APEC 2017: Hơn 200 đại biểu dự các cuộc họp đầu tiên của SOM 2
Ngày 09-5, các cuộc họp đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM 2) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và các cuộc họp liên quan đã diễn ra tại Hà Nội.
Hơn 200 đại biểu APEC đã tham dự các hoạt động của Nhóm Đối tác chính sách về phụ nữ và kinh tế (PPWE), Nhóm Bạn người khuyết tật (GOFD), Tiểu ban Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn (SCSC) và Nhóm đặc trách về khai khoáng (MTF).
Phát biểu khai mạc cuộc họp đầu tiên của Nhóm Đối tác chính sách về phụ nữ và kinh tế trong năm 2017, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp đã thông báo chủ đề của Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế 2017, được tổ chức vào tháng 9 tại thành phố Huế là “Tăng cường hội nhập và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong một thế giới đang thay đổi”.
Diễn đàn có ba ưu tiên là thúc đẩy bình đẳng giới vì tăng trưởng kinh tế bao trùm; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ; thu hẹp khoảng cách giới trong phát triển nguồn nhân lực.
Tiếp đó, các đại biểu đã thảo luận kế hoạch công tác của Đối tác chính sách về phụ nữ và kinh tế trong năm 2017 nhằm triển khai Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2015 - 2018, các dự án lớn đang triển khai, trao đổi về công tác chuẩn bị cho Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế 2017. Cuộc họp sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày 10-5.
Nhóm Bạn người khuyết tật cũng tổ chức cuộc họp đầu tiên trong năm 2017. Tại phiên khai mạc, đại diện Văn phòng Chủ tịch Hội nghị các quan chức cao cấp APEC 2017 đã giới thiệu chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” và bốn ưu tiên của APEC trong năm 2017.
Tại năm phiên thảo luận sau đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận các mục tiêu, kế hoạch công tác năm 2017; trao đổi kinh nghiệm và các bài học nhằm thúc đẩy phát triển bao trùm thông qua thúc đẩy các vấn đề người khuyết tật; rà soát việc triển khai kế hoạch hành động 2016 - 2017; đồng thời đề xuất nhiều sáng kiến góp phần triển khai các mục tiêu dài hạn của Nhóm Bạn người khuyết tật về tạo việc làm cho người khuyết tật, thúc đẩy tham gia của người khuyết tật vào các hoạt động kinh tế...
Trong ngày 09-5, Nhóm đặc trách về khai khoáng đã tổ chức Hội thảo về các thủ tục đóng cửa mỏ của các chính phủ. Đây là một trong ba hoạt động của Nhóm đặc trách về khai khoáng trong dịp Hội nghị SOM 2 và các hoạt động liên quan. APEC hiện chiếm khoảng 70% lượng khai thác và tiêu thụ khoáng sản toàn cầu.
Thành lập năm 2007, Nhóm đặc trách về khai khoáng có nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động khai thác mỏ và luyện kim hiệu quả, bền vững, góp phần thúc đẩy sinh kế và sự thịnh vượng của các nền kinh tế APEC.
Trong khi đó, trong khuôn khổ Tiểu ban Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn, Hội thảo cấp phép xuất khẩu đã diễn ra, tập trung vào vai trò của cấp phép xuất khẩu trong việc tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại các thực phẩm an toàn.
Các cuộc họp của các ủy ban, nhóm công tác của APEC trong dịp này sẽ diễn ra từ ngày 09 đến ngày 16-5, trước khi diễn ra Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC trong năm 2017./.
SOM 2 thảo luận nhiều nội dung hợp tác then chốt của APEC  (10/05/2017)
Nước Nga kỷ niệm 72 năm Ngày Chiến thắng vĩ đại  (10/05/2017)
Thảo luận hướng tới Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC  (10/05/2017)
Ngày làm việc thứ năm Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương  (10/05/2017)
Ban Dân vận Trung ương chúc Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân lễ Phật đản  (10/05/2017)
Hội thảo về cơ hội, thách thức và triển vọng hợp tác Việt Nam - Ai Cập  (10/05/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên