Quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Campuchia tiếp tục được củng cố
Nội dung cuộc phỏng vấn được CNC phát trên các kênh sóng của đài và trên mạng Internet trong hai chuyên mục riêng của đài là chương trình tin tức chính trị ngoại giao và chương trình tin tức kinh tế thương mại.
Trả lời phỏng vấn của CNC về ý nghĩa của ngày Quốc khánh 02-9-1945, Đại sứ Vũ Quang Minh nhấn mạnh, sự kiện ngày 02-9-1945 với việc Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam long trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập đã công khai tuyên bố với toàn thế giới khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Sự kiện này đã đánh một dấu mốc quan trọng, đưa đất nước Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập cùng cộng đồng các quốc gia tự do trên thế giới.
Sự kiện này và sau đó là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử đã đánh dấu sự bắt đầu kết thúc của chế độ thực dân kiểu cũ ở Đông Nam Á, tạo khát vọng và hy vọng cho các dân tộc khao khát tự do và độc lập ở châu Á, châu Phi và các nước khác trên toàn thế giới.
Kể từ đó, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng, kiên cường đi một chặng đường dài đầy gian khổ, hy sinh và đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và tự do của Tổ quốc, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, biến Việt Nam từ một nước nghèo, thu nhập thấp thành một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực và trên thế giới, một đối tác đáng tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng thế giới.
Đánh giá về sự hợp tác giữa Chính phủ hai nước trong năm vừa qua, Đại sứ Vũ Quang Minh bày tỏ vinh dự khi được cử làm Đại sứ vào thời điểm mà quan hệ giữa hai nước có sự phát triển đáng ghi nhận.
Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn đại biểu cấp cao. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Campuchia tại Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Mekong-Lancang và Hội nghị thượng đỉnh Ủy hội sông Mekong.
Về phía Campuchia, Thủ tướng Hun Sen đã tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác khu vực Tam giác Phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia lần thứ 10 (CLV10) và Hội nghị hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ sáu (GMS 6), tại Hà Nội hồi đầu năm.
Hai tuần nữa, Thủ tướng Hun Sen sẽ thăm Hà Nội lần thứ hai trong năm nay để tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN.
Thủ tướng Hun Sen sẽ là một trong những diễn giả chính cùng với bảy nguyên thủ khác tham dự hội nghị thượng đỉnh quan trọng này.
Campuchia sẽ được chú ý ở hội nghị thượng đỉnh này vì là một trong những nền kinh tế nổi bật nhất trong khu vực, đặc biệt là trong năm nay, năm đánh dấu kỷ niệm 20 năm ASEAN kết nạp Campuchia tại Hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội vào năm 1998.
Ngoài ra, hai bên cũng đã tăng cường hợp tác và hợp tác chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như CLV, CLMV, ACMECS, các khung hợp tác Mekong, ASEAN và Liên hợp quốc.
Đánh giá về sự hợp tác giữa các bộ, ngành và địa phương hai nước, Đại sứ cho biết tiếp tục có sự tăng cường mạnh mẽ.
Hai bên đã tổ chức thành công phiên họp lần thứ 16 của Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học và Công nghệ vào tháng Năm vừa qua.
Đánh giá về quan hệ kinh tế-thương mại, Đại sứ khẳng định, quan hệ hợp tác này giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng. Việt Nam hiện là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Campuchia.
Đến năm 2017, kim ngạch thương mại song phương đạt gần 3,8 tỷ USD, tăng hơn 25% so với năm trước đó. Hai bên phấn đấu sớm đạt mục tiêu 5 tỷ USD trong những năm tới.
Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 206 dự án đầu tư tại Campuchia trên nhiều lĩnh vực khác nhau với tổng số vốn đăng ký hơn 3 tỷ USD. Campuchia cũng đang có 18 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 58,12 triệu USD.
Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động ở Campuchia không chỉ nhắm đến mục tiêu lợi ích kinh tế, mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở Campuchia, cả ở nông thôn và vùng sâu vùng xa.
Đại sứ cũng vui mừng thông báo Câu lạc bộ các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia vừa được thành lập vào ngày 16-8 vừa qua có vai trò thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế và thương mại cùng có lợi và tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam đối với Campuchia.
Việt Nam cũng đã đóng góp khoảng 835.000 lượt du khách đến thăm Campuchia vào năm 2017, biến Việt Nam là nguồn khách du lịch lớn thứ hai đến Campuchia sau Trung Quốc.
Đầu năm nay, hai nước đã ký Thỏa thuận tránh đánh thuế hai lần và đang nỗ lực để sớm hoàn thành Thỏa thuận thương mại biên giới.
Đại sứ lưu ý, Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp định khung về kết nối hai nền kinh tế và hai bên đang tích cực thảo luận các chi tiết của Quy hoạch tổng thể để thực hiện Hiệp định.
Trả lời phỏng vấn về các vấn đề cụ thể Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với Campuchia trong năm 2018 và 2019, Đại sứ Vũ Quang Minh cho biết Việt Nam sẽ quyết tâm tăng gấp đôi nỗ lực của mình để thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, thực hiện các cam kết chung của phiên họp lần thứ 16 của Ủy ban hỗn hợp hai nước và các thoả thuận khác đã ký.
Đại sứ cho rằng hai bên nên có một số ưu tiên cụ thể trong quá trình thực hiện như tiếp tục cùng nhau hoàn thành phân định và cắm mốc 16% còn lại của biên giới trên bộ giữa hai nước; tiếp tục tạo và cải thiện khung pháp lý cho hợp tác kinh tế và thương mại như Hiệp định thương mại biên giới, Kế hoạch hành động cho Thỏa thuận kết nối hai nền kinh tế và Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy các hoạt động thương mại và kinh tế dọc theo các tỉnh biên giới, gồm cả việc xây dựng các chợ biên giới theo mô hình của chợ Đa ở tỉnh Tbong Khmum.
Đồng thời, theo Đại sứ, hai bên cũng nên ưu tiên thúc đẩy và tạo điều kiện đầu tư từ cả hai phía cho các thị trường của nhau, bao gồm cả trong lĩnh vực nông nghiệp; hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong việc giúp cộng đồng Việt kiều tại Campuchia có đủ tư cách pháp nhân hợp pháp theo luật và quy định của Vương quốc Campuchia và các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để có thể tiếp tục đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của Campuchia; tiếp tục tăng cường hợp tác và phối hợp trong các khuôn khổ đa phương như hợp tác Mekong, CLV, CLMV, ACMECS, ASEAN, ASEM...
Về lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng, Đại sứ cho rằng, hai bên cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng các dự án cung cấp năng lượng tái tạo như gió, năng lượng Mặt Trời, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy trong khuôn khổ của chiến lược kết nối hai nền kinh tế, kết nối tam giác phát triển với phần còn lại của khu vực Đông Nam Á và mạng lưới vận tải châu Á.
Đại sứ Vũ Quang Minh cũng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các nhà lãnh đạo, chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, đồng nghiệp, bạn bè Campuchia đã giúp đỡ, hỗ trợ Đại sứ ngay từ thời điểm ông đến nhận nhiệm vụ.
Đại sứ cho biết sẽ nỗ lực hoàn thành sứ mệnh ngoại giao của mình vì lợi ích chung, thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác và tình hữu nghị giữa hai nước; tăng cường, thúc đẩy hơn nữa hợp tác giao lưu, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, hóa giải các định kiến còn tồn tại; đặt sự hợp tác kinh tế và thương mại là xương sống của sự hợp tác cùng có lợi, dựa trên lợi ích chung và vì lợi ích chung.
Đại cũng cho biết, sẽ nỗ lực thúc đẩy hơn nữa cộng đồng Khmer-Việt Nam tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội và thịnh vượng của Campuchia, cầu nối hai quốc gia; tăng cường hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, đưa thêm sinh viên Campuchia đến học tại Việt Nam và đưa nhiều sinh viên Việt Nam đến học ở Campuchia, đẩy nhanh việc thành lập Khoa Việt Nam học và chương trình dạy tiếng Việt tại Đại học Hoàng gia Phnom Penh; thúc đẩy hợp tác sâu rộng và hiệu quả hơn nữa trong các lĩnh vực trọng điểm khác như quốc phòng, an ninh và nghiên cứu chiến lược.
Đại sứ nhấn mạnh sẽ làm việc để tăng hiệu quả của sự hỗ trợ phát triển của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của người dân Campuchia.
Kết thúc bài phỏng vấn, Đại sứ khẳng định Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi, có truyền thống hữu nghị và đoàn kết lâu đời.
Quan hệ hữu nghị đặc biệt này đã được nuôi dưỡng bằng mồ hôi và máu của nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước.
Hai nước từng là anh em cùng chiến đấu chống kẻ thù chung, cùng kề vai sát cánh cho độc lập và tự do của mỗi nước và hiện là những đối tác đáng tin cậy, bình đẳng cho sự phát triển bền vững, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và thế giới.
Thay mặt nhân dân Việt Nam, Đại sứ bày tỏ lòng biết ơn đến nhân dân và đất nước Campuchia đã giúp đỡ và hỗ trợ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
Đại sứ cũng nhiệt liệt chúc mừng Campuchia đã tổ chức thành công bầu cử Quốc hội lần thứ VI với số lượng cử tri đi bầu kỷ lục và chiến thắng vang dội của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen.
Đại sứ khẳng định đây là một cột mốc quan trọng cho sự phát triển, hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong tương lai của Vương quốc Campuchia.
Đại sứ nhắn nhủ khán giả xem đài CNC có thể yên tâm rằng, người dân Campuchia luôn có những người bạn trung thành và trung thực Việt Nam đứng bên cạnh bất cứ khi nào họ cần.
Đại sứ tin tưởng rằng mối quan hệ hữu nghị hai nước sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển vì lợi ích và sự thịnh vượng chung của nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới./.
Lễ vinh danh Đoàn thể thao Việt Nam - Nhân niềm vui, thắp sáng ước mơ  (02/09/2018)
30 năm thu hút FDI: Thành công vượt sóng ra biển khơi  (02/09/2018)
Điện và thư mừng kỷ niệm 73 năm Quốc khánh CHXHCN Việt Nam  (02/09/2018)
Chủ tịch nước gửi Thư chúc mừng Đại hội đồng AIPA-39  (02/09/2018)
Vai trò trung tâm của ASEAN trong việc tạo lập cấu trúc thương mại mới  (02/09/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên