Đừng tự bịt mắt!
Cuộc họp của chi bộ thôn A hôm nay đông đủ và sôi nổi hơn mọi khi. Sau khi ổn định tổ chức, tuyên bố lý do, lựa chọn thư ký, đồng chí Bí thư thông báo nội dung cuộc họp gồm: thảo luận đóng góp ý kiến vào văn kiện của Trung ương; thông báo thông tin nội bộ; quán triệt nghị quyết của cấp trên; ra nghị quyết lãnh đạo của chi bộ; kiểm điểm trách nhiệm nêu gương của cán bộ chủ trì; giám sát đảng viên theo điểm 2, điều 30, Điều lệ Đảng.
Sau khi chi bộ biểu quyết nhất trí về nội dung và chương trình cuộc họp, đồng chí Bí thư tiếp tục phần việc của mình: “Đi vào nội dung thứ nhất: Thảo luận đóng góp ý kiến vào Dự thảo văn kiện của Ban chấp hành Trung ương khóa XI sẽ trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng ta. Để thảo luận có tập trung, tôi xin gợi ý một số vấn đề…”
Một đồng chí vừa đứng dậy, vừa giơ tay lên: “Tôi xin ý kiến. Thưa đồng chí Bí thư, báo cáo chi bộ, tôi có ý kiến thế này. Như các đồng chí thấy, nội dung cuộc họp của chúng ta hôm nay rất dài. Nếu làm bài bản, đủ nội dung e rằng không kịp. Vậy tôi xin đề xuất, với nội dung thảo luận đóng góp vào văn kiện của Trung ương thì chi bộ cứ cho chủ trương, phương pháp, sau đó giao một đồng chí chịu trách nhiệm nghiên cứu kỹ rồi tổng hợp thành văn bản, coi đó là ý kiến chung của chi bộ để hoàn thiện gửi lên trên, vừa bảo đảm chất lượng, lại có tập trung và đúng thời hạn, ta có điều kiện làm kỹ các nội dung thiết thực còn lại.
Nếu làm cụ thể vừa dài, vừa không thật cần thiết vì Trung ương đã có hẳn Hội đồng lý luận, rồi ban này, tiểu ban kia giúp việc với bao nhiêu giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, toàn những nhà khoa học đầu ngành mới soạn thảo ra văn kiện này. Hỏi chúng ta ngồi đây trình độ thế nào mà thảo luận, biết đóng góp về cái gì, hay cũng chỉ là làm cho có lệ thôi”.
Một cánh tay khác lại giơ lên. “Tôi cơ bản nhất trí với ý kiến vừa nêu, thời gian thì ít, tài liệu lại dài, nội dung thì rộng. Nếu chúng ta thảo luận, muốn góp ý kiến làm rõ, bác bỏ hay bổ sung gì thì lấy số liệu, dẫn chứng ở đâu để thuyết phục Trung ương hay cũng chỉ chung chung “thầy bói xem voi” thôi. Cho nên, theo tôi ta cử vài đồng chí thạo vi tính, tinh thông google lên mạng tìm tin tức liên quan tới vấn đề này, copy về, xào xáo lại là thành ý kiến của ta ngay. Vừa trúng, vừa đúng lại vừa thuyết phục. Chứ giao cho một đồng chí e rằng quá sức”.
Không khí cuộc họp hào hứng hơn, hai ý kiến vừa nêu được bàn tán và thảo luận rất sôi nổi.
Cả phòng họp bỗng dừng lại, mọi ánh mắt đều đổ về một cánh tay từ từ đưa lên xin được phát biểu. “Thưa đồng chí Bí thư, báo cáo chi bộ, vừa rồi hai ý kiến đều đưa ra lý lẽ cụ thể. Còn tôi suy nghĩ thế này.
Nếu xét về tính cần thiết, quan trọng, hẳn việc thảo luận, đóng góp vào Dự thảo văn kiện của Trung ương phải hơn hẳn các nội dung thường ngày, hằng tháng của chi bộ ta. Bởi việc thảo luận này 5 năm mới làm một lần, là thảo luận chủ trương, đường lối của Đảng ta, nói to thì to thật nhưng cũng chính là quốc kế dân sinh, là đời sống hằng ngày của nhân dân, của chính chúng ta.
Nếu nói Trung ương có hẳn Hội đồng lý luận, rồi ban này, tiểu ban kia giúp việc với bao nhiêu giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ toàn những nhà khoa học đầu ngành mới soạn thảo ra văn kiện này mà chúng ta không biết thảo luận gì thì cũng không thật thuyết phục. Thiết nghĩ, cho dù là các nhà khoa học đầu ngành ở trên viết ra “Dự thảo” nhưng chưa hẳn đã phản ánh đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, có thể thiếu cái sôi động của thực tiễn. Còn chúng ta, đúng là thiếu lý luận, nhưng lại thừa thực tiễn sinh động, là người rõ nhất tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Vậy nên, chính việc chúng ta thảo luận, đóng góp ý kiến là đang kéo “Dự thảo” của Trung ương gần với đời sống của nhân nhân. Đó là thứ Trung ương cần ở chúng ta, chứ không phải vài ý kiến theo yêu cầu nhiệm vụ.
Hơn nữa, chúng ta là đảng viên, chi bộ chúng ta như bao chi bộ khác là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là tế bào của Đảng thì phải nhiệt tình tham gia thảo luận với trách nhiệm cao nhất. Đồng thời, chúng ta phải vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức khác nhiệt tình hưởng ứng để Đại hội của Đảng hình thức là đại biểu đi dự mà như hội nghị của toàn dân. Đây là lúc Trung ương cần đôi mắt của nhân dân nhất mà sao lại tự bịt mắt mình rồi trách đường lối, chính sách “trên trời””.
Nói tới đây, đồng chí rụt rè ngồi xuống khi phát hiện ra cả phòng họp đang im phăng phắc, mọi ánh mắt đang đổ dồn về phía mình.
Không ai bảo ai, cả chi bộ đứng dậy, vỗ tay không ngớt, xen vào đó là lời đề nghị: “Hôm nay, ta chỉ làm những nội dung thường ngày, hằng tháng; còn thảo luận “Dự thảo” thì dành hẳn một buổi khác”./.
Công bố báo cáo cập nhật về kinh tế Việt Nam  (21/07/2015)
Quân đội Campuchia khánh thành công trình do Việt Nam viện trợ  (20/07/2015)
Chủ tịch nước tiếp đại sứ chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ công tác  (20/07/2015)
Phê duyệt kịch bản chương trình kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 02-9  (20/07/2015)
Phu nhân Phó Tổng thống Hoa Kỳ thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám  (20/07/2015)
- Đoàn công tác của Tập đoàn Đèo Cả dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất nhận thức và hành động, tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế
- Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm