Nghiên cứu vấn đề an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay(*)
TCCSĐT - Các yếu tố an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nước ta hiện nay. Thế nhưng cho đến nay sự hiểu biết của chúng ta về sự hình thành, phát triển và tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số là chưa nhiều.
Trước tình hình nêu trên, vấn đề cấp thiết mà thực tiễn đang đặt ra là cần có sự nghiên cứu một cách căn bản, đánh giá thực trạng, nhận diện những tác động tiêu cực của chúng từ đó đề xuất những giải pháp nhằm ứng phó với sự tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời gian tới. Rõ ràng, đây là một vấn đề nghiên cứu vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Hơn 30 năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã thu được những thành tựu hết sức to lớn về kinh tế - xã hội. Với sự ổn định của đời sống xã hội, sự tăng trưởng kinh tế cao và liên tục đã đưa Việt Nam từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành nước có thu nhập trung bình và ngày càng có vị thế, vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh và cục diện mới của thế giới đương đại, cùng với những thành tựu của đổi mới và hội nhập quốc tế, trong đời sống xã hội Việt Nam cũng xuất hiện nhiều hiện tượng xã hội mới, nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, nhiều thách thức đòi hỏi cần có nhận thức mới và những giải pháp phù hợp với thực tiễn đời sống.
Thực tế cho thấy, bởi nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau, trong quá trình phát triển của các quốc gia bên cạnh đa số người dân đồng hành với những thành quả của quá trình phát triển, bao giờ cũng có những nhóm xã hội chịu thiệt thòi được thụ hưởng ít hơn các nhóm xã hội khác những thành quả của sự phát triển chung ở những giai đoạn nhất định. Ở nước ta trong các nhóm xã hội chịu thiệt thòi trong công cuộc đổi mới thời gian qua có nhóm đồng bào dân tộc thiểu số.
Tìm hiểu thực tiễn ta thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng có thể khẳng định, một nguyên nhân quan trọng là có nhiều mối đe dọa đã tác động tiêu cực đến các yếu tố an ninh phi truyền thống, an ninh con người ở vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Thật vậy, các thách thức, các mối đe dọa ấy thời gian qua đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các khía cạnh khác nhau của an ninh phi truyền thống, an ninh con người ở vùng dân tộc thiểu số như: khủng hoảng môi trường, biến đổi khi hậu, cạn kiệt nguồn nước, năng lượng, lương thực, tài chính, di cư, mâu thuẫn tộc người, xung đột tôn giáo, công nghệ thông tin, nghèo đói, dịch bệnh, tệ nạn xã hội, gian lận thương mại, buôn bán người…
Trong bối cảnh đó, rõ ràng một yêu cầu cấp bách đặt ra là cần phải có sự nghiên cứu một cách căn bản nhằm làm rõ thực trạng, xu hướng vận động, tác động của an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay; từ sự nghiên cứu này nhận diện những vấn đề đặt ra của những thách thức an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số; từ đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống ở vùng dân tộc thiểu số nước ta trong thời gian tới.
Để đạt được yêu cầu đặt ra nêu trên cần tập trung nghiên cứu một cách căn cơ các khía cạnh cơ bản sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về an ninh phi truyền thống. Đó là làm rõ các khái niệm của an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống, an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số; Những đặc điểm của an ninh phi truyền thống; Những đặc điểm và biểu hiện của an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số; Những mối quan hệ của an ninh phi truyền thống, an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số; Sự chuyển hóa giữa an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống vùng dân tộc thiểu số; Những nhân tố tác động đến an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số.
- Làm rõ vấn đề an ninh phi truyền thống ở vùng dân tộc thiểu số ở một số quốc gia. Kinh nghiệm và bài học ứng phó với những tác động tiêu cực, thách thức của an ninh phi truyền thống đối với vùng dân tộc thiểu số ở một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới…
- Làm rõ thực trạng, xu hướng tác động của an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số ở nước ta từ khi đổi mới đến nay (1986 - 2018). Đó là thực trạng sự hình thành, vận động của những yếu tố an ninh phi truyền thống ở vủng dân tộc thiểu số ở nước ta thời gian qua. Thực trạng tác động của an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số. Nguyên nhân phát sinh những yếu tố an ninh phi truyền thống ở vùng dân tộc. Vấn đề đang đặt ra từ những thách thức an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay.
- Dự báo xu hướng vận động, tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống đối với đời sống kinh tế - xã hội và phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời gian tới.
- Đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm ứng phó với sự tác động tiêu cực của các yếu tố an ninh phi truyền thống đến đời sống kinh tế - xã hội và phát triển bền vững ở vùng dân tộc thiểu số nước ta trong thời gian tới.
Trước đòi hỏi của thực tiễn với sự tác động của những yếu tố an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số đang đặt ra hết sức cấp thiết nếu được nghiên cứu một cách căn cơ như nêu trên rõ ràng đây là một đề tài nghiên cứu hứa hẹn có nhiều giá trị về lý luận và thực tiễn. Thật vậy:
* Về mặt lý luận, an ninh phi truyền thống nói chung, an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số là một vấn đề khá mới mẻ, nhiều vấn đề lý luận chưa được làm sáng rõ, thiếu một khung lý thuyết có cơ sở khoa học căn bản làm căn cứ xuất phát cho việc nắm bắt, nhận diện thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp hoạch định chính sách, chỉ đạo thực tiễn.
Bên cạnh đó, khái niệm an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số đến nay được sử dụng chưa nhiều, hơn thế nội hàm và ngoại diên của nó thường được hiểu rất khác nhau không chỉ ở các quốc gia mà ở bản thân các nhà khoa học. Ở mức độ nhất định, có thể thấy về khái niệm này, các định nghĩa đưa ra thường mang tính chủ quan theo lợi ích quốc gia hoặc quan theo điểm chủ quan của nhà nghiên cứu mà nhìn chung là thiếu các dữ liệu khoa học và thực tiễn làm căn cứ cho nó.
Đặc biệt, sự lẫn lộn giữa các yếu tố an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống và an ninh phi truyền thống ở vùng dân tộc thiểu số trong các các cách hiểu hiện nay làm cho vấn đề xét về mặt lý luận càng trở nên rối rắm, phức tạp. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các quan hệ hợp tác giữa các nước khi chia xẻ quan điểm, cách tiếp cận và xác định loại hình an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số, mà còn đưa đến sự lúng túng, bất cập trong xử lý và đề xuất các giải pháp ứng phó với những tác động tiêu cực từ các yếu tố an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số trong thực tiễn đời sống.
Trước bối cảnh đó, rõ ràng cần nghiên cứu một cách căn bản về mặt lý thuyết các khái niệm, bản chất, nguồn gốc và nội dung của các yếu tố an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số; đặc điểm của nó và mối quan hệ của nó với an ninh truyền thống; những tác động tiêu cực của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững ở vùng dân tộc nước ta hiện nay là một việc cấp thiết.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý thuyết này xây dựng khung lý thuyết cơ bản về an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số làm căn cứ khoa học tin cậy và vững chắc cho hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn, thống nhất tư tưởng và hành động thông suốt từ trung ương đến cơ sở. Qua đó góp phần xây dựng những hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay...
* Về mặt thực tiễn, an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số đang hàng ngày hàng giờ tác động mạnh mẽ đến đời sống của mọi người dân; trực tiếp đe dọa đến phát triển bền vững của các vùng, miền và cả quốc gia - dân tộc.
Thực tế là, tình trạng biến đổi khí hậu, rừng tự nhiên bị tàn phá, đói nghèo, không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, khan hiếm lương thực, khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, tràn lan dịch bệnh, thiếu năng lượng, nguồn nước, di cư tự do, truyền giáo bất hợp pháp, nhiễu loạn thông tin, tệ nạn xã hội, vận chuyển ma túy, buôn lậu qua biên giới, buôn bán phụ nữ và trẻ em, bạo lực gia đình, thái hóa nòi giống… đang đe dọa đời sống thường nhật của người dân vùng dân tộc thiểu số nước ta.
Các vấn đề này không tồn tại biệt lập mà gắn bó, đan cài chắt chẽ với nhau, nhiều yếu tố an ninh phi truyền thống có nguy cơ chuyển hóa thành yếu tố an ninh truyền thống gây bất ổn xã hội, xung đột xã hội, đe dọa đến đời sống, tính mạng người dân; thậm chí đe dọa an ninh quốc gia, chủ quyền quốc gia. Nhiều thách thức từ các yếu tố an ninh phi truyền thống không chỉ là đơn lẻ mà mang tính tổng thể; không chỉ là trước mắt mà có nguy cơ lâu dài; không chỉ là cục bộ địa phương vùng dân tộc thiểu số mà có nguy cơ mở rộng trong phạm vi vùng miền, phạm vi cả quốc gia.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số đa phần là vùng sâu, vùng xa, vùng bị chia cắt, các điều kiện tự nhiên, xã hội nhìn chung là đều khó khăn, nhiều hạn chế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn vì lẽ đó sự tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống thường lan truyền nhanh chóng và thường để lại hậu quả hết sức nặng nề.
Do đó, nghiên cứu nhận diện thực trạng, đánh giá những tác động tiêu cực, làm rõ nguyên nhân của tình trạng này, vạch rõ những vấn đề bức xúc đang đặt ra từ sự tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số; dự báo xu hướng vận động của sự tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống; từ đó, đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số đến đời sống kinh tế, xã hội và sự phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số rõ ràng là việc làm hết sức cấp bách hiện nay.
* Về mặt thể chế - chính sách, có thể nói, vấn đề tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số là một vấn đề mới, vì thế cho đến nay mặc dù thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đến những nguy cơ và thách thức của các yếu tố này và đã ban hành kịp thời một số chủ trương, chính sách nhằm ngăn chặn và ứng phó với sự tác động của các yếu tố này đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển bền vững ở vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, có thể thấy, các chủ trương, chính sách này nhìn chung còn nhiều hạn chế, trước mắt và hướng tới giải quyết các vụ việc, ở phạm vi hẹp, ở từng địa phương cụ thể. Đặc biệt, không ít chủ trương, chính sách mang tính ứng phó, bị động trước những tác động bất ngờ, mạnh mẽ, để lại hậu quả nặng nề của các yếu tố an ninh phi truyền thống.
Bên cạnh đó, các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển đối với vùng dân tôi thiểu số còn thiếu vắng sự đề cập tới các yếu tố an ninh phi truyền thống, chưa góp phần dự báo, phòng ngừa, ngăn chăn sự tác động tiêu cực của các yếu tố an ninh phi truyền thống đến quá trình phát triển bền vững ở vùng dân tộc thiểu số. Có thể nói các thể chế, chính sách nhằm ứng phó với sự tác động tiêu cực của các yếu tố an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, chưa được triển khai vận hành hữu hiệu trong thực tiễn đời sống và phát triển bền vững.
Rõ ràng, đối với vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay, cần phải sớm có một hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp tạo dựng hành lang và thể chế vững chắc nhằm kiểm soát, quản lý sự xuất hiện, vận động của các yếu tố an ninh phi truyền thống; đồng thời, kịp thời ngăn chặn, ứng phó với sự tác động tiêu cực của các yếu tố này một cách chủ động và hữu hiệu.
Như vậy, cả về mặt lý luận, thực tiễn và thể chế, chính sách đang đặt ra một yêu hết sức cầu cấp thiết là cần phải có sự nghiên cứu một cách căn bản, toàn diện cả về lý luận và thực tiễn vấn đề an ninh phi truyền thống ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay. Nghiên cứu này, trên cơ sở khảo sát nhận diện thực trạng, chỉ rõ những vấn đề đang đặt ra, dự báo xu hướng tác động và đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm ứng phó với những tác động tiêu cực của các yếu tố an ninh phi truyền thống đến đời sống kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững ở vùng dân tộc thiểu số nước ta trong thời gian tới. Thực hiện thành công các nội dung nêu trên, rõ ràng, đây là một đề tài không chỉ có tính cấp thiết mà còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc./.
----------------------------------------------------------------
(*) Bài viết là sản phẩm của đề tài “An ninh phi truyền thống ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp” Mã số CTDT 12.17/16-20.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng - người cộng sản mẫu mực, nhà lãnh đạo nổi tiếng của Cách mạng Việt Nam  (17/08/2018)
Đồng chí Tôn Đức Thắng: Người cộng sản mẫu mực, chân chính  (17/08/2018)
Các địa phương chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 4  (16/08/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển