Văn hóa phê bình
Ông Q. là cán bộ lãnh đạo cấp phó của một cơ quan thuộc khối tư tưởng - văn hóa của tỉnh L. Về năng lực, ông thuộc loại trung bình. Còn về tính cách cá nhân, ông thuộc loại kiêu căng, chẳng coi cấp trên ra gì và thường xuyên quát nạt cấp dưới. Đặc biệt, ông rất công thần, luôn khoe mình xuất thân từ một gia đình giàu truyền thống cách mạng, cha mẹ đều nguyên là những cán bộ cao cấp của Đảng. Con người ông Q. là như thế, cho nên đối với cấp trên, ông không được tín nhiệm, còn đối với cấp dưới, ông không được nể trọng. Chính vì vậy mà đã nhiều năm nay, ông chỉ ngồi ở cái ghế cấp phó. Mới đây, đồng chí thủ trưởng cơ quan ông được đề bạt lên một chức vụ cao hơn. Ông hy vọng mình sẽ là người thay thế. Nhưng cấp trên không đề bạt ông mà lại đưa một đồng chí còn trẻ ở nơi khác về.
Không được toại nguyện, ông Q. sinh ra bất mãn. Ông phê phán tất cả đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh từ Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Bí thư Thường trực đến các đồng chí ủy viên khác trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đặc biệt, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo là đối tượng bị ông phê phán mạnh nhất, bởi vì ông cho rằng, đồng chí này là vật chướng ngại chính trên con đường phát triển của mình. Thế rồi ông viết đơn, thư tố cáo sai sự thật về họ và gửi đi khắp nơi. Trong các đơn, thư tố cáo đó, ông nói rằng cán bộ lãnh đạo của tỉnh là một nhóm lợi ích, chuyên tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền. Trong công tác cán bộ, họ chỉ dựa vào việc thích hay không thích, yêu hay ghét và người cán bộ đó có biết vâng lời hay không, hoặc hối lộ họ bao nhiêu... Ông còn bịa ra đủ các thứ tội mà họ không có.
Tự phê bình và phê bình là vấn đề rất quan trọng trong nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng. Đảng yêu cầu mọi tổ chức đảng và mọi đảng viên đều phải thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, trong đó, phải đặc biệt chú ý tự phê bình từ trên xuống và phê bình từ dưới lên. Đảng cũng nhắc nhở: phê bình không phải là sỉ vả, xúc phạm danh dự của nhau mà là sự thể hiện tình cảm đồng chí trong sáng, chân thành. Phê bình là để giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, giúp nhau tiến bộ và để đoàn kết tốt hơn. Phê bình phải mang tính khách quan, vô tư, có lý, có tình, cổ vũ ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, nhược điểm. Phê bình phải trên nguyên tắc tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, chống thổi phồng hoặc bóp méo sự thật; phải biết phân tích ưu điểm, khuyết điểm của đồng chí mình theo quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể... Chỉ có phê bình như thế mới là phê bình chân chính và mới có tác dụng. Ngược lại, chẳng những phản tác dụng mà còn làm cho người bị phê bình khó tiếp thu và bản thân người phê bình cũng sẽ trở nên tầm thường. Tinh thần cơ bản này của tự phê bình và phê bình đã được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Chắc chắn ông Q. thừa hiểu những điều nêu trên. Song, có lẽ “cái tôi” trong ông quá lớn nên làm ông mất khôn. Cách làm của ông sao có thể gọi là “phê bình có văn hóa” được. Đó chỉ là sự chửi bới, lăng mạ. Những người có văn hóa không bao giờ làm như vậy./.
Hình ảnh lễ tang Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh  (24/10/2013)
Cuộc đời - sự nghiệp Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh  (24/10/2013)
Thông cáo số 3, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII  (24/10/2013)
Thường trực Ban Bí thư tiếp đoàn Đảng Cộng sản U-crai-na  (24/10/2013)
- Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm