Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 15 đến ngày 21-10-2018)
21:51, ngày 24-10-2018
TCCSĐT - Tuần qua, Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã có chương trình làm việc liên tục với khoảng 70 hoạt động đa phương và song phương, trong khuôn khổ 2 hội nghị quốc tế lớn là ASEM 12 và P4G, làm việc với Ủy ban châu Âu (EC) và thăm 3 nước đối tác quan trọng của Việt Nam tại châu Âu gồm Áo, Bỉ và Đan Mạch. Thành công của chuyến thăm đã tạo nhiều điểm nhấn quan trọng, tạo không khí tin tưởng lạc quan trong cộng đồng doanh nghiệp, tiếp tục nâng tầm các quan hệ song phương với các đối tác ở châu Âu, mở rộng đối ngoại đa phương, góp phần tích cực xây dựng, định hình các thể chế hợp tác đa phương, đồng thời tham gia hiệu quả, đóng góp vào giải quyết các thách thức toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Cộng hòa Áo
Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Áo Sebastian Kurz, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thăm chính thức Cộng hòa Áo từ ngày 14 đến ngày 16-10-2018.
Trong thời gian 3 ngày thăm chính thức Cộng hòa Áo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz và cùng chứng kiến ký kết một số hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước. Thủ tướng đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Áo Wolfgang Sobotka; tới chào xã giao Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen; dự và phát biểu tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt Nam - Áo và tiếp một số doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu của Áo; gặp mặt thân mật với đại diện bà con cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Áo và một số nước châu Âu.
Tại các cuộc tiếp xúc, các nhà lãnh đạo đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mỗi nước; trao đổi về các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ song phương; thảo luận về các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm và có lợi ích. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương; ủng hộ việc ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (IPA) trong thời gian sớm nhất có thể. Đồng thời cam kết thúc đẩy bảo vệ quyền con người, nhận thức rõ vai trò của các bên liên quan trong việc hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, giảm bất bình đẳng, thúc đẩy đổi mới, thịnh vượng và tăng cường phát triển bền vững. Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của các biện pháp xây dựng lòng tin, kiềm chế không sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương của Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS năm 1982).
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp các Đại sứ trình Quốc thư
Sáng 16-10-2018, tại Phủ Chủ tịch, Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman, Đại sứ Bỉ Paul Jansen, Đại sứ Đan Mạch Kim Hojlund Christensen đã trình Quốc thư lên Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhân dịp được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam. Sau lễ trình Quốc thư, Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tiếp các Đại sứ.
Nhiệt liệt chào mừng các Đại sứ nhận nhiệm vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của các nước Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch tại Việt Nam, Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định, Nhà nước Việt Nam mong muốn tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên tất cả các lĩnh vực. Các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ, tạo thuận lợi cho các Đại sứ hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mở rộng hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước. Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tin tưởng, trên nền tảng tốt đẹp mà Việt Nam và các nước đã cùng vun đắp, là người đã có nhiều kinh nghiệm hợp tác với Việt Nam cũng như đóng góp tích cực cho quan hệ Việt Nam với các nước trên những cương vị đã từng đảm nhiệm, các Đại sứ sẽ phát huy hiệu quả vai trò là người kiến nghị chính sách và cầu nối quan trọng, góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam với các nước tiếp tục phát triên trên mọi lĩnh vực, đem lại lợi ích cho cả hai bên, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Các Đại sứ đã gửi đến Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh lời chào, lời chúc sức khỏe của các nhà lãnh đạo cấp cao các nước trong đó nhấn mạnh mong muốn tăng cường và củng cố quan hệ với Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời khẳng định, sẽ nỗ lực hết sức mình để góp phần thúc đẩy quan hệ các nước với Việt Nam phát triển thực chất, hiệu quả. Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với các nước và mong rằng, trong thời gian tới Việt Nam với các bên sẽ quan tâm, tiến hành trao đổi đoàn cấp cao, cũng như tham vấn trực tiếp giữa các bộ, ngành, để tìm kiếm các biện pháp tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên tất cả các lĩnh vực đi vào chiều sâu, vì những lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước.
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng dự Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN lần thứ 12 và Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN mở rộng lần thứ 5
Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng, Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu tham dự Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN (ADMM) lần thứ 12 và Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 5, diễn ra tại Singapore từ ngày 18 đến ngày 20-10-2018.
Việc tham gia các Hội nghị của Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao nước ta thể hiện sự tham gia tích cực, chủ động, có trách nhiệm của Việt Nam vào các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ ADMM và ADMM+. Thông qua các diễn đàn, nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả các sáng kiến của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng ASEAN; đồng thời khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam đối với khu vực và thế giới tại các diễn đàn đa phương cũng như thúc đẩy nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự ASEM 12, thăm làm việc tại Liên minh châu Âu và thăm chính thức Vương quốc Bỉ
Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Thủ tướng Vương Quốc Bỉ Charles Michel, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Cấp cao Việt Nam có chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 12, thăm làm việc tại Liên minh châu Âu (EU) và thăm chính thức Vương quốc Bỉ từ ngày 16 đến ngày 19-10-2018.
Tham dự Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 12 (ASEM 12), Thủ tướng đã có bài phát biểu tại phiên toàn thể thứ 2 của hội nghị về “Củng cố hệ thống đa phương: Thúc đẩy quan hệ đối tác ASEM ứng phó với các thách thức toàn cầu”. Tại phiên họp hẹp của riêng các nhà lãnh đạo quốc gia ASEM bàn về “Các vấn đề quốc tế và khu vực”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam và các nước ASEAN đã và đang phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, trong đó có các thành viên ASEM, để duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thương mại tự do không bị cản trở ở Biển Đông, nơi có tuyến hàng hải quốc tế lớn, kết nối giao thương Á Âu và toàn cầu. Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng, đại diện Việt Nam và EU đã ký Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của một quan hệ đối tác quan trọng mà thông qua đó Việt Nam và EU sẽ cùng hợp tác để giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp.
Trong khuôn khổ hội nghị, Thủ tướng cũng đã dự và chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU. Bên lề hội nghị, Thủ tướng đã có 12 cuộc tiếp xúc song phương với các nguyên thủ, nhà lãnh đạo dự Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean - Claude Juncker; Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg, Thủ tướng Slovenia Marjan Sarec, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, Tổng thống Mông Cổ Khaltamaagiin Battulga, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, Thủ tướng Phần Lan Juha Sipila, Thủ tướng Anh Theresa May, Thủ tướng tướng Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras… để trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương và giải quyết các vấn đề cụ thể.
Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Áo Sebastian Kurz, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thăm chính thức Cộng hòa Áo từ ngày 14 đến ngày 16-10-2018.
Trong thời gian 3 ngày thăm chính thức Cộng hòa Áo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz và cùng chứng kiến ký kết một số hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước. Thủ tướng đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Áo Wolfgang Sobotka; tới chào xã giao Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen; dự và phát biểu tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt Nam - Áo và tiếp một số doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu của Áo; gặp mặt thân mật với đại diện bà con cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Áo và một số nước châu Âu.
Tại các cuộc tiếp xúc, các nhà lãnh đạo đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mỗi nước; trao đổi về các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ song phương; thảo luận về các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm và có lợi ích. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương; ủng hộ việc ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (IPA) trong thời gian sớm nhất có thể. Đồng thời cam kết thúc đẩy bảo vệ quyền con người, nhận thức rõ vai trò của các bên liên quan trong việc hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, giảm bất bình đẳng, thúc đẩy đổi mới, thịnh vượng và tăng cường phát triển bền vững. Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của các biện pháp xây dựng lòng tin, kiềm chế không sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương của Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS năm 1982).
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp các Đại sứ trình Quốc thư
Sáng 16-10-2018, tại Phủ Chủ tịch, Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman, Đại sứ Bỉ Paul Jansen, Đại sứ Đan Mạch Kim Hojlund Christensen đã trình Quốc thư lên Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhân dịp được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam. Sau lễ trình Quốc thư, Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tiếp các Đại sứ.
Nhiệt liệt chào mừng các Đại sứ nhận nhiệm vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của các nước Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch tại Việt Nam, Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định, Nhà nước Việt Nam mong muốn tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên tất cả các lĩnh vực. Các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ, tạo thuận lợi cho các Đại sứ hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mở rộng hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước. Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tin tưởng, trên nền tảng tốt đẹp mà Việt Nam và các nước đã cùng vun đắp, là người đã có nhiều kinh nghiệm hợp tác với Việt Nam cũng như đóng góp tích cực cho quan hệ Việt Nam với các nước trên những cương vị đã từng đảm nhiệm, các Đại sứ sẽ phát huy hiệu quả vai trò là người kiến nghị chính sách và cầu nối quan trọng, góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam với các nước tiếp tục phát triên trên mọi lĩnh vực, đem lại lợi ích cho cả hai bên, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Các Đại sứ đã gửi đến Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh lời chào, lời chúc sức khỏe của các nhà lãnh đạo cấp cao các nước trong đó nhấn mạnh mong muốn tăng cường và củng cố quan hệ với Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời khẳng định, sẽ nỗ lực hết sức mình để góp phần thúc đẩy quan hệ các nước với Việt Nam phát triển thực chất, hiệu quả. Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với các nước và mong rằng, trong thời gian tới Việt Nam với các bên sẽ quan tâm, tiến hành trao đổi đoàn cấp cao, cũng như tham vấn trực tiếp giữa các bộ, ngành, để tìm kiếm các biện pháp tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên tất cả các lĩnh vực đi vào chiều sâu, vì những lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước.
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng dự Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN lần thứ 12 và Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN mở rộng lần thứ 5
Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng, Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu tham dự Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN (ADMM) lần thứ 12 và Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 5, diễn ra tại Singapore từ ngày 18 đến ngày 20-10-2018.
Việc tham gia các Hội nghị của Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao nước ta thể hiện sự tham gia tích cực, chủ động, có trách nhiệm của Việt Nam vào các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ ADMM và ADMM+. Thông qua các diễn đàn, nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả các sáng kiến của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng ASEAN; đồng thời khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam đối với khu vực và thế giới tại các diễn đàn đa phương cũng như thúc đẩy nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự ASEM 12, thăm làm việc tại Liên minh châu Âu và thăm chính thức Vương quốc Bỉ
Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Thủ tướng Vương Quốc Bỉ Charles Michel, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Cấp cao Việt Nam có chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 12, thăm làm việc tại Liên minh châu Âu (EU) và thăm chính thức Vương quốc Bỉ từ ngày 16 đến ngày 19-10-2018.
Tham dự Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 12 (ASEM 12), Thủ tướng đã có bài phát biểu tại phiên toàn thể thứ 2 của hội nghị về “Củng cố hệ thống đa phương: Thúc đẩy quan hệ đối tác ASEM ứng phó với các thách thức toàn cầu”. Tại phiên họp hẹp của riêng các nhà lãnh đạo quốc gia ASEM bàn về “Các vấn đề quốc tế và khu vực”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam và các nước ASEAN đã và đang phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, trong đó có các thành viên ASEM, để duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thương mại tự do không bị cản trở ở Biển Đông, nơi có tuyến hàng hải quốc tế lớn, kết nối giao thương Á Âu và toàn cầu. Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng, đại diện Việt Nam và EU đã ký Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của một quan hệ đối tác quan trọng mà thông qua đó Việt Nam và EU sẽ cùng hợp tác để giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp.
Trong khuôn khổ hội nghị, Thủ tướng cũng đã dự và chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU. Bên lề hội nghị, Thủ tướng đã có 12 cuộc tiếp xúc song phương với các nguyên thủ, nhà lãnh đạo dự Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean - Claude Juncker; Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg, Thủ tướng Slovenia Marjan Sarec, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, Tổng thống Mông Cổ Khaltamaagiin Battulga, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, Thủ tướng Phần Lan Juha Sipila, Thủ tướng Anh Theresa May, Thủ tướng tướng Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras… để trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương và giải quyết các vấn đề cụ thể.
Trong chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Bỉ Charles Michel và cùng chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành hai nước; hội kiến Nhà Vua Bỉ Phillippe; gặp Chủ tịch Hạ viện Bỉ Siegfried Bracke; tiếp Bộ trưởng - Chủ tịch Vùng Wallonie Willy Borsus và Bộ trưởng - Chủ tịch vùng Flanders Geert Bourgeois; dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - EU và Bỉ; gặp gỡ, nói chuyện cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Bỉ; làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu của Bỉ và châu Âu; tiếp nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, Chủ tịch Nhóm các Nghị sỹ Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Thượng viện Bỉ Steven Vanackere.
Trong chuyến thăm và làm việc tại châu Âu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani; Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu Bernd Lange; dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 16 (AEBF 16) với sự hội tụ của 400 doanh nghiệp lớn thuộc hai châu lục.
Trong chuyến thăm và làm việc tại châu Âu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani; Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu Bernd Lange; dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 16 (AEBF 16) với sự hội tụ của 400 doanh nghiệp lớn thuộc hai châu lục.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G), thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch
Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Cấp cao Việt Nam đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) và thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch từ ngày 19 đến ngày 21-10-2018. Đây là chuyến thăm chính thức Đan Mạch đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và diễn ra đúng vào năm kỷ niệm 5 năm Việt Nam - Đan Mạch thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện.
Tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và các Mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu tại lễ khai mạc sự kiện này. Với vai trò là một trong số các quốc gia tham gia sáng lập Diễn đàn P4G, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của tăng cường hợp tác quốc tế trong thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh toàn cầu đến 2030. Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ P4G trong thời gian tới để triển khai thành công các sáng kiến thúc đẩy phát triển bền vững thông qua triển khai thực hiện Chiến lược Tăng trưởng Xanh ở Việt Nam và trên phạm vi toàn thế giới. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự chiêu đãi của Nữ hoàng Đan Mạch dành cho các Trưởng đoàn tham dự Hội nghị tại Cung điện Hoàng Gia và tiệc trưa của Hoàng tử cùng Công nương Đan Mạch chủ trì tại Hội nghị. Thủ tướng và Đoàn cũng đã tham dự lễ trao giải P4G và Lễ bế mạc Hội nghị. Bên lề Hội nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có tiếp xúc với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae in, Tổng thống Ethiopia Mulatu Teshome, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte.
Trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đan Mạch Lars Rasmussen. Hai Thủ tướng cùng chứng kiến lễ ký kết 7 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành hai nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có cuộc hội kiến Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe II.
Triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư trong chương trình chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc đối thoại bàn tròn với khoảng 20 doanh nghiệp, nhà đầu tư trong những lĩnh vực then chốt của Đan Mạch. Trong khuôn khổ các hoạt động của doanh nghiệp và tại Đối thoại bàn tròn cấp cao đã có 3 biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ, hàng hải, logistic… đã được ký kết, trong đó có 1 thỏa thuận đã được ký tại Hội đàm chính thức giữa hai Thủ tướng. Riêng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng đã ký Thỏa thuận hợp tác với Liên đoàn công nghiệp Đan Mạch nhằm xây dựng các dự án, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hai bên trong quá trình kinh doanh đầu tư. Nhân dịp thăm Đan Mạch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã tới gặp mặt và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng Việt Nam tại Đan Mạch.
Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Cấp cao Việt Nam đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) và thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch từ ngày 19 đến ngày 21-10-2018. Đây là chuyến thăm chính thức Đan Mạch đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và diễn ra đúng vào năm kỷ niệm 5 năm Việt Nam - Đan Mạch thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện.
Tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và các Mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu tại lễ khai mạc sự kiện này. Với vai trò là một trong số các quốc gia tham gia sáng lập Diễn đàn P4G, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của tăng cường hợp tác quốc tế trong thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh toàn cầu đến 2030. Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ P4G trong thời gian tới để triển khai thành công các sáng kiến thúc đẩy phát triển bền vững thông qua triển khai thực hiện Chiến lược Tăng trưởng Xanh ở Việt Nam và trên phạm vi toàn thế giới. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự chiêu đãi của Nữ hoàng Đan Mạch dành cho các Trưởng đoàn tham dự Hội nghị tại Cung điện Hoàng Gia và tiệc trưa của Hoàng tử cùng Công nương Đan Mạch chủ trì tại Hội nghị. Thủ tướng và Đoàn cũng đã tham dự lễ trao giải P4G và Lễ bế mạc Hội nghị. Bên lề Hội nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có tiếp xúc với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae in, Tổng thống Ethiopia Mulatu Teshome, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte.
Trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đan Mạch Lars Rasmussen. Hai Thủ tướng cùng chứng kiến lễ ký kết 7 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành hai nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có cuộc hội kiến Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe II.
Triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư trong chương trình chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc đối thoại bàn tròn với khoảng 20 doanh nghiệp, nhà đầu tư trong những lĩnh vực then chốt của Đan Mạch. Trong khuôn khổ các hoạt động của doanh nghiệp và tại Đối thoại bàn tròn cấp cao đã có 3 biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ, hàng hải, logistic… đã được ký kết, trong đó có 1 thỏa thuận đã được ký tại Hội đàm chính thức giữa hai Thủ tướng. Riêng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng đã ký Thỏa thuận hợp tác với Liên đoàn công nghiệp Đan Mạch nhằm xây dựng các dự án, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hai bên trong quá trình kinh doanh đầu tư. Nhân dịp thăm Đan Mạch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã tới gặp mặt và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng Việt Nam tại Đan Mạch.
Ý nghĩa chuyến thăm song phương EU và 3 nước thành viên Áo, Bỉ và Đan Mạch của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Chưa đầy một tuần, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có một chương trình hoạt động dày đặc với 3 điểm đến là Cộng hòa Áo, Vương quốc Bỉ và Vương quốc Đan Mạch, 6 mục tiêu quan trọng là thăm chính thức 3 nước trên và EU, dự Hội nghị Cấp cao ASEM 12 và dự Hội nghị P4G.
Chưa đầy một tuần, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có một chương trình hoạt động dày đặc với 3 điểm đến là Cộng hòa Áo, Vương quốc Bỉ và Vương quốc Đan Mạch, 6 mục tiêu quan trọng là thăm chính thức 3 nước trên và EU, dự Hội nghị Cấp cao ASEM 12 và dự Hội nghị P4G.
Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới 3 nước: Áo, Bỉ, Đan Mạch và thăm làm việc với EU, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc hội đàm quan trọng với Thủ tướng 3 nước và Chủ tịch Ủy ban châu Âu mà theo Thủ tướng, để cùng nhau tạo nên các kỳ tích mới trong quan hệ hợp tác. Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng, Việt Nam cùng 3 nước và EU đã ký 30 văn kiện, thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm các văn kiện ký sau hội đàm và tại các diễn đàn doanh nghiệp. Hội đàm với Thủ tướng Áo, quốc gia hiện là Chủ tịch EU, hai bên thống nhất phối hợp và nỗ lực đưa Áo trở thành một trong những đối tác kinh tế hàng đầu châu Âu của Việt Nam. Hội đàm với Thủ tướng Bỉ, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế, duy trì các cơ chế hợp tác như Ủy ban hỗn hợp Việt - Bỉ về Hợp tác kinh tế để định hướng quan hệ kinh tế. Nhân dịp này, hai bên chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp. Hội đàm với Thủ tướng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen, hai bên đã chia sẻ những đánh giá về quan hệ song phương và trao đổi về các biện pháp cụ thể nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Đan Mạch.
Trong cuộc làm việc với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Chủ tịch EC coi trọng hợp tác toàn diện với Việt Nam và vui mừng thông báo, Ủy ban châu Âu đã thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu chấp thuận để ký chính thức EVFTA (dự kiến cuối năm 2018) và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn (đầu 2019). Sự kiện nổi bật này mang thông điệp hợp tác mạnh mẽ ngay trước khi khai mạc Hội nghị ASEM 12, qua đó cũng đề cao vai trò của Việt Nam trong hợp tác ASEM. Trong các Diễn đàn Doanh nghiệp, Tọa đàm chuyên đề, gặp song phương, lãnh đạo, doanh nghiệp các nước bày tỏ mong muốn EVFTA sẽ được ký kết và phê chuẩn trong thời gian sớm nhất; cho rằng EVFTA sẽ mở ra những cơ hội lớn cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU.
EU là các đối tác rất quan trọng của Việt Nam, là đối tác thương mại thứ ba sau Trung Quốc, Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Mỹ, nhà đầu tư lớn thứ năm vào Việt Nam. Áo hiện là Chủ tịch luân phiên EU trong 6 tháng cuối năm 2018, đang rất tích cực ủng hộ Việt Nam trong quan hệ với EU. Bỉ có hợp tác đa dạng với Việt Nam từ cấp trung ương đến cấp vùng, cộng đồng. Đan Mạch là đối tác toàn diện của Việt Nam.
Các nước và EU đã đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn rất trọng thị và trao đổi thẳng thắn, thực chất; bày tỏ hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, nhấn mạnh quan hệ song phương đang trên đà phát triển tốt, đồng thời cần nỗ lực để đưa hợp tác phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn, gia tăng tính đối tác và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển của mỗi bên; đánh giá cao vai trò, vị thế khu vực và quốc tế của Việt Nam, mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong ASEM, hợp tác ASEAN-EU, Liên hợp quốc. Lãnh đạo các nước và EU cũng bày tỏ ủng hộ việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trên tinh thần đó, Thủ tướng đã trao đổi với với các đối tác nhiều định hướng tăng cường và mở rộng quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển đến hợp tác quốc phòng, năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như hợp tác tại các diễn đàn đa phương.
Với EU, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác trong khai thác thủy sản bền vững, trong đó EU ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam trong khắc phục các vấn đề liên quan tới khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU fishing), tiến tới việc gỡ bỏ thẻ vàng cho khai thác hải sản Việt Nam. Một nội dung nổi bật xuyên suốt là việc hai bên cùng nỗ lực thúc đẩy sớm ký kết, phê chuẩn và thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA), hiện thực hóa những cơ hội to lớn mà hiệp định này mang lại cho cả hai bên. Việc ngay trong chuyến thăm, Ủy ban châu Âu đã thông qua quyết định trình EVFTA lên Hội đồng châu Âu xem xét chấp thuận ký chính thức là một quyết định kịp thời, đáp ứng yêu cầu hiện nay và lợi ích của hai bên. Dư luận đánh giá đây là một thông điệp quan trọng, nhiều ý nghĩa, khẳng định cam kết của cả Việt Nam và EU đối với hệ thống thương mại đa phương mở. Tiếng nói của các doanh nghiệp EU đều thể hiện sự mong đợi sớm triển khai hiệp định này. Kết quả này cùng với việc ta thông báo Quốc hội chuẩn bị xem xét phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong tháng 11 tới đã đề cao hình ảnh Việt Nam đi đầu tham gia các liên kết kinh tế tiêu chuẩn cao, đóng góp thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư.
Các cuộc hội đàm, trao đổi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo và với đại diện doanh nghiệp các nước thể hiện sự tìm tòi những hướng đi mới cho hợp tác. Áo cam kết tiếp tục duy trì hợp tác phát triển với Việt Nam, muốn Áo trở thành một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam ở khu vực, triển khai sâu hơn hợp tác hai nước trên các lĩnh vực hạ tầng đường sắt, y tế, du lịch, đào tạo, thương mại điện tử, khoa học công nghệ, du lịch. Bỉ muốn đưa hợp tác về nông nghiệp trở thành một lĩnh vực ưu tiên giữa hai nước và đã cùng Việt Nam thống nhất những định hướng xây dựng một mối quan hệ có tính chiến lược trong lĩnh vực này, phục vụ cho tăng trưởng xanh cũng như phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đan Mạch đề nghị hợp tác hướng mạnh hơn cho việc phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững, phát triển năng lượng sạch. Các diễn đàn và tọa đàm doanh nghiệp thu hút sự tham dự của đông đảo lãnh đạo, đại diện các tập đoàn, công ty, đông nhất là tại Bỉ với 250 doanh nghiệp EU, Bỉ và Việt Nam. Ngay trong chuyến đi, đã có 3 Tuyên bố chung và 30 thoả thuận hợp tác cấp chính phủ, địa phương và giữa các doanh nghiệp được thông qua hoặc ký kết.
Có thể thấy, chuyến thăm chính thức Áo, Bỉ, Đan Mạch và EU lần này của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành công tốt đẹp, tạo ra nhiều đột phá, là động lực quan trọng đưa quan hệ hợp tác Việt Nam với các đối tác tiếp tục đi vào chiều sâu, theo hướng toàn diện hơn, hiệu quả hơn, thiết thực hơn, mang lại lợi ích nhiều hơn cho cả hai bên, đồng thời, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề chung của quốc tế.
Đóng góp của Đoàn Việt Nam cho thành công chung của Hội nghị ASEM và P4G lần này
Tại Hội nghị ASEM 12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một trong 08 nhà lãnh đạo của 53 thành viên ASEM được mời phát biểu dẫn đề và có phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 16. Tại hội nghị, các thành viên đánh giá cao nhiều đề xuất thiết thực của Việt Nam nhằm nâng tầm quan hệ đối tác Á - Âu trong thập kỷ thứ ba, nhất là đề cao vai trò tiên phong của ASEM trong thúc đẩy hợp tác đa phương và ứng phó với các thách thức toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm kinh tế - xã hội, kết nối các trung tâm đổi mới, sáng tạo, các trung tâm phát triển nguồn nhân lực ASEM, gắn kết mạng lưới doanh nhân nữ. Để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chúng ta đề nghị các nước phát triển hỗ trợ các nước đang phát triển trong tiếp cận tài chính, chuyển giao công nghệ, đầu tư năng lượng sạch, đồng thời, ASEM cần đóng góp vào những nỗ lực chung về giảm chất thải nhựa ra đại dương, quản lý bền vững nguồn nước xuyên biên giới, thúc đẩy hợp tác giữa tiểu vùng Mekong và Danube. Chúng ta cũng nhận được sự ủng hộ rộng rãi và tham gia đồng tác giả của nhiều thành viên đối với hai đề xuất mới thúc đẩy hợp tác ASEM trong các lĩnh vực phát triển bao trùm về kinh tế và xã hội và kinh tế số trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0.
Các thành viên cũng chia sẻ và hoan nghênh đề xuất của Việt Nam về thúc đẩy đối thoại, hợp tác nhằm duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Đông Nam Á, trong đó có Biển Đông, góp phần quan trọng thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết và thịnh vượng ở hai châu lục và trên thế giới. Đề nghị của ta tổ chức đối thoại thường kỳ về thúc đẩy kênh Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEM và đối thoại giữa các bộ trưởng Kinh tế với cộng đồng doanh nghiệp đã được các doanh nghiệp tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 16 ủng hộ mạnh mẽ.
Tại Hội nghị P4G, lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến và dưới sự chủ trì của Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen, sự tham gia của Việt Nam với vai trò là đồng sáng lập viên có ý nghĩa rất quan trọng, được chủ nhà Đan Mạch đánh giá rất cao. Các chia sẻ và kiến nghị của ta đưa ra tại hội nghị được các thành viên ủng hộ, tán đồng. Thông điệp của Thủ tướng đưa ra tại hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó biến đổi khí hậu; khẳng định Việt Nam sẽ chung tay hành động cùng với các chính phủ thành viên của Diễn đàn hiện thực hóa mục tiêu xanh toàn cầu 2030, sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác thực hiện các sáng kiến của Diễn đàn về thúc đẩy các các dự án công tư (PPP) trong tăng trưởng xanh, đặc biệt là về tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, nông nghiệp và tài nguyên nước, phát triển đô thị thông minh, kinh tế tuần hoàn… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong triển khai thực hiện mục tiêu chung của diễn đàn, trong đó có việc thành lập Diễn đàn quốc gia P4G. Việt Nam huy động các bộ, ngành, chính quyền địa phương và doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện các sáng kiến trong quản lý rác thải nhựa và thúc đẩy phân loại rác tại nguồn, cũng như xây dựng mô hình tài chính hỗn hợp trong đầu tư lĩnh vực cấp thoát nước ở Việt Nam.
Trong dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có gần 20 cuộc gặp chính thức và tiếp xúc bên lề với các nhà lãnh đạo Á - Âu. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội kiến Tổng thống Cộng hòa Cyprus, gặp Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Bồ Đào Nha. Các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương đã góp phần quan trọng, vận động được sự ủng hộ và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa ta với các đối tác, trong đó có nhiều đối tác chiến lược, đối tác toàn diện cũng như các đối tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam.
Việc Việt Nam tham gia tích cực, chủ động, có nhiều đề xuất, sáng kiến được ủng hộ tại các diễn đàn đa phương như ASEM 12 và P4G vừa qua góp phần quan trọng nhằm thúc đẩy các lợi ích, quan tâm về phát triển và an ninh cũng như nâng cao vị thế đất nước. Để tiếp tục triển khai chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương vừa được ban hành, chúng ta cần tiếp tục tham gia chủ động, tích cực, vươn lên đóng vai trò nòng cốt hơn tại các cơ chế hợp tác đa phương quan trọng khác, qua đó nâng cao vai trò vị thế của đất nước, tận dụng các cơ hội của hợp tác đa phương để phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển đất nước./.
Trong cuộc làm việc với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Chủ tịch EC coi trọng hợp tác toàn diện với Việt Nam và vui mừng thông báo, Ủy ban châu Âu đã thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu chấp thuận để ký chính thức EVFTA (dự kiến cuối năm 2018) và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn (đầu 2019). Sự kiện nổi bật này mang thông điệp hợp tác mạnh mẽ ngay trước khi khai mạc Hội nghị ASEM 12, qua đó cũng đề cao vai trò của Việt Nam trong hợp tác ASEM. Trong các Diễn đàn Doanh nghiệp, Tọa đàm chuyên đề, gặp song phương, lãnh đạo, doanh nghiệp các nước bày tỏ mong muốn EVFTA sẽ được ký kết và phê chuẩn trong thời gian sớm nhất; cho rằng EVFTA sẽ mở ra những cơ hội lớn cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU.
EU là các đối tác rất quan trọng của Việt Nam, là đối tác thương mại thứ ba sau Trung Quốc, Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Mỹ, nhà đầu tư lớn thứ năm vào Việt Nam. Áo hiện là Chủ tịch luân phiên EU trong 6 tháng cuối năm 2018, đang rất tích cực ủng hộ Việt Nam trong quan hệ với EU. Bỉ có hợp tác đa dạng với Việt Nam từ cấp trung ương đến cấp vùng, cộng đồng. Đan Mạch là đối tác toàn diện của Việt Nam.
Các nước và EU đã đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn rất trọng thị và trao đổi thẳng thắn, thực chất; bày tỏ hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, nhấn mạnh quan hệ song phương đang trên đà phát triển tốt, đồng thời cần nỗ lực để đưa hợp tác phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn, gia tăng tính đối tác và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển của mỗi bên; đánh giá cao vai trò, vị thế khu vực và quốc tế của Việt Nam, mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong ASEM, hợp tác ASEAN-EU, Liên hợp quốc. Lãnh đạo các nước và EU cũng bày tỏ ủng hộ việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trên tinh thần đó, Thủ tướng đã trao đổi với với các đối tác nhiều định hướng tăng cường và mở rộng quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển đến hợp tác quốc phòng, năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như hợp tác tại các diễn đàn đa phương.
Với EU, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác trong khai thác thủy sản bền vững, trong đó EU ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam trong khắc phục các vấn đề liên quan tới khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU fishing), tiến tới việc gỡ bỏ thẻ vàng cho khai thác hải sản Việt Nam. Một nội dung nổi bật xuyên suốt là việc hai bên cùng nỗ lực thúc đẩy sớm ký kết, phê chuẩn và thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA), hiện thực hóa những cơ hội to lớn mà hiệp định này mang lại cho cả hai bên. Việc ngay trong chuyến thăm, Ủy ban châu Âu đã thông qua quyết định trình EVFTA lên Hội đồng châu Âu xem xét chấp thuận ký chính thức là một quyết định kịp thời, đáp ứng yêu cầu hiện nay và lợi ích của hai bên. Dư luận đánh giá đây là một thông điệp quan trọng, nhiều ý nghĩa, khẳng định cam kết của cả Việt Nam và EU đối với hệ thống thương mại đa phương mở. Tiếng nói của các doanh nghiệp EU đều thể hiện sự mong đợi sớm triển khai hiệp định này. Kết quả này cùng với việc ta thông báo Quốc hội chuẩn bị xem xét phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong tháng 11 tới đã đề cao hình ảnh Việt Nam đi đầu tham gia các liên kết kinh tế tiêu chuẩn cao, đóng góp thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư.
Các cuộc hội đàm, trao đổi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo và với đại diện doanh nghiệp các nước thể hiện sự tìm tòi những hướng đi mới cho hợp tác. Áo cam kết tiếp tục duy trì hợp tác phát triển với Việt Nam, muốn Áo trở thành một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam ở khu vực, triển khai sâu hơn hợp tác hai nước trên các lĩnh vực hạ tầng đường sắt, y tế, du lịch, đào tạo, thương mại điện tử, khoa học công nghệ, du lịch. Bỉ muốn đưa hợp tác về nông nghiệp trở thành một lĩnh vực ưu tiên giữa hai nước và đã cùng Việt Nam thống nhất những định hướng xây dựng một mối quan hệ có tính chiến lược trong lĩnh vực này, phục vụ cho tăng trưởng xanh cũng như phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đan Mạch đề nghị hợp tác hướng mạnh hơn cho việc phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững, phát triển năng lượng sạch. Các diễn đàn và tọa đàm doanh nghiệp thu hút sự tham dự của đông đảo lãnh đạo, đại diện các tập đoàn, công ty, đông nhất là tại Bỉ với 250 doanh nghiệp EU, Bỉ và Việt Nam. Ngay trong chuyến đi, đã có 3 Tuyên bố chung và 30 thoả thuận hợp tác cấp chính phủ, địa phương và giữa các doanh nghiệp được thông qua hoặc ký kết.
Có thể thấy, chuyến thăm chính thức Áo, Bỉ, Đan Mạch và EU lần này của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành công tốt đẹp, tạo ra nhiều đột phá, là động lực quan trọng đưa quan hệ hợp tác Việt Nam với các đối tác tiếp tục đi vào chiều sâu, theo hướng toàn diện hơn, hiệu quả hơn, thiết thực hơn, mang lại lợi ích nhiều hơn cho cả hai bên, đồng thời, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề chung của quốc tế.
Đóng góp của Đoàn Việt Nam cho thành công chung của Hội nghị ASEM và P4G lần này
Tại Hội nghị ASEM 12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một trong 08 nhà lãnh đạo của 53 thành viên ASEM được mời phát biểu dẫn đề và có phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 16. Tại hội nghị, các thành viên đánh giá cao nhiều đề xuất thiết thực của Việt Nam nhằm nâng tầm quan hệ đối tác Á - Âu trong thập kỷ thứ ba, nhất là đề cao vai trò tiên phong của ASEM trong thúc đẩy hợp tác đa phương và ứng phó với các thách thức toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm kinh tế - xã hội, kết nối các trung tâm đổi mới, sáng tạo, các trung tâm phát triển nguồn nhân lực ASEM, gắn kết mạng lưới doanh nhân nữ. Để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chúng ta đề nghị các nước phát triển hỗ trợ các nước đang phát triển trong tiếp cận tài chính, chuyển giao công nghệ, đầu tư năng lượng sạch, đồng thời, ASEM cần đóng góp vào những nỗ lực chung về giảm chất thải nhựa ra đại dương, quản lý bền vững nguồn nước xuyên biên giới, thúc đẩy hợp tác giữa tiểu vùng Mekong và Danube. Chúng ta cũng nhận được sự ủng hộ rộng rãi và tham gia đồng tác giả của nhiều thành viên đối với hai đề xuất mới thúc đẩy hợp tác ASEM trong các lĩnh vực phát triển bao trùm về kinh tế và xã hội và kinh tế số trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0.
Các thành viên cũng chia sẻ và hoan nghênh đề xuất của Việt Nam về thúc đẩy đối thoại, hợp tác nhằm duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Đông Nam Á, trong đó có Biển Đông, góp phần quan trọng thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết và thịnh vượng ở hai châu lục và trên thế giới. Đề nghị của ta tổ chức đối thoại thường kỳ về thúc đẩy kênh Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEM và đối thoại giữa các bộ trưởng Kinh tế với cộng đồng doanh nghiệp đã được các doanh nghiệp tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 16 ủng hộ mạnh mẽ.
Tại Hội nghị P4G, lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến và dưới sự chủ trì của Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen, sự tham gia của Việt Nam với vai trò là đồng sáng lập viên có ý nghĩa rất quan trọng, được chủ nhà Đan Mạch đánh giá rất cao. Các chia sẻ và kiến nghị của ta đưa ra tại hội nghị được các thành viên ủng hộ, tán đồng. Thông điệp của Thủ tướng đưa ra tại hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó biến đổi khí hậu; khẳng định Việt Nam sẽ chung tay hành động cùng với các chính phủ thành viên của Diễn đàn hiện thực hóa mục tiêu xanh toàn cầu 2030, sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác thực hiện các sáng kiến của Diễn đàn về thúc đẩy các các dự án công tư (PPP) trong tăng trưởng xanh, đặc biệt là về tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, nông nghiệp và tài nguyên nước, phát triển đô thị thông minh, kinh tế tuần hoàn… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong triển khai thực hiện mục tiêu chung của diễn đàn, trong đó có việc thành lập Diễn đàn quốc gia P4G. Việt Nam huy động các bộ, ngành, chính quyền địa phương và doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện các sáng kiến trong quản lý rác thải nhựa và thúc đẩy phân loại rác tại nguồn, cũng như xây dựng mô hình tài chính hỗn hợp trong đầu tư lĩnh vực cấp thoát nước ở Việt Nam.
Trong dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có gần 20 cuộc gặp chính thức và tiếp xúc bên lề với các nhà lãnh đạo Á - Âu. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội kiến Tổng thống Cộng hòa Cyprus, gặp Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Bồ Đào Nha. Các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương đã góp phần quan trọng, vận động được sự ủng hộ và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa ta với các đối tác, trong đó có nhiều đối tác chiến lược, đối tác toàn diện cũng như các đối tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam.
Việc Việt Nam tham gia tích cực, chủ động, có nhiều đề xuất, sáng kiến được ủng hộ tại các diễn đàn đa phương như ASEM 12 và P4G vừa qua góp phần quan trọng nhằm thúc đẩy các lợi ích, quan tâm về phát triển và an ninh cũng như nâng cao vị thế đất nước. Để tiếp tục triển khai chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương vừa được ban hành, chúng ta cần tiếp tục tham gia chủ động, tích cực, vươn lên đóng vai trò nòng cốt hơn tại các cơ chế hợp tác đa phương quan trọng khác, qua đó nâng cao vai trò vị thế của đất nước, tận dụng các cơ hội của hợp tác đa phương để phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển đất nước./.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045  (24/10/2018)
Xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng - Quyền lực và phẩm chất quyền lực  (24/10/2018)
Việt Nam với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0  (24/10/2018)
Chính phủ sẽ lắng nghe để chất lượng công việc tốt hơn  (24/10/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên