Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 13 đến ngày 19-10-2014
Cải cách hành chính: Liên bộ đã vào cuộc
Các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường… đã công bố cắt giảm thủ tục hành chính.
Đơn cử như lĩnh vực thuế, cắt giảm tới 50% thời gian; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giảm từ 1/3 đến một nửa thời gian. Thủ tục trong lĩnh vực xây dựng cũng được hứa hẹn giảm 30-50%, tức là giảm từ 2-3 năm làm thủ tục cho doanh nghiệp. Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây đã đề xuất cải cách tới 90% thủ tục hành chính.
Nếu hình dung cải cách hành chính là một “cuộc đua”, thì ai cũng muốn mình nằm trong Top đầu, nếu chậm bước, lẹt đẹt ở phía sau, chẳng lấy gì làm vinh dự. Người ta đang dự đoán về một sự “soán ngôi”, hay là sự bứt phá của bộ, ngành nào đó, địa phương nào đó, sẽ xuất hiện trong bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2014 (PAR INDEX 2014) mà Bộ Nội vụ sẽ công bố vào năm tới.
Cải cách thủ tục hành chính đã trở thành một phong trào rộng khắp, nhiệm vụ hàng đầu của các bộ, ngành, địa phương, để từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho địa phương mình và cho cả đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Không chỉ là việc giảm thiểu các giấy tờ, văn bản, giảm thời gian xử lý hành chính, mà điều quan trọng nhất là thay đổi nếp nghĩ, cách tư duy, tác phong, thói quen khó bỏ…
Về điều này, một chuyên gia kinh tế đã nhận định: “Câu chuyện cắt giảm thủ tục hành chính quan trọng hơn là ở tư duy. Nhà quản lý phải thay đổi, không chỉ là “quản”, mà còn phải đồng hành, coi người dân và doanh nghiệp là đối tác”. Chính vì địa vị của doanh nghiệp, của người dân đã được thay đổi, được nâng lên; họ cũng chính là người có những quyền lợi thiết thân, nên người dân và doanh nghiệp nhiệt tình cổ vũ cho cải cách.
Công cuộc cải cách hành chính đã thành một phong trào sâu rộng. Nhưng để đạt đến thành công thực sự, không thể chỉ làm cho có, làm “theo phong trào”. Những kết quả có được từ cải cách phải đảm bảo tính bền vững, làm nền tảng cho những cải cách liên tục tiếp theo.
Bãi bỏ 9 loại chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan
Việc bãi bỏ hàng loạt chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan đối với cả hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu cho thấy sự cải cách thủ tục hành chính một cách mạnh mẽ của ngành Hải quan, giúp doanh nghiệp hoạt động được thuận lợi hơn rất nhiều bởi giảm hồ sơ cũng đồng nghĩa là giảm chi phí và giảm thời gian.
Ông Âu Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, thời gian tới, đối với hàng xuất khẩu sẽ bãi bỏ quy định nộp 5 loại chứng từ: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu; Hóa đơn xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu; Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất; Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan; Các chứng từ khác theo quy định của các bộ, ngành có liên quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ bãi bỏ quy định nộp 4 loại chứng từ: Hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu; Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định; Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan, xuất xứ, và các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể.
Nêu đích danh các đơn vị có ưu điểm, khuyết điểm về cải cách hành chính
Chín tháng qua, công tác cải cách hành chính ở Hà Nội tiếp tục có nhiều chuyển biến. Hiện tổng số thủ tục hành chính công khai trên Cổng Giao tiếp điện tử thành phố là 1.703 thủ tục. Việc cập nhật thủ tục hành chính vào cơ sở dữ liệu quốc gia bảo đảm theo quy định. Từ đầu năm đến nay, thành phố đã công bố 73 thủ tục hành chính mới; sửa đổi, bổ sung 20 thủ tục hành chính; bãi bỏ và kiến nghị bãi bỏ 17 thủ tục hành chính. Việc giải quyết thủ tục hành chính có chất lượng, kịp thời, đúng quy định.
Đặc biệt, thành phố đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện Đề án thí điểm thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết dịch vụ công tại Trung tâm Giới thiệu Việc làm Hà Nội và Công ty TNHH một thành viên nước sạch số 2 Hà Nội.
Phát biểu kết luận cuộc họp giao ban quý III-2014 về công tác cải cách hành chính ngày 15-10, Phó Bí thư Thành ủy Ngô Thị Doãn Thanh ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác cải cách hành chính, bày tỏ chưa hài lòng về báo cáo 9 tháng công tác cải cách hành chính mới nêu khuyết điểm một cách chung chung, chưa chỉ rõ địa chỉ và yêu cầu cơ quan thường trực cần phải sâu sát hơn để nêu rõ địa chỉ của các đơn vị có ưu điểm và khuyết điểm. Phó Bí thư Thành ủy Ngô Thị Doãn Thanh cho rằng đó cũng là một biện pháp nhằm tiếp tục cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố. Từ nay đến cuối năm, từng bộ phận cần rà soát lại các nhiệm vụ, các chỉ tiêu trong 6 nội dung của công tác cải cách hành chính cũng như các đề án để tập trung hoàn thành nốt các phần việc ở mức cao nhất.
Thái Bình xây dựng môi trường đầu tư thân thiện, năng động
Điểm nổi bật của chặng đường đã qua của tỉnh Thái Bình là các cấp, các ngành trong tỉnh luôn sát cánh, đồng hành với nhà đầu tư, doanh nghiệp để tập trung giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư và sản xuất - kinh doanh.
Tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát, bãi bỏ 207 thủ tục hành chính và cắt giảm từ 30 đến 50% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính; ban hành Quy định Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh, với đầu mối là Bộ phận Một cửa liên thông của tỉnh được chuyển từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Văn phòng UBND tỉnh, đảm bảo nguyên tắc “Một cửa - Một đầu mối”. Đổi mới cách thức chỉ đạo điều hành và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc.
Các cấp, các ngành trong tỉnh đã luôn sát cánh, đồng hành với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp để tập trung giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư và sản xuất - kinh doanh; thực hiện kịp thời các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm, phù hợp với những quy định của pháp luật và thực tế địa phương, bảo đảm tính khả thi.
Sau hơn một năm hoạt động, đến nay, Bộ phận Một cửa liên thông đã chấp thuận và giới thiệu địa điểm nghiên cứu lập dự án đầu tư cho 193 dự án, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 107 nhà đầu tư, nâng tổng số dự án đầu tư lên 726 dự án, với tổng vốn đăng ký 102.000 tỷ đồng; hiện nay đã có 445 dự án đi vào hoạt động./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự phiên khai mạc Hội nghị EROPA 2014  (20/10/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự phiên khai mạc Hội nghị EROPA 2014  (20/10/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết thúc tốt đẹp chuyến công du châu Âu  (19/10/2014)
Chuyên gia Đức đánh giá cao phát biểu về Biển Đông của Thủ tướng  (19/10/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay