Những chiến sĩ công an khoác trên mình tấm áo blouse trắng
21:42, ngày 27-11-2018
TCCSĐT - Làm bác sĩ, trong môi trường nào cũng chịu nhiều áp lực, thậm chí cả hiểm nguy đến tính mạng. Đối với đội ngũ y, bác sỹ công tác tại các trại giam, hằng ngày tiếp xúc với phạm nhân, đủ loại bệnh tật, trong đó có nhiều căn bệnh nguy hiểm, như lao phổi, HIV... nhưng những chiến sĩ công an khoác trên mình tấm áo blouse trắng vẫn làm việc với người bệnh, cùng với công tác giáo dục, họ đã mang ánh sáng mùa xuân đến với những phận đời éo le.
Khi cơ quan là ngôi nhà thứ hai
Trại giam Phú Sơn 4 thuộc xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, thành phố Thái Nguyên, gần 30 năm nay trở thành ngôi nhà thứ 2 của Trung tá Nguyễn Thị Yến. Chị là bác sĩ, Đội trưởng Đội Y tế và bảo vệ môi trường của Trại giam Phú Sơn 4.
Có dịp ghé thăm Trại giam Phú Sơn 4, đúng vào lúc trại đang tiếp nhận các phạm nhân mới từ Trại tạm giam Công an tỉnh Cao Bằng về thi hành án. Hơn 30 phạm nhân, trẻ có, già có, phạm tội từ nhẹ đến nặng. Trung tá, bác sĩ Nguyễn Thị Yến cùng các đồng nghiệp gần như không có thời gian nghỉ vì đã cuối giờ chiều, đội cần hoàn thành xong việc khám, phân loại sức khoẻ cho các phạm nhân để đưa họ về phân trại. Có phạm nhân sức khoẻ giảm sút, người đầy mụn nhọt, bốc mùi khó chịu. Tuy vậy, bác sĩ Yến và các đồng nghiệp vẫn kiên nhẫn khám, lấy máu xét nghiệm test nhanh một số bệnh. Hoàn thành công việc xong, cũng là lúc trời sâm sẩm tối, chị Yến lại quay về bệnh xá kiểm tra sức khoẻ cho các bệnh nhân mãn tính rồi mới yên tâm về nhà.
Cán bộ và bệnh nhân nơi đây đã quen với hình ảnh Trung tá, bác sĩ Nguyễn Thị Yến mặc dù chưa đến giờ làm việc nhưng luôn cố gắng thu xếp việc nhà để đến cơ quan từ sớm, thăm khám cho những bệnh nhân nặng, cần khám gấp. Gắn bó với công tác y tế trại giam, bác sĩ Yến cũng như các y bác sĩ khác trong đội đều xác định công việc của mình là khó khăn, vất vả, thậm chí nguy hiểm. Các bệnh nhân ở đây, đa phần đều "tứ cố vô thân", gia đình nghèo, đến thăm được cũng đã là cố gắng, không có tiền mua thêm đồ bồi dưỡng chứ không thể nghĩ đến chuyện biếu bác sĩ. Dù vậy, chị Yến và đồng nghiệp không ai nghĩ đến chuyện đó bởi nếu nghĩ đến tiền bạc chắc không gắn bó nổi với công việc này.
Trung tá, bác sĩ Nguyễn Thị Yến cho biết, có thời điểm, gần 50% số phạm nhân có HIV nên ngoài việc quản lí, chữa trị cho họ, các cán bộ y tế còn phải làm công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức để các phạm nhân khác biết cách phòng tránh nhưng không xa lánh, kì thị người bệnh. Công tác ở trại nên có rất nhiều đặc thù, nhiều hôm, đến bữa chưa kịp ăn cơm, lại có bệnh nhân cấp cứu...
Cái khó nhất đối với những người làm công tác y tế ở trại giam như chị Yến, đó là sự độc lập tác chiến và kinh nghiệm bản thân tự rút ra trong quá trình công tác mà khó có điều kiện chia sẻ. Đơn cử như việc bệnh nhân kêu đau bụng, chỉ cần nhìn sắc mặt, sờ qua người, bác sĩ Yến có thể biết bệnh nhân đó có bị đau thật hay không để từ đó có phương pháp điều trị đúng đắn. Bởi, có một số phạm nhân lười lao động nên thường bịa ra lí do ốm để không phải đi làm, nhất là các phạm nhân bị kỷ luật, thường giả vờ ốm để được nằm bệnh xá, không phải ở trong buồng kỷ luật. “Đối với những phạm nhân như thế, chúng tôi buộc phải “rắn”.
Trung tá, bác sĩ Nguyễn Thị Yến kể qua thăm khám, nếu thấy bệnh nhân có biểu hiện giả vờ, chúng tôi sẽ trực tiếp ngồi tại buồng để theo dõi. Kể cả bệnh nhân kỷ luật chúng tôi cũng chấp nhận ngồi trong buồng kỷ luật để theo dõi. Chính vì vậy, sau vài lần giả vờ bất thành, các phạm nhân trên sẽ không giở chiêu này nữa”.
Tôi thắc mắc chuyện vì sao biết bệnh nhân ốm thật, ốm giả, chị Yến cho biết, tất cả đều do kinh nghiệm cả thôi. Ở bệnh xá, không có các máy móc để chụp chiếu như bệnh viện nên việc khám xét đều dựa trên triệu chứng lâm sàng. Ví dụ bệnh nhân đau bụng, đau đầu thật thì sờ vào người sẽ biết, nếu giả vờ họ thường gồng lên, không cho khám hoặc kêu la thảm thiết nhưng mặt lại hết sức tỉnh táo, bình thường. Đối với những trường hợp như vậy, “chúng tôi cứng rắn, nhưng khéo léo, vừa nói rõ bệnh trạng của họ nhưng vẫn tạo điều kiện ở mức độ nào đó để họ hiểu được có yên tâm cải tạo mới sớm được về nhà”.
Phạm nhân cũng là con người
Công việc của các bác sĩ trong trại giam không chỉ là khám chữa bệnh thông thường mà là trực tiếp đối diện với tội phạm. Nếu chẩn đoán sai, bệnh nhân không ốm (hoặc ốm nhẹ) mà cho đi viện, rất có thể phạm nhân lợi dụng cơ hội trốn; hoặc được nằm bệnh xá để khỏi phải đi làm. Nếu bệnh nhân nặng mà không chữa trị kịp thời cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của họ. Công việc bận rộn, việc phải ngủ lại cơ quan 3-4 buổi/tuần, đặc biệt là khi có bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân chết thì hầu như cán bộ y tế không được ngủ, phải túc trực thường xuyên. Không chỉ khám, chữa bệnh, các y, bác sĩ ở trại giam còn phải làm công tác phòng dịch, bảo vệ môi trường, không được để xảy ra dịch bệnh ở nơi này. Vất vả là vậy, nguy hiểm là vậy nhưng chưa một lúc nào, các bác sỹ mang quân hàm trong màu áo xanh nản lòng, bởi đối với họ, phạm nhân dù là những người có tội nhưng họ vẫn cần sự cảm thông, chia sẻ để làm lại cuộc đời...
Được thành lập từ năm 1976 tại xã Suối Cao, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cho đến nay, Trại giam Xuân Lộc là một trong những đơn vị thường xuyên quản lý số lượng phạm nhân nhiều nhất trong số các trại giam trên cả nước. Tại Bệnh xá phân trại số 1 của Trại giam Xuân Lộc, nhiều phạm nhân bị bệnh ngay khi vào trại, có những phạm nhân trong quá trình chấp hành án mới phát hiện bệnh. Trong khi đó đội ngũ y, bác sĩ ở các bệnh xá còn mỏng, trang thiết bị y tế còn hạn chế nên công việc của các thầy thuốc ở trại gặp rất nhiều khó khăn.
Thiếu tá, y sĩ Lê Mạnh Phước công tác tại Bệnh xá phân trại số 1, Trại giam Xuân Lộc đã từ nhiều năm nay cho biết, số phạm nhân bị các bệnh truyền nhiễm như lao, xơ gan, HIV ở Trại rất nhiều. Đa số các phạm nhân khi vào trại đều giấu bệnh. Qua công tác khám, sàng lọc, các y, bác sĩ của Bệnh xá đã phát hiện và đưa họ đi điều trị. Đối với những bệnh nhân nhiễm HIV, Bệnh xá đã cho họ điều trị bằng thuốc ARV. Những bệnh nhân mắc bệnh lao đều được đưa đi chụp phổi và có phác đồ điều trị. Trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ các bệnh nhân rất cao nhưng trách nhiệm của người thầy thuốc là cứu người nên cán bộ, chiến sĩ ở Bệnh xá luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhờ đó giảm hẳn tỷ lệ bệnh nhân tử vong vì mắc bệnh phổi tại trại.
Tính mạng của ai cũng quý
Chuyện về những lần bị phạm nhân chống đối, thậm chí đe dọa, cắt ven để tạo áp lực đối với nhân viên y tế hoặc dùng kim tiêm dính máu nhiễm HIV để khống chế, yêu sách cũng không phải là ít. Đã có rất nhiều y, bác sỹ phải điều trị phơi nhiễm HIV, hoặc có những lần các chiến sỹ mặc áo blouse trắng này trở thành con tin bất đắc dĩ. Mặc dù phải đối mặt với muôn vàn hiểm nguy nhưng không vì thế mà họ lại chùn bước. Ngược lại, ngoài hậu phương vững chắc là gia đình, người thân hiểu và chia sẻ, đôi khi nhìn những phạm nhân chiến thắng bệnh tật, sống khỏe và yêu đời trở lại, lương tâm nghề nghiệp của những người bác sĩ trại giam lại như trút bỏ hết mọi muộn phiền.
Đối với những người làm công tác chăm sóc sức khỏe cho phạm nhân ở các trại giam nói chung, ngoài việc âm thầm hi sinh, lặng lẽ cống hiến, họ còn có niềm vui nhỏ nhoi khác, ấy là khi phát hiện được bệnh, điều trị mà phạm nhân hợp tác, cùng chữa bệnh với mình. Nếu ở ngoài xã hội, bệnh nhân tìm đến với bác sĩ thì trong môi trường trại giam, bác sĩ lại đi tìm bệnh nhân, thậm chí là năn nỉ để họ cho mình được khám, chữa bệnh. Đó là một nghịch lý, nhưng không vì thế mà đội ngũ y, bác sỹ trại giam lại thiếu đi tâm huyết với nghề mà ngược lại, họ luôn trăn trở với nghề “đặc biệt” này trong từng bữa ăn, giấc ngủ. Những người lính khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ấy luôn coi những phạm nhân trong trại là những người bệnh cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Với phương châm, phạm nhân cũng là người bệnh, họ không nề hà bất cứ việc gì, vượt lên trên mọi khó khăn, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe phạm nhân, tạo điều kiện để họ chấp hành nghiêm án phạt tù./.
Trại giam Phú Sơn 4 thuộc xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, thành phố Thái Nguyên, gần 30 năm nay trở thành ngôi nhà thứ 2 của Trung tá Nguyễn Thị Yến. Chị là bác sĩ, Đội trưởng Đội Y tế và bảo vệ môi trường của Trại giam Phú Sơn 4.
Có dịp ghé thăm Trại giam Phú Sơn 4, đúng vào lúc trại đang tiếp nhận các phạm nhân mới từ Trại tạm giam Công an tỉnh Cao Bằng về thi hành án. Hơn 30 phạm nhân, trẻ có, già có, phạm tội từ nhẹ đến nặng. Trung tá, bác sĩ Nguyễn Thị Yến cùng các đồng nghiệp gần như không có thời gian nghỉ vì đã cuối giờ chiều, đội cần hoàn thành xong việc khám, phân loại sức khoẻ cho các phạm nhân để đưa họ về phân trại. Có phạm nhân sức khoẻ giảm sút, người đầy mụn nhọt, bốc mùi khó chịu. Tuy vậy, bác sĩ Yến và các đồng nghiệp vẫn kiên nhẫn khám, lấy máu xét nghiệm test nhanh một số bệnh. Hoàn thành công việc xong, cũng là lúc trời sâm sẩm tối, chị Yến lại quay về bệnh xá kiểm tra sức khoẻ cho các bệnh nhân mãn tính rồi mới yên tâm về nhà.
Cán bộ và bệnh nhân nơi đây đã quen với hình ảnh Trung tá, bác sĩ Nguyễn Thị Yến mặc dù chưa đến giờ làm việc nhưng luôn cố gắng thu xếp việc nhà để đến cơ quan từ sớm, thăm khám cho những bệnh nhân nặng, cần khám gấp. Gắn bó với công tác y tế trại giam, bác sĩ Yến cũng như các y bác sĩ khác trong đội đều xác định công việc của mình là khó khăn, vất vả, thậm chí nguy hiểm. Các bệnh nhân ở đây, đa phần đều "tứ cố vô thân", gia đình nghèo, đến thăm được cũng đã là cố gắng, không có tiền mua thêm đồ bồi dưỡng chứ không thể nghĩ đến chuyện biếu bác sĩ. Dù vậy, chị Yến và đồng nghiệp không ai nghĩ đến chuyện đó bởi nếu nghĩ đến tiền bạc chắc không gắn bó nổi với công việc này.
Trung tá, bác sĩ Nguyễn Thị Yến cho biết, có thời điểm, gần 50% số phạm nhân có HIV nên ngoài việc quản lí, chữa trị cho họ, các cán bộ y tế còn phải làm công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức để các phạm nhân khác biết cách phòng tránh nhưng không xa lánh, kì thị người bệnh. Công tác ở trại nên có rất nhiều đặc thù, nhiều hôm, đến bữa chưa kịp ăn cơm, lại có bệnh nhân cấp cứu...
Cái khó nhất đối với những người làm công tác y tế ở trại giam như chị Yến, đó là sự độc lập tác chiến và kinh nghiệm bản thân tự rút ra trong quá trình công tác mà khó có điều kiện chia sẻ. Đơn cử như việc bệnh nhân kêu đau bụng, chỉ cần nhìn sắc mặt, sờ qua người, bác sĩ Yến có thể biết bệnh nhân đó có bị đau thật hay không để từ đó có phương pháp điều trị đúng đắn. Bởi, có một số phạm nhân lười lao động nên thường bịa ra lí do ốm để không phải đi làm, nhất là các phạm nhân bị kỷ luật, thường giả vờ ốm để được nằm bệnh xá, không phải ở trong buồng kỷ luật. “Đối với những phạm nhân như thế, chúng tôi buộc phải “rắn”.
Trung tá, bác sĩ Nguyễn Thị Yến kể qua thăm khám, nếu thấy bệnh nhân có biểu hiện giả vờ, chúng tôi sẽ trực tiếp ngồi tại buồng để theo dõi. Kể cả bệnh nhân kỷ luật chúng tôi cũng chấp nhận ngồi trong buồng kỷ luật để theo dõi. Chính vì vậy, sau vài lần giả vờ bất thành, các phạm nhân trên sẽ không giở chiêu này nữa”.
Tôi thắc mắc chuyện vì sao biết bệnh nhân ốm thật, ốm giả, chị Yến cho biết, tất cả đều do kinh nghiệm cả thôi. Ở bệnh xá, không có các máy móc để chụp chiếu như bệnh viện nên việc khám xét đều dựa trên triệu chứng lâm sàng. Ví dụ bệnh nhân đau bụng, đau đầu thật thì sờ vào người sẽ biết, nếu giả vờ họ thường gồng lên, không cho khám hoặc kêu la thảm thiết nhưng mặt lại hết sức tỉnh táo, bình thường. Đối với những trường hợp như vậy, “chúng tôi cứng rắn, nhưng khéo léo, vừa nói rõ bệnh trạng của họ nhưng vẫn tạo điều kiện ở mức độ nào đó để họ hiểu được có yên tâm cải tạo mới sớm được về nhà”.
Phạm nhân cũng là con người
Công việc của các bác sĩ trong trại giam không chỉ là khám chữa bệnh thông thường mà là trực tiếp đối diện với tội phạm. Nếu chẩn đoán sai, bệnh nhân không ốm (hoặc ốm nhẹ) mà cho đi viện, rất có thể phạm nhân lợi dụng cơ hội trốn; hoặc được nằm bệnh xá để khỏi phải đi làm. Nếu bệnh nhân nặng mà không chữa trị kịp thời cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của họ. Công việc bận rộn, việc phải ngủ lại cơ quan 3-4 buổi/tuần, đặc biệt là khi có bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân chết thì hầu như cán bộ y tế không được ngủ, phải túc trực thường xuyên. Không chỉ khám, chữa bệnh, các y, bác sĩ ở trại giam còn phải làm công tác phòng dịch, bảo vệ môi trường, không được để xảy ra dịch bệnh ở nơi này. Vất vả là vậy, nguy hiểm là vậy nhưng chưa một lúc nào, các bác sỹ mang quân hàm trong màu áo xanh nản lòng, bởi đối với họ, phạm nhân dù là những người có tội nhưng họ vẫn cần sự cảm thông, chia sẻ để làm lại cuộc đời...
Được thành lập từ năm 1976 tại xã Suối Cao, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cho đến nay, Trại giam Xuân Lộc là một trong những đơn vị thường xuyên quản lý số lượng phạm nhân nhiều nhất trong số các trại giam trên cả nước. Tại Bệnh xá phân trại số 1 của Trại giam Xuân Lộc, nhiều phạm nhân bị bệnh ngay khi vào trại, có những phạm nhân trong quá trình chấp hành án mới phát hiện bệnh. Trong khi đó đội ngũ y, bác sĩ ở các bệnh xá còn mỏng, trang thiết bị y tế còn hạn chế nên công việc của các thầy thuốc ở trại gặp rất nhiều khó khăn.
Thiếu tá, y sĩ Lê Mạnh Phước công tác tại Bệnh xá phân trại số 1, Trại giam Xuân Lộc đã từ nhiều năm nay cho biết, số phạm nhân bị các bệnh truyền nhiễm như lao, xơ gan, HIV ở Trại rất nhiều. Đa số các phạm nhân khi vào trại đều giấu bệnh. Qua công tác khám, sàng lọc, các y, bác sĩ của Bệnh xá đã phát hiện và đưa họ đi điều trị. Đối với những bệnh nhân nhiễm HIV, Bệnh xá đã cho họ điều trị bằng thuốc ARV. Những bệnh nhân mắc bệnh lao đều được đưa đi chụp phổi và có phác đồ điều trị. Trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ các bệnh nhân rất cao nhưng trách nhiệm của người thầy thuốc là cứu người nên cán bộ, chiến sĩ ở Bệnh xá luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhờ đó giảm hẳn tỷ lệ bệnh nhân tử vong vì mắc bệnh phổi tại trại.
Tính mạng của ai cũng quý
Chuyện về những lần bị phạm nhân chống đối, thậm chí đe dọa, cắt ven để tạo áp lực đối với nhân viên y tế hoặc dùng kim tiêm dính máu nhiễm HIV để khống chế, yêu sách cũng không phải là ít. Đã có rất nhiều y, bác sỹ phải điều trị phơi nhiễm HIV, hoặc có những lần các chiến sỹ mặc áo blouse trắng này trở thành con tin bất đắc dĩ. Mặc dù phải đối mặt với muôn vàn hiểm nguy nhưng không vì thế mà họ lại chùn bước. Ngược lại, ngoài hậu phương vững chắc là gia đình, người thân hiểu và chia sẻ, đôi khi nhìn những phạm nhân chiến thắng bệnh tật, sống khỏe và yêu đời trở lại, lương tâm nghề nghiệp của những người bác sĩ trại giam lại như trút bỏ hết mọi muộn phiền.
Đối với những người làm công tác chăm sóc sức khỏe cho phạm nhân ở các trại giam nói chung, ngoài việc âm thầm hi sinh, lặng lẽ cống hiến, họ còn có niềm vui nhỏ nhoi khác, ấy là khi phát hiện được bệnh, điều trị mà phạm nhân hợp tác, cùng chữa bệnh với mình. Nếu ở ngoài xã hội, bệnh nhân tìm đến với bác sĩ thì trong môi trường trại giam, bác sĩ lại đi tìm bệnh nhân, thậm chí là năn nỉ để họ cho mình được khám, chữa bệnh. Đó là một nghịch lý, nhưng không vì thế mà đội ngũ y, bác sỹ trại giam lại thiếu đi tâm huyết với nghề mà ngược lại, họ luôn trăn trở với nghề “đặc biệt” này trong từng bữa ăn, giấc ngủ. Những người lính khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ấy luôn coi những phạm nhân trong trại là những người bệnh cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Với phương châm, phạm nhân cũng là người bệnh, họ không nề hà bất cứ việc gì, vượt lên trên mọi khó khăn, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe phạm nhân, tạo điều kiện để họ chấp hành nghiêm án phạt tù./.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 19 đến 25-11-2018)  (27/11/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 19 đến ngày 25-11-2018)  (27/11/2018)
Tạo điều kiện để quan hệ quốc phòng Việt Nam - Cuba tiếp tục phát triển  (26/11/2018)
Trao thưởng cho tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc về tam nông  (26/11/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển