Hối hận… ký
TCCSĐT - Gặp tôi, anh bạn tôi dạo này “không tay bắt mặt mừng” như hồi mới lên chức. Đôi khi tôi cảm thấy anh còn muốn tránh mặt. Tôi cứ nghĩ mãi mình có làm gì sai với anh đâu. “Không bao giờ làm phiền ai”, đó là nguyên tắc sống của tôi ở mọi lúc, mọi nơi. Thế mà sao anh ta lại lạnh lùng với tôi nhỉ?… Thật khó hiểu! Một lần, cố tình gặp anh trên cầu thang khu tập thể, tôi tiến thật gần anh, rồi chào hỏi trịnh trọng: “Chào ông anh! Từ khi ông anh lên chức đến giờ, anh em mình chưa “làm vài chén” với nhau để chúc mừng. Xin thứ lỗi, hôm nào bố trí nhé!”. Anh gượng gạo bắt tay tôi và nói: “Chào chú em! Chúc mừng cái con khỉ, vui gì đâu chú mày. Cả vợ anh cũng còn cằn nhằn: Thà không lên chức còn hơn”. Tôi hỏi anh: “Sao thế? Phải chạy mất nhiều tiền quá à!” Anh bốp luôn: “Đâu có”, rồi nói tiếp: “Vào chỗ nào nói chuyện cho vui chút đi”. Hai chúng tôi ra quán nước và tâm sự.
Anh cho luôn một tràng: “Tuy mình lên chức thật, nhưng không vui chút nào. Thực ra, chỉ vì thu nhập kém đi nên bà xã mình cũng không vui, bởi trước kia, mình làm trưởng phòng chuyên môn, có đồng ra, đồng vào.
Sự thể chuyện lên chức của mình bắt nguồn từ sự việc như sau: Có một lần, cậu D, cấp phó của mình, tỏ ra rất tốt với mình và đề xuất nên phân phối phúc lợi cho anh em để “nâng cao đời sống”. Cậu ấy nói: Anh (tức là tôi) bao công lao, vất vả, trách nhiệm cao, nên phải được phần nhiều, còn một số anh em khác được phần ít hơn và đặc biệt là mấy nhân viên làm ở bộ phận gián tiếp thì được phần ít hơn nữa (chính là mấy anh em làm công tác kỹ thuật).
Thế là một phương án ăn chia được cậu D phác thảo. Lẽ ra vấn đề này mình nên đưa ra tập thể bàn bạc thêm…, vì mình biết thế nào cũng có người không đồng ý. Do thấy có lợi nên mình đã ký luôn vào bản phương án đó. Mình đã “ăn” hơn người khác một chút và nghĩ rằng như thế là công bằng. Thế nhưng, từ đó sự mất đoàn kết ngấm ngầm xuất hiện. Nhiều người còn tỏ ra coi thường mình. Mình vẫn có thể chịu đựng được (miễn là có lợi). Nhưng chỉ được vài tháng, cậu D bắt đầu tâng bốc mình nào là tài cao, đạo trọng, xứng đáng với cương vị cao hơn... Cậu ấy tìm cách tác động với cấp trên để bổ nhiệm mình ở chức vụ cao hơn, nhưng lại là ở bộ phận gián tiếp (phụ trách công tác đoàn thể). Lúc đầu, mình định không nhận, nhưng nếu lấy lý do vì thu nhập thì thô thiển quá, nên đành phải chấp nhận. Vả lại, tuổi cao, sức đã yếu, nên lui về chỗ đó là phù hợp. Có lẽ chính vì thế mà cấp trên đã đồng thuận, cho mình chuyển vị trí công tác. So với lúc còn ở bộ phận cũ, thu nhập của mình thấp đi đáng kể. Thế là người khó chịu nhất lại là bà vợ mình. Đời lại éo le thế đấy. Nhưng đáng buồn và khó chịu nhất là chỗ mình ngồi trước kia, bây giờ chính là cậu D. Tất cả “lộc lá” mà lẽ ra mình được hưởng, cậu ấy được cả. Tệ nhất là cậu ấy rất lạnh nhạt với mình. Không săn đón, chăm sóc, quan tâm đến mình như lúc còn làm phó cho mình nữa. Nhưng gặp ai, cậu ấy cũng vẫn ca ngợi mình hết lời. Ai cũng bảo cậu ấy có nghĩa và rất chân thành, trung thực với mình. Chỉ mình mới biết cậu ấy là thế nào. Nghe nói, tất cả mọi sự liên quan đến việc lên chức của mình, cậu ấy đều “lo liệu” và “đạo diễn” hết. Thằng cha ấy đúng là yếu chuyên môn nhưng lại giỏi về khoản khôn vặt. Mình không thể chê trách, oán hờn gì cậu ấy! Mình chỉ tự trách mình vì không suy nghĩ chín chắn nên đã làm một việc dại dột, điều mà các cụ xưa vẫn nói là “cú kêu cho ma hưởng”. Hậu quả của vấn đề không chỉ dừng ở đấy. Khi lên thay mình, ngồi vào chỗ của mình, cậu D còn nghĩ ra nhiều “chiêu trò” khác để tăng thêm thu nhập và làm cho rất nhiều người bất bình. Và có nhiều người quy tội cho mình là đã “đầu têu”. Mình hối hận là tại sao không đánh giá đúng năng lực và phẩm chất của cậu D để uốn nắn, giúp đỡ cậu ấy, mà đã quá thoải mái, dễ dãi đề nghị đề bạt cậu ấy thay mình.
Điều mình hối hận hơn là đã ký vào cái phương án ăn chia tai hại ấy một cách vội vã. Bây giờ mình cảm thấy thiệt thòi vì thu nhập, nhiều người vẫn oán ghét, coi thường mình vì cho là mình tham lam. Đáng buồn nhất là có không ít người còn cười chê mình “To đầu mà dại”. Giờ đây, chỉ còn ít thời gian nữa mình sẽ nghỉ hưu, nhưng mình vẫn tâm đắc một điều: Khi làm lãnh đạo, nếu phải ký một văn bản nào thì phải chí công, vô tư, như thế sẽ không bao giờ ân hận…”.
Tôi nhìn anh và mỉm cười: “Khổ thân ông anh! Mong vợ anh và mọi người thông cảm cho anh, vì dù sao anh còn biết ân hận; sợ nhất là anh không thấy ân hận, nghĩa là vẫn tưởng mình làm đúng khi đã sai, thậm chí rất sai”./.
Phong trào thi đua “Sống tốt đời đẹp đạo” trong đồng bào Công giáo đa dạng và đạt hiệu quả  (30/11/2013)
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII là kỳ họp đặc biệt quan trọng  (29/11/2013)
Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII thành công tốt đẹp  (29/11/2013)
Bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII  (29/11/2013)
Thông cáo số 31 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII  (29/11/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
- “Chạm thẻ JCB, vi vu Nhật Bản miễn phí” cùng VietinBank
- Tám mươi năm “Linh hồn, mạch sống của quân đội cách mạng”
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp