Việt Nam đưa ra nhiều sáng kiến thúc đẩy hợp tác an ninh quốc phòng
Đoàn Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tham dự hai hội nghị quan trọng này cùng một loạt các sự kiện bên lề và tiếp xúc song phương với nhiều nước đối tác.
Tại các hội nghị này, các Bộ trưởng đã đạt được sự đồng thuận trong việc tăng cường xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong lĩnh vực chống khủng bố cũng như đẩy lùi các thách thức an ninh đang đe dọa tới hòa bình, ổn dịnh ở khu vực.
Là một thành viên tích cực của diễn đàn ADMM và ADMM+, Việt Nam đã đưa ra nhiều quan điểm, sáng kiến và được các nước ủng hộ trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc phòng thực chất và hiệu quả, góp phần tăng cường tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.
Liên quan đến những nội dung này, Trung tướng Vũ Chiến Thắng - Cục trưởng Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng) - đã trả lời phỏng vấn. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
- Xin ông cho biết những kết quả nổi bật của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) lần thứ 12 và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 5 tại Singapore?
Trung tướng Vũ Chiến Thắng: Như chúng ta đã biết, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) lần thứ 12 và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 5 vừa kết thúc thành công tại Singapore.
Theo đó, Hội nghị ADMM-12 ra Tuyên bố chung về “Tăng cường hợp tác, xây dựng tự cường” và một số tài liệu quan trọng. Trong khi đó, ADMM+ lần thứ 5 cũng ra Tuyên bố chung chuyên đề về Phòng ngừa, đối phó với mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố và về Các biện pháp xây dựng lòng tin thực chất.
Tôi cho rằng có ba điểm chính nổi bật tại hai hội nghị vừa qua.
Thứ nhất, các nước thể hiện sự thống nhất cao về nhận diện các thách thức mà khu vực đang phải đối mặt. Ở lần tổ chức này, nước Chủ tịch hướng vào việc thảo luận hai vấn đề chính là chống khủng bố và các biện pháp xây dựng lòng tin.
Tuy nhiên, bên cạnh việc chia sẻ về hai vấn đề trên thì các nước còn trao đổi sâu, thực chất về các thách thức an ninh khác, trong đó nổi lên là thách thức an ninh phi truyền thống, tội phạm xuyên quốc gia, hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, cướp biển và cướp có vũ trang trên biển.
Về vấn đề an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, các Bộ trưởng ASEAN có sự thống nhất cao, thể hiện bằng Tuyên bố chung của Hội nghị ADMM-12; trong đó tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, sự cần thiết phải tăng cường lòng tin, tự kiềm chế, tránh có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, và xử lý các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Thứ hai, là các Bộ trưởng đã thảo luận và thống nhất về các biện pháp tăng cường củng cố cơ chế hợp tác ADMM, ADMM+ trong đó nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN và trách nhiệm của các nước đối tác. Các Bộ trưởng đã nhất trí thông qua một số văn kiện quan trọng của hội nghị như tài liệu khái niệm sáng kiến con mắt của chúng ta, khuôn khổ hướng dẫn tránh va chạm trên không giữa các máy bay quân sự… Hội nghị cũng thông qua về quy chế quan sát viên các nhóm chuyên gia ADMM+ và thảo luận việc kết nạp thêm đối tác tham gia cơ chế này...
Thứ ba, tăng cường hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác. Bên lề hội nghị đã diễn ra các cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Điều này cho thấy nhu cầu của các bên trong việc tăng cường gặp gỡ, trao đổi về các biện pháp nâng cao năng lực cho ASEAN và các nước thành viên...
- Là thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam đã thể hiện quan điểm như thế nào về những vấn đề này cũng như đưa ra sáng kiến cụ thể gì để thúc đẩy hợp tác, đảm bảo hòa bình, ổn định ở khu vực trước những thách thức an ninh hiện nay?
Trung tướng Vũ Chiến Thắng: Tại các Hội nghị lần này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã có các phát biểu quan trọng, nêu rõ quan điểm của Việt Nam về các vấn đề mà Hội nghị thảo luận với thông điệp rất rõ ràng.
Thứ nhất, ta cho rằng không nên né tránh các vấn đề và thách thức đang phải nối mặt. Các thách thức an ninh hiện nay đa dạng, phức tạp, vượt khỏi khả năng của một quốc gia đơn lẻ, dù quốc gia đó là lớn hay nhỏ. Ta nhấn mạnh việc duy trì sự đồng thuận và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực là lợi ích chung của các bên và trách nhiệm của các nước đối tác trong hợp tác với ASEAN cần đặt trọng tâm vào việc thúc đẩy hợp tác thực chất.
Thứ hai, ta đánh giá cao sự hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác đồng thời đưa ra đề xuất cụ thể để tăng cường hợp tác thực chất của các mối quan hệ này. Ví dụ, với Trung Quốc, Việt Nam đưa ra ba đề xuất về việc sớm thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Trung Quốc; tổ chức giao lưu sĩ quan trẻ ASEAN-Trung Quốc lần đầu tiên tại Việt Nam; thiết lập nhóm công tác chung giữa ASEAN và Trung Quốc.
Với Hoa Kỳ, ta đề nghị thúc đẩy hợp tác nâng cao năng lực cho ASEAN và các nước thành viên về an ninh biển, hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, cũng như hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có xử lý ô nhiễm chất hóa học. Với Nhật Bản, ta ủng hộ triển khai các nội dung trong Tài liệu Tầm nhìn Vientiane đồng thời đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ ASEAN trong việc bảo vệ mội trường, nhất là an ninh nguồn nước...
Thứ ba, ta chia sẻ với các nước đối với các vấn đề quan tâm của họ cũng như quan tâm chung của khu vực. Như với vấn đề chống khủng bố, Bộ trưởng khẳng định Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế và mở rộng hợp tác nhằm ngăn ngừa các hoạt động khủng bố và các hoạt động hỗ trợ khủng bố dưới mọi hình thức.
Về an ninh biển, chúng ta hoan nghênh những tiến triển đạt được giữa ASEAN và Trung Quốc trong thúc đẩy xây dựng COC đồng thời ta kêu gọi trong khi COC đang trong quá trình xây dựng thì các bên cần thực hiện nghiêm DOC, Bộ Quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển đối với tàu hải quân (CUES) cũng như Khung Hướng dẫn về tránh va chạm bất ngờ trên không đối với máy bay quân sự mà ADMM vừa thông qua.
Thứ tư, ta sẵn sàng chia sẻ tại hội nghị về một số biện pháp và hình thức hợp tác Việt Nam đang triển khai hiệu quả, góp phần tăng cường xây dựng lòng tin như chương trình giao lưu biên giới với các nước láng giềng. Giao lưu biên cương thắm tình hữu nghị với sự tham gia của lực lượng bảo vệ biên giới các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, Mianma, Thái Lan và Việt Nam...
Có thể khẳng định, qua hội nghị lần này một lần nữa thể hiện sự chủ động và tham gia tích cực của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề chung của khu vực, góp phần tăng cường tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
- Bên lề ADMM-12 và ADMM+ lần thứ 5, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã có các cuộc tiếp xúc song phương với một số đối tác. Ông đánh giá thế nào về các hoạt động này trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng của Việt Nam với các nước?
Trung tướng Vũ Chiến Thắng: Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Quốc phòng các nước, trong đó có Ấn Độ, Malaysia, Philippines và Singapore. Tại các cuộc tiếp xúc, các nước đều đánh giá cao vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực của Việt Nam nói chung và Quan đội nhân dân Việt Nam nói riêng đối với các vấn đề chung của khu vực đồng thời khẳng định sẽ ủng hộ Việt Nam trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020.
Về quan hệ song phương, đây là cơ hội tốt để Việt Nam và các đối tác tăng cường trao đổi cấp cao, qua đó góp phần quan trọng trong việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng đi vào các nội dung hợp tác thực chất, phù hợp với mối quan hệ cấp Nhà nước.
- Trân trọng cảm ơn Trung tướng./.
Các chuyến thăm thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với vấn đề chung  (21/10/2018)
Chuyến thăm truyền tải thông điệp và hình ảnh về một nước Việt Nam mới năng động, phát triển  (21/10/2018)
Hình thành chuỗi bệnh viện trực thuộc các bệnh viện lớn  (21/10/2018)
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm Vatican  (21/10/2018)
Tuyên bố chung Việt Nam và Đan Mạch  (21/10/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên