Về “nêu gương” trong phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh
TCCSĐT - Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thi đua yêu nước là khơi dậy, phát huy tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân vào hành động yêu nước, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành trong công việc hằng ngày. Có nhiều biện pháp để thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước phát triển, trong đó “nêu gương” là biện pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu.
“Nêu gương” vừa khơi nguồn sáng tạo của mỗi tập thể, cá nhân lại vừa tạo ra sức hút, sự lan tỏa của chính phong trào với quần chúng nhân dân. Nhất là với các dân tộc phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(1). “Lấy gương người tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục lớn”(2).
Hiện nay, nhiều phong trào thi đua, cuộc vận động thiết thực ngày càng lớn mạnh, lan tỏa, thấm sâu vào đời sống xã hội bằng những tấm gương mẫu mực. Nhưng, còn đó không ít hiện tượng “nêu gương hội trường”, “bệnh” thành tích, “tấm gương” được nêu cùng bản thành tích giả tạo, che giấu sai hỏng, nói vống công lao, làm cho tấm gương thì không thể lan rộng, còn phong trào thi đua không phát triển được. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “nêu gương” trong phong trào thi đua yêu nước là vấn đề rất quan trọng, góp phần khắc phục hạn chế, cổ vũ phong trào ngày càng đi lên. Trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu một số yêu cầu khi vận dụng phương pháp này.
Để phương pháp nêu gương phát huy tốt hiệu quả thì trước hết tấm gương người tốt, việc tốt phải là điển hình trong nhân dân. “Điển hình” là không kể công việc lớn nhỏ, địa vị cao thấp của từng cá nhân, mà hễ làm vượt mức yêu cầu, làm xuất sắc thì đã là một tấm gương sáng rồi. “Trong xã hội xã hội chủ nghĩa của chúng ta bất kỳ làm việc gì, nghề gì mà Đảng và Chính phủ giao cho đều làm tròn và làm vượt mức, làm xuất sắc đều là anh hùng”(3).
Bên cạnh đó, cần đấu tranh với tư tưởng so sánh giản đơn, máy móc, chỉ quan tâm tới số lượng công việc mà quên đi trách nhiệm gắn với từng cá nhân. Để trở thành tấm gương điển hình, trước hết phải làm tròn trách nhiệm với công việc được giao, sau đó tùy theo mức độ vượt trội khác nhau mà xét thành tích lớn nhỏ khác nhau.
Để phương pháp nêu gương phát huy tốt hiệu quả thì phải kịp thời trong phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Các hình thức khen thưởng cần phải thông qua quá trình xét duyệt, bình bầu chặt chẽ, còn “nêu gương” là việc làm thường xuyên, hằng ngày ở mọi lúc, mọi nơi gắn với hoạt động của quần chúng. Đúng như khi bàn về việc tặng huy hiệu Bác Hồ cho những gương người tốt, việc tốt, Người đã phân tích: “Đối với anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ thi đua được Đảng và Nhà nước khen thưởng thì phải qua nhiều cấp, nhiều ngành cân nhắc, xét duyệt”. Còn về việc tặng huy hiệu Bác Hồ thì chỉ cần “Bác nghe báo cáo, đọc báo cáo và chỉ cần điều tra lại một chút cho đúng sự thật là Bác có thể thưởng huy hiệu”(4).
Trong nêu gương cán bộ, đảng viên phải đi đầu, theo sát, hòa chung trong phong trào của quần chúng, chống quan liêu, tham ô, lãng phí. Vì bệnh quan liêu sẽ ngăn cản phong trào thi đua phát triển còn nạn tham ô, lãng phí sẽ làm giảm bớt kết quả của phong trào.
Để phương pháp nêu gương phát huy tốt hiệu quả thì khi “nêu gương” phải chính xác - đúng người, đúng việc, chống báo cáo sai sự thật. Chính xác, tôn trọng sự thật không chỉ bảo đảm tính thuyết phục, sức lan tỏa của tấm gương được nêu, mà còn là sức hút, sự lan tỏa của phong trào thi đua đối với quần chúng. Bao giờ cũng thế, quá trình theo dõi, ghi nhận gương người tốt, việc tốt hằng ngày của quần chúng nhân dân, Bác Hồ luôn yêu cầu kiểm tra, xác minh lại thấy đúng sự thật mới gửi thư, bằng khen, huy hiệu hoặc tặng quà cho những tập thể, cá nhân gương mẫu ấy.
Ngược lại, những gương “người tốt, việc tốt” được nêu lên thông qua quá trình báo cáo không trung thực, che giấu sai hỏng, nói vống công lao, thậm chí nặn ra thành tích giả tạo chỉ dẫn đến tình trạng tuyên dương, khen thưởng ở hội trường nhưng bên ngoài quần chúng cho là không xứng đáng, tấm gương thì “to” nhưng không ai muốn soi. Đây chính là bệnh “nêu gương hội trường”, nó làm cho động lực phấn đấu vươn lên của mọi người không những không được nâng lên mà còn bị thui chột, phong trào vì thế không thể đi lên được. Vì chỉ những sự thật tốt đẹp mới có tác dụng giáo dục con người, thúc đẩy phong trào thi đua.
Thực tiễn cho thấy, việc Đảng ta quyết tâm đổi mới tư duy, thực hiện phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật và đánh giá đúng sự thật” đã tự mình nêu tấm gương sáng, biểu hiện ý chí và nguyện vọng của quần chúng; tạo nên sức thuyết phục, sự lan tỏa, cổ vũ động viên mọi tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần sáng tạo, góp phần vào những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của quân và dân ta.
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế đang diễn ra phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ khó lường.
Cách mạng nước ta đang đứng trước hai nhiệm vụ chiến lược bảo vệ vững chắc Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội với những thử thách rất lớn. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, không thể phủ nhận những điều kiện kinh tế - xã hội mới, nhất là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng những mặt trái của nó, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch không chỉ kìm hãm sự phát triển của đất nước mà còn trở thành nguy cơ hiện hữu đến sự tồn vong của chế độ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”(5). Vận dụng yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi “nêu gương” trong phong trào thi đua yêu nước, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải quán triệt sâu sắc quan điểm gần dân, trọng dân, kính dân, yêu dân để bám sát phong trào của quần chúng trên các mặt của đời sống xã hội; kịp thời phát hiện, bồi dưỡng và biểu dương gương người tốt, việc tốt, khích lệ quần chúng hăng hái thi đua. Phải nhớ rằng: “Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý chung cho cả dân tộc, chúng ta phải ra sức làm cho nó dồi dào thêm và lan rộng mãi”(6)./.
------------------------------------------------------------
Chú thích
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 1, tr. 263
(2) Hồ Chí Minh: Sđd, t. 12, tr. 551
(3) Hồ Chí Minh: Sđd, t. 12, tr. 189
(4) Hồ Chí Minh: Sđd, t. 12, tr. 548
(5) Hồ Chí Minh: Sđd, t. 12, tr. 558
(6) Hồ Chí Minh: Sđd, t. 6, tr. 471
Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” - Cựu chiến binh Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới của Đảng, dân tộc và đất nước  (20/01/2015)
Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” - Cựu chiến binh Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới của Đảng, dân tộc và đất nước  (20/01/2015)
Đất nước không thể phát triển nếu không có tiềm lực khoa học  (20/01/2015)
Việt Nam ưu tiên hàng đầu hợp tác toàn diện với Nhật Bản  (20/01/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay