Dịch vụ giáo dục đại học xuyên biên giới và những tác động đến giáo dục đại học Việt Nam
Toàn cầu hoá giáo dục đại học là đặc điểm nổi bật của tiến trình phát triển giáo dục đại học thế kỷ XXI. Tất cả các nền đại học không phân biệt là nền đại học của nước phát triển, đang phát triển hay chậm phát triển đều nằm trong xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do dịch vụ giáo dục đại học đang ngày càng lan mạnh và gia tăng theo chiều hướng thu hút của các nước giàu đối với nước nghèo, của các nước phát triển đối với các nước đang và chậm phát triển. Trước bối cảnh này cần xây dựng nền dịch vụ giáo dục đại học Việt Nam bản lĩnh, truyền thống chủ động hội nhập với khu vực và thế giới.
Có nhiều yếu tố dẫn đến sự hình thành nền dịch vụ giáo dục đại học, dưới đây là một số yếu tố:
2. Hình thành thị trường “chất xám” trong tay các nước phát triển
Một bức tranh ngược lại, hiện nay, cũng thấy ở một vài nước chậm, đang và mới phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nam Phi… bằng những chính sách ưu đãi riêng biệt của mình với các nhà khoa học là công dân của mình, những nước này đang ngày có nhiều người trở về quê hương tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học hoặc làm tư vấn, hợp tác mọi lĩnh vực trong phát triển kinh tế - xã hội.
3. Tiếng Anh - công cụ hữu hiệu của giáo dục đại học xuyên biên giới
II. DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC XUYÊN BIÊN GIỚI
Sự xuất hiện thị trường dịch vụ giáo dục đại học những năm gần đây trong xu thế toàn cầu hoá ngày càng có chiều hướng gia tăng. Nhiều chương trình đại học xuyên biên giới từ các trường đại học thuộc các nước phát triển thông qua mạng in-tơ-nét và các phương tiện giáo dục từ xa khác đang “lang thang” trên mạng để đến với người học ở các nước chậm và đang phát triển. Nhiều tập đoàn kinh tế, các công ty, tổ chức vì lợi nhuận đã đầu tư vào dịch vụ giáo dục đại học hoàn toàn không ít hơn so với đầu tư cho các đại học theo kiểu truyền thống. Trên thế giới đã xuất hiện nhiều tổ chức, công ty xuyên quốc gia hoạt động giáo dục theo hình thức liên kết, liên doanh, nhượng quyền, ủy quyền; lập các chi nhánh, đại lý hoặc các cơ sở giáo dục đại học với 100% vốn của mình ở các nước chậm và đang phát triển. Có nhiều hình thức xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học hiện nay đang lưu hành ở nước ta, trong khu vực và trên thế giới:
- Một số trường đại học nước ngoài đã và đang xây dựng các chi nhánh của mình khắp nơi trên thế giới. Ví dụ Đại học Chi-ca-go (Mỹ) mở ở châu Âu để thu hút sinh viên khối EU; Đại học RMIT của Ô-xtrây-li-a đang có chi nhánh tại Việt Nam, nhiều trường đại học ở các nước phát triển khác đang có các chi nhánh ở nhiều nước đang và chậm phát triển.
- Đào tạo đại học từ xa đến nay không còn là loại hình đào tạo lạ lẫm. Nhiều nước như Anh, Mỹ, Ô-xtrây-li-a và nhiều nước khác cả chục năm qua đã sử dụng rất có hiệu quả việc đào tạo từ xa để chuyển tải nhiều chương trình đại học của mình đến nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện trên thế giới có 10 trường đào tạo từ xa lớn, trong đó 7 trường nằm trong các nước phát triển.
- Nhượng quyền thương hiệu: nhiều trường nước ngoài cho mượn tên, cung cấp chương trình và có tham gia điều hành. Ngoài ra có thể còn có nhiều hình thức khác nữa.
III. SỰ TIẾP NHẬN DỊCH VỤ ĐẠI HỌC XUYÊN BIÊN GIỚI Ở VIỆT NAM
Trước hết, người viết bài này thấy cần phải khảng định, giáo dục đại học xuyên biên giới là xu thế tất yếu, nó như dòng nước chảy từ chỗ cao đến chỗ thấp. Biết được quy luật này để chủ động tiếp nhận và sử dụng sao có lợi nhất theo cách của mình. Hiện nay, ở nước ta, cung - cầu trong giáo dục đại học là mất cân đối trầm trọng. Nước ta sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, nền kinh tế thực sự đã khởi sắc, có nhiều thành tựu với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây được xếp vào những nước đứng đầu Đông Nam Á. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước thuộc diện chậm và đang phát triển, vẫn là nước đi sau và vẫn là nước có nền giáo dục đại học có nhiều bất cập cả về quy mô lẫn chất lượng. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến năm 2006, ở nước ta có 148 trường đại học với 1.087.813 sinh viên; 163 trựờng cao đẳng với 299.294 sinh viên; 284 trường trung cấp chuyên nghiệp với 500.252 học sinh; 262 trường dạy nghề với 228.600 học sinh và 599 trung tâm dạy nghề. Ngoài ra chưa tính đến hệ thống giáo dục thường xuyên trong những năm gần đây phát triển nhanh và mạnh. Như vậy, nhu cầu người được học và đi học ngày càng nhiều. Song trên thực tế, số lượng những người được học đại học ở nước ta thực sự còn nhỏ bé. Số lượng sinh viên trên 10.000 dân hiện nay ở nước ta mới chỉ đạt 165; đến năm 2010 số lượng này cũng chỉ mới đạt tới 200. Áp lực vào các trường đại học ngày càng trở thành vấn đề gay cấn. Giải toả áp lực này đòi hỏi phải phát triển dịch vụ giáo dục, đặc biệt là dịch vụ giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục người lớn. Mặt khác, do chất lượng đào tạo đại học còn có những hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, rõ ràng Việt Nam đang là một thị trường dịch vụ giáo dục đại học hấp dẫn để các tổ chức đại học ngoài nước vào khai thác.
Trong những năm gần đây, nhiều trường đại học ở nước ta cũng đã thực sự chủ động mở rộng quan hệ đa phương với nhiều trường đại học trong khu vực và thế giới. Cũng đã xuất hiện nhiều kiểu liên kết trong đào tạo và nghiên cứu với các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới, song đều ở những quy mô nhỏ bé, thậm chí rời rạc, cục bộ, hoàn toàn chưa tương xứng với tầm phát triển của giáo dục đại học nước ta hiện nay. Có thể nói, giáo dục đại học Việt Nam chưa có chiến lược chủ động bền vững hội nhập với khu vực và thế giới. Để khắc phục những bất cập và chủ động tiếp nhận dịch vụ giáo dục đại học xuyên biên giới, trong những năm sắp đến cần nghiên cứu thực hiện một số việc như sau:
- Chính thức xác định và thừa nhận ở Việt Nam đang hình thành thị trường dịch vụ giáo dục đại học và thị trường này đang có chiều hướng phát triển mạnh. Thừa nhận để chủ động có những chính sách, giải pháp ứng xử hợp lý trên nguyên tắc đảm bảo chủ quyền cho các trường đại học Việt Nam và lợi ích của người học.
- Cần phân loại rõ các tổ chức dịch vụ giáo dục đại học có lợi nhuận và phi lợi nhuận để có chính sách đối xử phù hợp.
- Nghiên cứu và cung cấp thông tin kịp thời cho người học về các cơ sở giáo dục đại học ngoài nước đến liên kết hoặc quảng cáo thu hút các công dân Việt Nam đến học tại các cơ sở này dưới mọi hình thức và phương thức học tập, để tránh nhận phải những bằng cấp “rởm”. Tại Mỹ, trong 3.200 cơ sở đào tạo đại học chỉ có khoảng 100 cơ sở là các đại học nghiên cứu. Các nước phát triển khác cũng có những bức tranh tương tự. Nhìn chung, giáo dục đại học ở tất cả các nước hiện nay đều có sự phân tầng rõ rệt về chất lượng. Cần nghiên cứu để không có sự nhầm lẫn hoặc ngộ nhận.
- Làm mới nội dung, chương trình nhiều môn học, ngành học trong các trường đại học ở nước ta để đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với nguyện vọng người học và nhất là phù hợp với thị trường lao động trong nước, khu vực và trên thế giới. Nghiên cứu một số ngành học như công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, công nghệ sinh học và có thể một số ngành, lĩnh vực khác mà hiện nay nhiều trung tâm đại học nổi tiếng trên thế giới đang giữ vị trí “thống trị” để cập nhật và nhập khẩu.
Huy động hết các nguồn, đáp ứng tối đa nhu cầu điện mùa khô 2008  (13/04/2008)
Kinh nghiệm chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Kim Bôi  (13/04/2008)
Vấn đề việc làm của nông dân hiện nay - Bài toán không dễ giải  (12/04/2008)
Vấn đề việc làm của nông dân hiện nay - Bài toán không dễ giải  (12/04/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên