Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 01-5 đến ngày 07-5-2017)
10:02, ngày 10-05-2017
TCCSĐT - Kết quả tốt đẹp của chuyến thăm Việt Nan lần này của Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima và Phu nhân đã thể hiện quyết tâm đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu và hợp tác toàn diện, đồng thời là bước cụ thể hóa tích cực nội hàm của mối quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” trên kênh ngoại giao nghị viện hai nước.
Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Oshima Tadamori và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, từ ngày 04 đến ngày 06-5-2017, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima và Phu nhân đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Trong chuyến thăm, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima đã dự lễ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; chào xã giao Chủ tịch nước Trần Đại Quang; hội kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Nhân dịp này, Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản đã đến chào Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima…
Tại các buổi tiếp xúc, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hợp tác lao động; Nhật Bản tăng số lượng và mở rộng lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh từ Việt Nam trên cơ sở luật, mới ban hành của Nhật Bản sẽ được thực hiện từ tháng 11-2017. Về hợp tác thương mại, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản đề nghị hai bên cần thực thi các quy định trong khuôn khổ các hiệp định thương mại mang tính toàn cầu, trong đó có Hiệp định TPP. Về hợp tác giữa hai Quốc hội, hai bên đánh giá cao hợp tác giữa Quốc hội, hai Nhóm Nghị sỹ hữu nghị và các Nghị sỹ của hai nước không ngừng được tăng cường thời gian qua; mong muốn thông qua kênh ngoại giao nghị viện, cần duy trì thường niên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo cơ quan lập pháp hai nước; tăng cường hợp tác, đối thoại, trao đổi ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan của Quốc hội. Nhật Bản cũng mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực như: văn hóa, thể thao...
Trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí đề cao việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tuân thủ luật pháp quốc tế. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima đã tới đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội; thăm trường Phổ thông cơ sở Khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, Làng trẻ em Birla, Đại học Việt-Nhật, thăm một số doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Thăng Long (Hà Nội). Nhân dịp này, Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản đã đến chào Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima.
Lãnh đạo Nhà nước tiếp Đại sứ các nước
Chiều 05-5-2017, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Kunio Umeda.
Tại cuộc tiếp, Đại sứ Kunio Umemda trình bày một số nội dung để chuẩn bị cho chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thời gian tới. Đại sứ cho biết đã phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam để chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng đạt kết quả tốt nhất. Đại sứ bày tỏ Nhật Bản mong muốn hợp tác đầu tư vào các dự án năng lượng như nhiệt điện than hiệu suất cao, thân thiện môi trường hay dự án điện dùng khí hóa lỏng. Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đại sứ cho biết, sắp tới sẽ có một đoàn công tác của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản sang làm việc với một số cơ quan chức năng của Việt Nam về vấn đề này. Trước đề nghị của Thủ tướng về việc hỗ trợ Việt Nam phòng chống hạn hán, ứng phó với biến đổi khí hậu, Đại sứ Kunio Umeda cho biết, phía Nhật Bản đang khảo sát để xây dựng hệ thống thủy lợi, giúp Việt Nam có thể bảo đảm sản xuất vào mùa khô, đồng thời đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế để tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên nước.
Ghi nhận các ý kiến của Đại sứ Kunio Umemda, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản. Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản sắp tới, dự kiến Thủ tướng sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và gặp gỡ lãnh đạo Quốc hội, chính giới Nhật Bản; dự và phát biểu khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á cũng như dự và phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư lớn tại Nhật Bản. Tại đó, Thủ tướng sẽ có thông điệp mạnh mẽ về môi trường đầu tư mới ở Việt Nam và vai trò của Chính phủ kiến tạo.
Trước đó, chiều 04-5-2017, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Ngài Vitezslav Grepl, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Séc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Ngài Vitezslav Grepl bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam; nhấn mạnh, quan hệ hợp tác giữa hai nước đang trên đà phát triển tốt đẹp, trong đó có quan hệ hợp tác về quốc phòng. Tuy nhiên, Ngài Vitezslav Grepl cho rằng sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hai nước và mong rằng thời gian tới 2 bên cần tiếp tục có biện pháp mới để thúc đẩy quan hệ hợp tác về quốc phòng hai nước lên tầm cao mới. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhất trí với đề nghị của Ngài Vitezslav Grepl và nhấn mạnh, quân đội hai nước cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp, từ đó xác định các nội dung hợp tác cụ thể, phù hợp, theo đúng Bản Ghi nhớ hợp tác Quốc phòng hai bên đã ký năm 2012.
Cùng ngày, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng.
Tại buổi tiếp, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đại sứ Hồng Tiểu Dũng cùng trao đổi về quan hệ quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua và công tác chuẩn bị Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc sắp tới; khẳng định cuộc giao lưu chính là sự cụ thể hóa “Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025” giữa hai Bộ Quốc phòng được ký nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 01-2017. Đại sứ Hồng Tiểu Dũng thông báo với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh về việc Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc sẽ thăm chính thức Việt Nam và tham dự Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 4; nhấn mạnh chuyến thăm cho thấy Trung Quốc rất coi trọng quan hệ quốc phòng với Việt Nam.
Argentina trao tặng Huân chương cho Đại sứ Việt Nam
Ngày 04-5-2017, Ngoại trưởng Argentina Susana Malcorra đã trao Huân chương tháng Năm hạng nhất cho Đại sứ nước ta Nguyễn Đình Thao, ghi nhận những đóng góp của đại sứ vào việc tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Tại buổi lễ trao tặng Huân chương, đánh giá cao nỗ lực của Đại sứ Nguyễn Đình Thao trong 3 năm qua, góp phần phát triển và mở rộng hợp tác mọi mặt giữa hai quốc gia, đặc biệt trong trao đổi thương mại và kinh tế, Ngoại trưởng Malcorra khẳng định Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) mà Argentina hiện là Chủ tịch với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Phần thưởng cao quý của Nhà nước Argentina dành cho Đại sứ Nguyễn Đình Thao thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Tổng thống Mauricio Macri trong việc củng cố quan hệ với Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Đình Thao bày tỏ vinh dự được nhận Huân chương tháng Năm và cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà Chính phủ và người dân Argentina đã dành cho Việt Nam, cũng như cá nhân Đại sứ trong nhiệm kỳ 3 năm qua. Đại sứ nhấn mạnh sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào việc củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Argentina. Trước buổi lễ, Ngoại trưởng Malcorra đã tiếp thân mật Đại sứ Nguyễn Đình Thao nhân dịp ông kết thúc nhiệm kỳ. Huân chương tháng Năm là phần thưởng cao quý của Chính phủ Argentina dành cho những người nước ngoài để ghi nhận những đóng góp đặc biệt vào sự phát triển quan hệ quốc tế của quốc gia Nam Mỹ này.
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức tham vấn pháp luật Á-Phi
Ngày 02-5-2017 đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị thường niên lần thứ 56 của Tổ chức Tham vấn pháp luật Á-Phi (AALCO) tại Nairobi, Kenya. Việt Nam lần đầu tiên tham dự Hội nghị của AALCO với tư cách thành viên chính thức. Trước đây, Việt Nam tham dự AALCO với tư cách quan sát viên. Tham dự Hội nghị AALCO có đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên, Ban thư ký của AALCO và một số quan chức của Chính phủ Kenya. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Tôn Sinh Thành, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ (nơi có trụ sở của AALCO) làm Trưởng đoàn, cùng với đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp.
AALCO là tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập năm 1956 trong Phong trào không liên kết của các châu Á và châu Phi. Với mục tiêu là diễn đàn hợp tác, trao đổi quan điểm, kinh nghiệm và thông tin của các quốc gia châu Á và châu Phi về những vấn đề luật pháp quốc tế gắn với lợi ích của những nước này, AALCO đã đóng góp vào việc pháp điển hoá và phát triển luật pháp quốc tế, là tổ chức quốc tế duy nhất trên thế giới hiện nay tập hợp và thúc đẩy đoàn kết của các nước châu Á và châu Phi trong lĩnh vực pháp luật quốc tế. Tại Hội nghị thường niên AALCO lần này, có 5 chủ đề chính được thảo luận, bao gồm các khía cạnh pháp lý nhằm phòng chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực và khủng bố, quy chế và đối xử với người tị nạn, bảo vệ bầu khí quyển, miễn trừ tài phán hình sự quốc tế đối với quan chức nhà nước, và luật pháp quốc tế về không gian mạng, là những vấn đề đang được thảo luận tại Liên hợp quốc, đặc biệt là tại Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) và Ủy ban 6 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Việt Nam là một trong 29 quốc gia mới độc lập tham dự Hội nghị Bandung năm 1955 tại Indonesia và kể từ đó, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng đóng góp cho việc tăng cường hợp tác Á-Phi; đồng thời bày tỏ cám ơn các nước và nhân dân Á - Phi đã và đang ủng hộ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức tham vấn pháp luật Á - Phi với sự ủng hộ của tất cả các quốc gia thành viên và là thành viên mới nhất của tổ chức này đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp lý nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung của Việt Nam.
Cộng đồng người Việt Nam ở nhiều nước chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc
Nhân Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4) và Ngày Quốc tế Lao động (1-5), tại một số nước như Cộng hòa Séc, Hàn Quốc, Mozambique, Ukraine, Liên bang Nga, Mexico, Đặc khu Hành chính Macau (Trung Quốc), Campuchia đã diễn ra nhiều hoạt động nhằm kỷ niệm ngày lễ lớn của dân tộc như thi đâu bóng bàn, tổ chức giải bóng đá của cộng đồng người Việt, hoạt động hướng về quê hương đất nước, tưởng niệm và cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của tổ quốc. Dịp lễ thu hút sự quan tâm của đông đảo bà con người Việt sinh sống tại nước ngoài...
Ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc với đại thắng mùa Xuân 1975, niềm tự hào của mỗi người Việt Nam và của cả các dân tộc đấu tranh vì độc lập và hòa bình trên thế giới, trong đó có các bạn bè quốc tế. Điểm lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế, ghi nhận và cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền nước bạn đối với cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Các Đại sứ của Việt Nam tại các nước Séc, Hàn Quốc, Mozambique, Ukraine, Liên bang Nga, Mexico, Đặc khu Hành chính Macau (Trung Quốc), Campuchia hy vọng chính quyền các nước tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại địa bàn hòa nhập, sinh sống và làm ăn trong thời gian tới./.
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, từ ngày 04 đến ngày 06-5-2017, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima và Phu nhân đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Trong chuyến thăm, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima đã dự lễ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; chào xã giao Chủ tịch nước Trần Đại Quang; hội kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Nhân dịp này, Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản đã đến chào Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima…
Tại các buổi tiếp xúc, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hợp tác lao động; Nhật Bản tăng số lượng và mở rộng lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh từ Việt Nam trên cơ sở luật, mới ban hành của Nhật Bản sẽ được thực hiện từ tháng 11-2017. Về hợp tác thương mại, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản đề nghị hai bên cần thực thi các quy định trong khuôn khổ các hiệp định thương mại mang tính toàn cầu, trong đó có Hiệp định TPP. Về hợp tác giữa hai Quốc hội, hai bên đánh giá cao hợp tác giữa Quốc hội, hai Nhóm Nghị sỹ hữu nghị và các Nghị sỹ của hai nước không ngừng được tăng cường thời gian qua; mong muốn thông qua kênh ngoại giao nghị viện, cần duy trì thường niên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo cơ quan lập pháp hai nước; tăng cường hợp tác, đối thoại, trao đổi ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan của Quốc hội. Nhật Bản cũng mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực như: văn hóa, thể thao...
Trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí đề cao việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tuân thủ luật pháp quốc tế. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima đã tới đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội; thăm trường Phổ thông cơ sở Khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, Làng trẻ em Birla, Đại học Việt-Nhật, thăm một số doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Thăng Long (Hà Nội). Nhân dịp này, Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản đã đến chào Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima.
Lãnh đạo Nhà nước tiếp Đại sứ các nước
Chiều 05-5-2017, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Kunio Umeda.
Tại cuộc tiếp, Đại sứ Kunio Umemda trình bày một số nội dung để chuẩn bị cho chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thời gian tới. Đại sứ cho biết đã phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam để chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng đạt kết quả tốt nhất. Đại sứ bày tỏ Nhật Bản mong muốn hợp tác đầu tư vào các dự án năng lượng như nhiệt điện than hiệu suất cao, thân thiện môi trường hay dự án điện dùng khí hóa lỏng. Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đại sứ cho biết, sắp tới sẽ có một đoàn công tác của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản sang làm việc với một số cơ quan chức năng của Việt Nam về vấn đề này. Trước đề nghị của Thủ tướng về việc hỗ trợ Việt Nam phòng chống hạn hán, ứng phó với biến đổi khí hậu, Đại sứ Kunio Umeda cho biết, phía Nhật Bản đang khảo sát để xây dựng hệ thống thủy lợi, giúp Việt Nam có thể bảo đảm sản xuất vào mùa khô, đồng thời đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế để tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên nước.
Ghi nhận các ý kiến của Đại sứ Kunio Umemda, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản. Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản sắp tới, dự kiến Thủ tướng sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và gặp gỡ lãnh đạo Quốc hội, chính giới Nhật Bản; dự và phát biểu khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á cũng như dự và phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư lớn tại Nhật Bản. Tại đó, Thủ tướng sẽ có thông điệp mạnh mẽ về môi trường đầu tư mới ở Việt Nam và vai trò của Chính phủ kiến tạo.
Trước đó, chiều 04-5-2017, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Ngài Vitezslav Grepl, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Séc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Ngài Vitezslav Grepl bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam; nhấn mạnh, quan hệ hợp tác giữa hai nước đang trên đà phát triển tốt đẹp, trong đó có quan hệ hợp tác về quốc phòng. Tuy nhiên, Ngài Vitezslav Grepl cho rằng sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hai nước và mong rằng thời gian tới 2 bên cần tiếp tục có biện pháp mới để thúc đẩy quan hệ hợp tác về quốc phòng hai nước lên tầm cao mới. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhất trí với đề nghị của Ngài Vitezslav Grepl và nhấn mạnh, quân đội hai nước cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp, từ đó xác định các nội dung hợp tác cụ thể, phù hợp, theo đúng Bản Ghi nhớ hợp tác Quốc phòng hai bên đã ký năm 2012.
Cùng ngày, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng.
Tại buổi tiếp, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đại sứ Hồng Tiểu Dũng cùng trao đổi về quan hệ quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua và công tác chuẩn bị Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc sắp tới; khẳng định cuộc giao lưu chính là sự cụ thể hóa “Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025” giữa hai Bộ Quốc phòng được ký nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 01-2017. Đại sứ Hồng Tiểu Dũng thông báo với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh về việc Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc sẽ thăm chính thức Việt Nam và tham dự Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 4; nhấn mạnh chuyến thăm cho thấy Trung Quốc rất coi trọng quan hệ quốc phòng với Việt Nam.
Argentina trao tặng Huân chương cho Đại sứ Việt Nam
Ngày 04-5-2017, Ngoại trưởng Argentina Susana Malcorra đã trao Huân chương tháng Năm hạng nhất cho Đại sứ nước ta Nguyễn Đình Thao, ghi nhận những đóng góp của đại sứ vào việc tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Tại buổi lễ trao tặng Huân chương, đánh giá cao nỗ lực của Đại sứ Nguyễn Đình Thao trong 3 năm qua, góp phần phát triển và mở rộng hợp tác mọi mặt giữa hai quốc gia, đặc biệt trong trao đổi thương mại và kinh tế, Ngoại trưởng Malcorra khẳng định Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) mà Argentina hiện là Chủ tịch với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Phần thưởng cao quý của Nhà nước Argentina dành cho Đại sứ Nguyễn Đình Thao thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Tổng thống Mauricio Macri trong việc củng cố quan hệ với Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Đình Thao bày tỏ vinh dự được nhận Huân chương tháng Năm và cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà Chính phủ và người dân Argentina đã dành cho Việt Nam, cũng như cá nhân Đại sứ trong nhiệm kỳ 3 năm qua. Đại sứ nhấn mạnh sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào việc củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Argentina. Trước buổi lễ, Ngoại trưởng Malcorra đã tiếp thân mật Đại sứ Nguyễn Đình Thao nhân dịp ông kết thúc nhiệm kỳ. Huân chương tháng Năm là phần thưởng cao quý của Chính phủ Argentina dành cho những người nước ngoài để ghi nhận những đóng góp đặc biệt vào sự phát triển quan hệ quốc tế của quốc gia Nam Mỹ này.
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức tham vấn pháp luật Á-Phi
Ngày 02-5-2017 đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị thường niên lần thứ 56 của Tổ chức Tham vấn pháp luật Á-Phi (AALCO) tại Nairobi, Kenya. Việt Nam lần đầu tiên tham dự Hội nghị của AALCO với tư cách thành viên chính thức. Trước đây, Việt Nam tham dự AALCO với tư cách quan sát viên. Tham dự Hội nghị AALCO có đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên, Ban thư ký của AALCO và một số quan chức của Chính phủ Kenya. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Tôn Sinh Thành, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ (nơi có trụ sở của AALCO) làm Trưởng đoàn, cùng với đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp.
AALCO là tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập năm 1956 trong Phong trào không liên kết của các châu Á và châu Phi. Với mục tiêu là diễn đàn hợp tác, trao đổi quan điểm, kinh nghiệm và thông tin của các quốc gia châu Á và châu Phi về những vấn đề luật pháp quốc tế gắn với lợi ích của những nước này, AALCO đã đóng góp vào việc pháp điển hoá và phát triển luật pháp quốc tế, là tổ chức quốc tế duy nhất trên thế giới hiện nay tập hợp và thúc đẩy đoàn kết của các nước châu Á và châu Phi trong lĩnh vực pháp luật quốc tế. Tại Hội nghị thường niên AALCO lần này, có 5 chủ đề chính được thảo luận, bao gồm các khía cạnh pháp lý nhằm phòng chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực và khủng bố, quy chế và đối xử với người tị nạn, bảo vệ bầu khí quyển, miễn trừ tài phán hình sự quốc tế đối với quan chức nhà nước, và luật pháp quốc tế về không gian mạng, là những vấn đề đang được thảo luận tại Liên hợp quốc, đặc biệt là tại Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) và Ủy ban 6 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Việt Nam là một trong 29 quốc gia mới độc lập tham dự Hội nghị Bandung năm 1955 tại Indonesia và kể từ đó, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng đóng góp cho việc tăng cường hợp tác Á-Phi; đồng thời bày tỏ cám ơn các nước và nhân dân Á - Phi đã và đang ủng hộ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức tham vấn pháp luật Á - Phi với sự ủng hộ của tất cả các quốc gia thành viên và là thành viên mới nhất của tổ chức này đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp lý nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung của Việt Nam.
Cộng đồng người Việt Nam ở nhiều nước chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc
Nhân Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4) và Ngày Quốc tế Lao động (1-5), tại một số nước như Cộng hòa Séc, Hàn Quốc, Mozambique, Ukraine, Liên bang Nga, Mexico, Đặc khu Hành chính Macau (Trung Quốc), Campuchia đã diễn ra nhiều hoạt động nhằm kỷ niệm ngày lễ lớn của dân tộc như thi đâu bóng bàn, tổ chức giải bóng đá của cộng đồng người Việt, hoạt động hướng về quê hương đất nước, tưởng niệm và cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của tổ quốc. Dịp lễ thu hút sự quan tâm của đông đảo bà con người Việt sinh sống tại nước ngoài...
Ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc với đại thắng mùa Xuân 1975, niềm tự hào của mỗi người Việt Nam và của cả các dân tộc đấu tranh vì độc lập và hòa bình trên thế giới, trong đó có các bạn bè quốc tế. Điểm lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế, ghi nhận và cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền nước bạn đối với cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Các Đại sứ của Việt Nam tại các nước Séc, Hàn Quốc, Mozambique, Ukraine, Liên bang Nga, Mexico, Đặc khu Hành chính Macau (Trung Quốc), Campuchia hy vọng chính quyền các nước tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại địa bàn hòa nhập, sinh sống và làm ăn trong thời gian tới./.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 01 đến 07-5-2017)  (10/05/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân chuẩn bị thăm Trung Quốc  (10/05/2017)
APEC 2017: Hơn 200 đại biểu dự các cuộc họp đầu tiên của SOM 2  (10/05/2017)
SOM 2 thảo luận nhiều nội dung hợp tác then chốt của APEC  (10/05/2017)
Nước Nga kỷ niệm 72 năm Ngày Chiến thắng vĩ đại  (10/05/2017)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên