Gác bút
“Hồi cả nước chuẩn bị đón chào Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tòa soạn báo P. gọi điện mời mình viết một bài về hai người phụ nữ nổi tiếng cuối triều Lý, đầu triều Trần là Lý Chiêu Hoàng và Trần Thị Dung. Mình nhận lời ngay vì đó là lĩnh vực mình rất am hiểu. Viết xong, gửi ngay đến tòa soạn. Sau hai ngày, cô nhà báo L.A. gọi điện nói rằng: “Bài của anh bọn em rất thích, song hơi dài một chút. Nếu là bài của người khác thì bọn em sẽ trực tiếp biên tập, nhưng đây là bài của anh, bọn em không dám. Vì thế, nhờ anh trực tiếp cắt bớt hộ em còn khoảng 2.000 chữ rồi gửi lại ngay cho em nhé để kịp đăng số tới”.
Lúc ấy mình ngượng quá. Mặc dù ngượng nhưng không “sĩ” nên mình thú thật với cô ấy là mình không có máy vi tính, và cũng chẳng biết sử dụng vi tính. Ở đầu dây bên kia, cô ấy cười nắc nẻ, rồi ho, và vừa ho, vừa nói: “Sao ông anh lại lạc hậu thế. Thời buổi này chẳng có ai viết bài bằng tay. Cứ dùng máy vi tính mà gõ tít mù lên rồi “meo” (mail) tới tòa soạn. “Xoạch” một cái là xong, vừa thuận tiện, vừa văn minh, hiện đại. Bọn em nhận bài, trực tiếp biên tập trên máy rồi “meo” lại cho tác giả xem. Cũng “xoạch” một cái là xong. Tác giả xem lại, nếu thấy được thì “OK” rồi “meo” lại cho bọn em. Các công đoạn như thế là hoàn tất, chỉ việc chờ bài báo ra lò”.
“Lý sự” một hồi rồi cô ấy khuyên: “Anh phải mua ngay một cái laptop rồi học qua “cua” đào tạo về cách sử dụng. Dùng rồi sẽ quen thôi. Anh đừng để mình rơi vào tình trạng mù vi tính. Nếu có gì khó khăn, em sẽ phụ đạo cho anh miễn phí”.
Đó là chuyện thứ nhất, còn chuyện thứ hai cũng khiến mình ngượng không kém. Một hôm đi ăn sáng, ngồi cùng bàn với mình là một cô gái trẻ, đẹp và rất lịch lãm. Có tiếng rao ong ỏng phát ra từ chiếc loa phóng thanh chạy bằng pin của anh bán báo quen thuộc. Mình gọi anh ta lại và mua một tờ “Tuổi trẻ và đời sống”. Thấy vậy, cô gái liền nói: “Bác mua báo làm gì, cứ lên mạng mà xem, có đầy đủ hết. Các thông tin trên mạng có thể đáp ứng nhu cầu của mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Chúng cháu làm kinh doanh nên thường vào mạng tìm hiểu những thông tin có liên quan đến công việc của mình. Các bác cứ tìm những website “đỏ” mà đọc. Báo Nhân Dân điện tử, Tạp chí Cộng sản điện tử, Báo Hà Nội mới điện tử... đều có, tha hồ đọc, đọc cả ngày, cả tháng cũng không hết”. Cô gái còn nói tiếp: “Các thông tin trên mạng có cái hay là khá phong phú và hệ thống. Chẳng hạn bác muốn tìm hiểu về vấn đề tham nhũng thì bác cứ lên mạng. Sau vài, ba thao tác đơn giản, mọi thông tin, mọi tài liệu về tham nhũng sẽ hiện ra. Từ định nghĩa thế nào là tham nhũng, những vụ tham nhũng nổi tiếng trên thế giới từ xưa tới nay, kinh nghiệm chống tham nhũng của các quốc gia trên thế giới, kể cả kinh nghiệm của các vương triều phong kiến ở nước ta, đều có hết. Những thông tin nào cần lưu thì bác in ra, thế là xong”.
Nghe cô gái nói và giải thích một hồi như thế mình lại ngượng. Trước hết ngượng vì không có máy vi tính (điều này khắc phục dễ thôi). Song, dù có máy vi tính, mình cũng chưa biết sử dụng, không biết cách lên mạng, không biết cách “meo”... Tóm lại, mọi kiến thức về vi tính đều mù tịt. Nhưng ngượng hơn cả vì mình là nhà báo mà lại “mù tin học”. Mình giãi bày tâm sự này với cậu con trai là tiến sĩ. Nghe xong, nó bảo: “Con có thể mua cho bố một bộ máy vi tính thật xịn, nhưng để xóa mù được, tiến tới sử dụng một cách thành thạo thì rất mất thời gian và rất mệt. Với tuổi bố mới bắt đầu làm việc đó là thiếu tính khả thi. Tốt nhất là bố cứ nghỉ ngơi cho khỏe. Về hưu rồi, việc gì phải ngượng”.
Nghe những lời nói của nhà báo L.A., của cô doanh nhân trẻ, đẹp, lịch lãm và của cậu quý tử thì mình đành phải gác bút thôi.
Còn tôi, nghe những lời tâm sự của ông bạn thân, rồi nhìn lại mình, tôi cũng thấy ngượng. Ngượng vì tôi cũng là nhà báo kỳ cựu nhưng mù tịt về vi tính.
Ôi! Gác bút hay là đánh vật với cái máy vi tính đây?
Tín ngưỡng thờ vua Hùng trở thành di sản nhân loại  (07/12/2012)
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam thăm chính thức Hàn Quốc  (07/12/2012)
Việt Nam luôn coi WB là đối tác tin cậy, có hiệu quả  (07/12/2012)
"Nghị quyết của hai thành phố ở Mỹ sai trái, lạc lõng"  (07/12/2012)
Chủ tịch Quốc hội tiếp cựu Thủ tướng Nhật Hatoyama  (06/12/2012)
- Hà Nội đẩy mạnh quản trị đô thị, hướng tới một chính quyền đô thị tự chủ, hiệu quả
- Đẩy mạnh liên kết vùng đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Hà Nội
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Xây dựng đội ngũ công chức ở Nhật Bản và một số hàm ý tham chiếu đối với Thủ đô Hà Nội
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên