà cũng sẽ trở thành một ngành công nghiệp "mỏ vàng" đầy tiềm năng.
Hà Phương - Công nghệ Nano- “trợ thủ” đắc lực cho công nghiệp thực phẩm
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ Nano đã làm phong phú thêm cuộc sống cho nhân loại, công nghệ và vật liệu Nano ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm. Thực phẩm là mặt hàng “đặc biệt”, bởi nó liên quan mật thiết đến sức khỏe con người, vì thế việc ứng dụng công nghệ Nano trong ngành công nghiệp sao cho an toàn đã trở thành vấn đề được các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghệ Nano hết sức quan tâm.
Bạch Mai - Công nghệ Nano: Được và mất
Công nghệ Nano với thế mạnh vượt trội đã tạo ra các chất liệu siêu nhẹ, siêu bền được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Phổ biến là ở lĩnh vực y học và bảo vệ môi trường, nhờ đặc tính kháng khuẩn tốt. Tuy nhiên, có được ắt phải có mất, chính các phân tử Nano lại có thể trở thành hiểm họa đối với môi trường và sức khỏe con người.
*** Bên lề sự kiện
Hữu Kiên - Mỹ - quốc gia tiên phong trong công nghệ Nano
Là một siêu cường vốn đã có vị trí độc tôn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, như một lẽ tất nhiên, Mỹ không ngần ngại thể hiện sự tham vọng giữ vững vai trò thủ lĩnh, đồng thời khẳng định vị trí của mình trong cuộc đua ráo riết công nghệ Nano. Luật Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Nano thế kỷ XXI được Quốc hội Mỹ thông qua tháng 12-2003 đã khẳng định “đảm bảo sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ Nano”
Long Giang - Công nghệ Nano phục vụ người nghèo
Viện Meridian của Mỹ tin rằng, công nghệ Nano có thể đóng góp vào việc thực hiện Những mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (LHQ), hướng tới xóa đói giảm nghèo vào năm 2015. Việc ứng dụng công nghệ Nano sẽ đem lại lợi ích cho người dân nghèo như chẩn đoán và điều trị bệnh, làm sạch nước, khử muối, sản xuất năng lượng bền vững... Công nghệ Nano còn có thể tác động tốt đến an ninh lương thực, như tăng sản lượng hoa màu, giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn...
Minh Phương - Thời trang nano: Xu hướng thời thượng
Martha Parks, chủ cửa hàng thời trang cao cấp Soho cho nữ giới ở Raleigh, New York, Mỹ nói: “Tôi từng là một người sùng bái tuyệt đối các loại lụa, vải lanh, vải cotton, len và cashmere, tôi từng cho rằng đó là những gì tốt nhất con người có thể có, và giờ thì điều đó không còn đúng nữa”. Ông này cho rằng, chất liệu tổng hợp tạo ra nhiều lựa chọn cho các kiểu dáng thiết kế mới hơn là những loại chất liệu sợi truyền thống.
Trung Dũng - Vũ khí Nano- thế mạnh quân sự trong tương lai?
Sự xuất hiện của vũ khí Nano đã làm thay đổi cách nhìn của con người về sự tương quan lực lượng chiến tranh, buộc họ phải nhìn nhận lại mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng trong lĩnh vực quân sự, để hoạt động nghiên cứu và chế tạo vũ khí không còn bó hẹp trong quy mô, số lượng, mà phát triển theo khuynh hướng chất lượng hơn, thông minh hơn. Trong tương lai, trên chiến trường sẽ tồn tại song song hai loại vũ khí: vũ khí có kích thước lớn và vũ khí siêu nhỏ, và một điều có thể khẳng định rằng, loại vũ khi siêu nhỏ hay vũ khí Nano ngày càng chiếm vị trí quan trọng.
Minh Đức - Nano… tham chiến
Những “vũ khí thông minh” mà thế giới đang có vẫn mang kích thước quá lớn. Trong tương lai, vũ khí không chỉ nhỏ hơn, mà ngay cả từng viên đạn cũng có quyền lực như một siêu máy tính. Chúng có thể phân tích hình ảnh thực tế và liên kết với hệ thống điều khiển để nhắm tới mục tiêu với độ chính xác tuyệt đối. Tất cả là nhờ công nghệ Nano.
*** Kinh tế và hội nhập
Phạm Nhẫn - Cạnh tranh trên lĩnh vực công nghiệp quân sự: Lực không bằng thế
Với giá trị 35 tỉ USD, đơn đặt hàng 179 máy bay tiếp nhiên liệu trên không của Bộ Quốc phòng Mỹ được coi là “đơn đặt hàng thế kỷ”. Ai giành được đơn đặt hàng này không chỉ có công ăn việc làm trong thời gian dài, mà còn giành được độc quyền cung cấp loại hàng này cho giới quân sự Mỹ trong tương lai.
*** Cửa sổ nhìn ra thế giới
Trung Kiên - Mỹ - Iran: “Mượn tai” chủ nhà để công kích nhau
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad ngày 10-3-2010 đã tới Kabul (Afghanistan), nơi mà chỉ trước đó 1 ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cũng có chuyến công du. Điều đáng chú ý là cả 2 vị khách này đều “mượn tai” của chủ nhà là Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai để công kích nhau. Ông Gates cáo buộc Iran chơi trò hai mặt với Kabul và hậu thuẫn lực lượng nổi loạn. Đáp lại, Tổng thống Iran khẳng định, NATO không thể đem lại hòa bình cho nơi này…
Hương Ly - Đằng sau cái gọi là “mở rộng NATO nhằm phát triển dân chủ”
Ngày 5-2-2010, Tổng thống Nga D.Medvedev ký Sắc lệnh phê chuẩn Học thuyết quân sự mới của Nga năm 2010, trong đó xác định rõ một trong những nguy cơ đối với an ninh quốc gia của Nga xuất phát từ NATO mở rộng và đang chuyển dần các căn cứ quân sự tới sát biên giới Nga. Trong khi đó, một số nhân vật lãnh đạo NATO lại cho rằng, NATO mở rộng là nhằm “phát triển dân chủ sang phía Đông” và ngày nay, NATO không còn là kẻ thù của nước Nga.
Tiến Trung - Thái Lan trước tương lai bấp bênh
Bất ổn chính trị và xung đột phe phái ở Thái Lan đã kéo dài sang năm thứ 4 và đến nay vẫn chưa có hy vọng chấm dứt. Người dân Thái Lan cũng như dư luận thế giới vẫn chưa quên những hình ảnh náo loạn làm tê liệt sân bay quốc tế Bangkok khi bị lực lượng áo vàng phong tỏa hồi tháng 11-2008, hay Hội nghị cấp cao ASEAN tại Hua Hin tháng 4-2009 bị gián đoạn do sự tấn công của lực lượng áo đỏ. Bức tranh chính trị Thái Lan hầu như không được cải thiện trong hơn 1 năm cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Veijajiva và nay bị đe dọa đẩy lên đỉnh điểm căng thẳng mới. Tình cảnh hỗn loạn đang có nguy cơ lặp lại khi phe áo đỏ đe dọa thực hiện một “cuộc chiến tổng lực” làm rung chuyển chính trường Thái Lan.
Lý Mạc Phù - Kim lòi khỏi bọc
Những gì được che giấu suốt nhiều thập kỷ ở Nhật Bản đã được đưa ra ánh sáng, những gì lâu nay chỉ là lời đồn đại và phỏng đoán, giờ đã được xác nhận: Từ đầu thập kỷ 1960, Nhật Bản đã ký với Mỹ thỏa thuận cho phép tàu chiến của Mỹ mang vũ khí hạt nhân neo đậu ở nhiều hải cảng của Nhật Bản. Thật ra, chuyện ấy vốn rất bình thường giữa các đồng minh với nhau như Nhật Bản và Mỹ, nếu như không có việc “đất nước mặt trời mọc” luôn vẫn quả quyết tuân thủ một nguyên tắc từ sau Thế chiến thứ II là không sở hữu và sản xuất vũ khí hạt nhân, cũng như không cho phép có vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Câu chuyện về vũ khí hạt nhân lại càng nhạy cảm đối với Nhật Bản vì cho tới nay, quốc gia này là nước duy nhất có nơi bị tàn phá bởi bom nguyên tử lại là bom của Mỹ!
*** Văn hóa - xã hội
Đào Trung Hiếu - Giáo sư - Võ sư Ngô Xuân Bính: Cả đời đau đáu giữ gìn di sản tiên tổ
Có thể gọi ông là một người “khổng lồ”, nếu xét theo tầm vóc những điều ông đã làm và cống hiến. Lịch sử di sản của cả một miền đất đã chọn ông, trao cho ông sứ mệnh giữ lửa. Hôm nay, báu vật của tổ tiên Lạc Hồng từng chìm lấp trong trầm tích thời gian, đã bừng sáng lên, rọi tới cả những phương trời xa lắc. Và rồi trong ánh sáng ngọn lửa mà ông thổi bùng lên đó, thế giới chợt kinh ngạc nhận ra Việt Nam, với hun hút một tầng sâu văn hoá. Ông là Giáo sư, Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm nghệ thuật Liên bang Nga, Võ sư chưởng môn Ngô Xuân Bính.
Nguyễn Võ - Để học đi đôi với hành
Lâu nay, các học sinh Việt Nam giành giải các kỳ thi quốc gia, thậm chí giải quốc tế cũng không lấy gì làm lạ. Thế nhưng, việc lần đầu tiên có học sinh Việt Nam giành giải đặc biệt ở một hội nghị tìm kiếm các nhà khoa học trẻ thì có gì đó mới lạ, đáng suy ngẫm về chuyện học đi đôi với hành…
*** Văn học - nghệ thuật
Mỹ An - Ba người phụ nữ làm nên dấu ấn Oscar 2010
Lễ trao giải thưởng điện ảnh Oscar danh giá, kết thúc tối 8-3, đã ghi dấu ấn như đêm Oscar đặc biệt của “những lần đầu tiên”. Nổi bật trong những gương mặt lên nhận tượng vàng Oscar là 3 người phụ nữ, cùng ở độ tuổi ngoài 40, là nữ đạo diễn Kathryn Bigelow, nữ diễn viên Sandra Bullock và ngôi sao da màu MoNique. Họ chính là những người phụ nữ đã làm nên dấu ấn đặc biệt cho đêm hội Oscar 2010.
Lệ Chi - Các tác giả nữ đang “soán ngôi”?
Xã hội hiện đại, chúng ta đang thấy một thực tế: phụ nữ từng bước vươn lên, nắm giữ những vị trí và công việc quan trọng trong xã hội. Trong văn chương, các tác giả nữ cũng tỏ ra không hề thua kém những đấng mày râu. Liệu đó có phải là cuộc “soán ngôi” của các tác giả nữ?
*** Nhân vật với lịch sử
Hải An - Richard Feynman
“Richard Phillips Feynman - nhà vật lý thiên tài người Mỹ trong lĩnh vực Cơ học Lượng tử, một trong những người hình thành nên Điện động học lượng tử, đoạt giải Nobel vật lý năm 1965, là người đã đưa ra dự đoán táo bạo và tài tình về công nghệ Nano, từ năm 1959, trong một bài nói chuyện tại Học viện Công nghệ California (Mỹ)”
*** Tuần trong 5 phút
- Việt Nam
- Thế giới
Một số vấn đề đặt ra đối với công tác tôn giáo ở Tây Nguyên  (18/03/2010)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 809 (3-2010)  (18/03/2010)
Về giám sát cán bộ, công chức, đảng viên nơi cư trú  (18/03/2010)
Thành lập ba Tổng cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  (17/03/2010)
- Hà Nội đẩy mạnh quản trị đô thị, hướng tới một chính quyền đô thị tự chủ, hiệu quả
- Đẩy mạnh liên kết vùng đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Hà Nội
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Xây dựng đội ngũ công chức ở Nhật Bản và một số hàm ý tham chiếu đối với Thủ đô Hà Nội
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên