“Uy” và “tín”!
TCCSĐT - Uy tín là một yêu cầu khách quan đặt ra đối với mỗi cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ lãnh đạo nói riêng. Phải có uy tín thì người cán bộ mới lãnh đạo được cơ quan, đơn vị mình. Song, đáng tiếc là hiện nay, bên cạnh những cán bộ vừa có “uy” vừa có “tín” thì vẫn còn không ít cán bộ chưa có được uy tín thậm chí còn ngộ nhận về “uy” và “tín” của bản thân mình trước quần chúng.
Trước hết cần khẳng định ông cha ta đã hết sức sâu sắc khi đặt “uy” và “tín” đứng cạnh nhau để tạo thành “uy tín”. Uy tín có thể hiểu là sự tín nhiệm, mến phục của tập thể dành cho một cá nhân, là sự phản ánh phẩm chất và năng lực của cá nhân đó qua cách nhìn nhận, đánh giá của tập thể. Với người cán bộ lãnh đạo, uy tín còn là điều kiện bảo đảm hiệu quả công tác của người lãnh đạo, là cơ sở để họ có thể thuyết phục, tập hợp, lãnh đạo quần chúng. Người lãnh đạo có uy tín thì quần chúng không những phục tùng mà quan trọng hơn là họ tự nguyện phục tùng với niềm tin mãnh liệt.
“Uy” là uy quyền. Uy thường gắn liền với chức vụ công tác, cương vị đảm nhiệm của người lãnh đạo. Song với mỗi cán bộ, đảng viên nhất là với người cán bộ lãnh đạo thì “uy” không đứng tách rời mà luôn phải đặt trong mối quan hệ với “tín”. Tín là tin, niềm tin; là sự tín nhiệm trước tập thể. Nếu như “uy” thường đi với sự nể sợ thì đi liền với “tín” bao giờ cũng là thái độ nể phục của mọi người bởi “tín” là kết quả quá trình tu dưỡng, rèn luyện của bản thân người cán bộ. Và như vậy, “uy tín” tất yếu phải do phẩm chất và năng lực của cá nhân cán bộ quyết định, với những biểu hiện cụ thể như dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có năng lực tổ chức, trình độ chuyên môn giỏi; có phong cách gần gũi, dân chủ, cởi mở với mọi người, tôn trọng tập thể; gương mẫu trong mọi công tác… Nói cách khác là phải hội tụ đủ ba yếu tố: Tâm, Tầm, Tài ở người cán bộ lãnh đạo.
Có một thực tế đáng buồn là hiện nay không ít cán bộ vẫn đang ngộ nhận khi cho rằng “uy tín” đồng nghĩa với chức vụ. Họ lầm tưởng rằng cứ có chức vụ là sẽ có uy tín, chức vụ càng cao thì uy tín càng lớn! Từ đó dẫn đến thiếu tu dưỡng, kém rèn luyện và tự đánh mất sự tín nhiệm trước mọi người. Cũng có cán bộ thay vì tự thân nỗ lực, cố gắng thì lại tạo dựng uy tín bằng nhiều thủ đoạn như lôi kéo bè cánh; “nịnh trên, nạt dưới”; tìm mọi cách đặt điều, nói xấu, hạ thấp uy tín người khác để đề cao mình mà không biết cái họ có được rút cuộc chỉ là là “uy tín giả”, “uy tín ảo” mà thôi!
Trên thực tế để có được uy tín thực sự trước tập thể, người cán bộ lãnh đạo trước hết phải là người có trình độ, năng lực trên lĩnh vực đảm trách; có phong cách lãnh đạo, có lối sống mẫu mực và tấm lòng vị tha, nhân ái, biết quan tâm đến cấp dưới… tức là thu phục được lòng người bằng phẩm chất và năng lực, bằng tài năng và đức độ của bản thân chứ không phải dùng quyền lực hay thủ đoạn để có được uy tín.
Người xưa đã dạy: “Hữu xạ tự nhiên hương” - Người cán bộ lãnh đạo thật sự có uy tín tất yếu sẽ nhận được sự kính trọng, nể phục của đông đảo quần chúng. Ngược lại, với những kẻ cố gắng tạo dựng “uy tín giả’, “uy tín ảo”, dù có khéo léo ngụy trang, che đậy đến mấy thì sớm hay muộn cũng sẽ bị “lật tẩy”. Bởi “cái kim trong bọc” thì không thể giấu được mãi và “uy tín” chỉ có thể là thành quả quá trình phấn đấu, rèn luyện gian khổ, bền bỉ của những người cán bộ chân chính./.
Nâng cao hiệu quả công tác dân tộc trong vùng đồng bào Khmer Tây Nam Bộ  (05/12/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Quảng Nam  (05/12/2013)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp xúc với cử tri tỉnh Quảng Ninh  (05/12/2013)
Cử tri Đắk Lắk kiến nghị xử lý nghiêm tham nhũng  (05/12/2013)
Đột phá trong thi cử và khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm  (05/12/2013)
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp