Nắm vững tính quy luật của sự hình thành, chủ động xây dựng môi trường và điều kiện để thực thi trong thực tiễn hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
TCCS - Tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, nhận thức lý luận của Đảng ta trong lĩnh vực văn hóa tiếp tục có bước phát triển đột phá khi xác định gắn xây dựng văn hóa với xây dựng con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước với quan điểm phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp.
Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9-6-2014, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” xác định mục tiêu chung là xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng tới chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Một trong những mục tiêu cụ thể được Nghị quyết đề ra là hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, thể chất, tâm hồn, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
Để thực hiện mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trên, vấn đề có ý nghĩa quyết định là nắm vững tính quy luật của sự hình thành và hoàn thiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới là kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc, kết hợp với tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Tính quy luật này là định hướng có tính nguyên tắc cho quy trình xác lập hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới.
Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và nhận thức sâu sắc quy luật hình thành hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trong Nghị quyết số 33-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Đảng ta đã xác định những nội dung cốt lõi của hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ mới là yêu nước, nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật. Sự khái quát những nội dung cốt lõi của hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam trên đây vừa phản ánh sự kế thừa các giá trị truyền thống, bản sắc con người Việt Nam, vừa bước đầu có bổ sung, phát triển một số giá trị đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở những nội dung cốt lõi này cần xác lập hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới, như chuẩn mực giá trị lòng yêu nước hiện nay là có tinh thần tự hào, tự trọng, tự tôn, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí, có khát vọng phát triển đất nước trở thành nước công nghiệp, hiện đại, đoàn kết với nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nội dung cốt lõi của chuẩn mực lao động trong thời kỳ mới là lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, lao động có kỹ thuật, sáng tạo, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; lao động với tinh thần liên kết, hợp tác vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội...
Sau khi cơ bản hình thành hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, vấn đề có ý nghĩa quyết định là tự giác, chủ động xây dựng môi trường và điều kiện để thực thi trong thực tiễn, hay nói một cách khác để hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam định hướng mục tiêu, phương thức và hành động của mỗi con người, trên cơ sở đó hệ giá trị này tham gia điều tiết sự phát triển của xã hội:
1- Môi trường và điều kiện cơ bản, quan trọng hàng đầu để giáo dục, đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học đó là môi trường giáo dục - đào tạo.
Sau hơn 20 năm thực hiện định hướng chính sách giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII “Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”, chúng ta đã đạt được những kết quả rất quan trọng nhưng cũng còn nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém cần khắc phục như chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo còn thấp, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; hệ thống giáo dục đào tạo thiếu liên thông, còn nặng về lý thuyết và nhẹ về thực hành; đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, với sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động, chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc; phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra, đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất, quản lý giáo dục đạo đức còn nhiều yếu kém, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu, một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp; đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả, chính sách, cơ chế, tài chính cho giáo dục đào tạo chưa phù hợp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Để thực hiện mục tiêu tổng quát về giáo dục - đào tạo, tạo chuyển biến căn bản và mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì nhu cầu học tập của nhân dân, giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả, hơn lúc nào hết phải thực sự tự giác, chủ động, tích cực thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04-11-2013, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Phải nắm vững 7 quan điểm chỉ đạo, nhất là quan điểm giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các ngành học, bậc học. Trong quá trình đổi mới cần kế thừa và phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức và việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển giáo dục đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học - công nghệ; phù hợp quy luật khách quan; chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
Trên cơ sở nắm vững các quan điểm chỉ đạo, cần xây dựng được chương trình hành động thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, khả thi. Đến nay, Nghị quyết này đã ban hành hơn 4 năm nhưng kết quả thực hiện còn khiêm tốn và bộc lộ không ít bất cập. Tình hình này yêu cầu Đảng cần tiến hành kiểm tra toàn diện việc thực hiện Nghị quyết, tạo các nguồn lực mới cho sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo. Sau khi Đảng có đường lối, cán bộ là nhân tố quyết định đưa nghị quyết vào cuộc sống. Do đó cần làm rõ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Khi 9 nhiệm vụ, giải pháp được thực hiện, môi trường giáo dục và đào tạo mới được hình thành và vận hành thông suốt thì hằng ngày, hàng giờ hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam mới sẽ không ngừng được truyền bá, được bồi dưỡng để thấm sâu vào từng con người, nhất là học sinh, sinh viên. Môi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục - rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống, giáo dục truyền thống văn hóa...
2- Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp chống lại những tác nhân làm tha hóa con người, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó trên cơ sở sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, các cấp, các ngành phải bổ sung chương trình hành động, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược.
Công tác gia đình là một nội dung quan trọng trong kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, các địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp, do đó các cấp, các ngành, các địa phương, các cơ quan doanh nghiệp phải gắn chặt thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm với thực hiện các nội dung trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Trên cơ sở quán triệt, nắm vững mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp khi triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tổ chức giáo dục, tuyên truyền nhằm trang bị kiến thức cơ bản về gia đình cho nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam... để chủ động tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới.
Thứ hai, tăng cường và tổ chức hiệu quả các hoạt động tuyên truyền và thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình, Chính sách Dân số và phát triển, Luật Bình đẳng giới, phong trào xây dựng gia đình văn hóa... nhằm thực hiện đầy đủ các quyền, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ; trách nhiệm của các gia đình trong việc dành thời gian chăm sóc dạy bảo con cháu, tạo điều kiện cho con cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần.
Thứ ba, các ngành phối hợp chặt chẽ với các hội để tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai, tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt là đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo.
Như vậy, khi các nhiệm vụ của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được tích cực triển khai gắn chặt với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được kết quả tích cực của mối quan hệ biện chứng là mỗi bước tăng trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội sẽ gắn liền với sự phát triển gia đình theo hướng ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.
3- Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Nếu cơ chế này được xây dựng, hoàn thiện và hoạt động thông suốt sẽ là môi trường, điều kiện có ý nghĩa quyết định để hình thành, phát triển các phẩm chất tốt đẹp cho mọi người lao động, như tính tích cực, năng động sáng tạo, tính thực tế, tính hiệu quả, tính cạnh tranh lành mạnh, tính chủ động liên kết hợp tác và ý thức thượng tôn pháp luật.
Do đó cần tập trung xây dựng môi trường kinh tế mà trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu đến năm 2020 hoàn thiện một bước đồng bộ hơn thể chế này theo các chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, trong đó cơ bản phải tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Cơ bản hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường (thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường văn hóa, thị trường tài chính, thị trường khoa học - công nghệ, thị trường bất động sản, thị trường lao động). Cơ bản hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hoàn thiện cơ chế đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
4- Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị phải coi trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể. Đây là giải pháp quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, là điều kiện cơ bản để bồi dưỡng, giáo dục, huấn luyện xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân.
5- Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật là xây dựng và phát triển một lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân - thiện - mỹ của con người, là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam.
Để tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới cần quán triệt sâu sắc 3 quan điểm chỉ đạo để thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp trong Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16-6-2008, của Bộ chính trị “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, phấn đấu xây dựng văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, cần thực sự chăm lo phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ có tài năng có tâm huyết gắn bó với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Phát triển mạnh mẽ hoạt động lý luận phê bình đồng hành, thẩm định và định hướng cho sáng tạo và tiếp nhận của công chúng. Với nền văn học, nghệ thuật phát triển sẽ là môi trường rất tốt đẹp trực tiếp bồi dưỡng tâm hồn tình cảm xây dựng nhân cách con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về chân thiện mỹ của các tầng lớp nhân dân, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Huyền thoại một con đường  (17/07/2018)
Diện mạo mới trên quê hương Đồng Lộc anh hùng  (17/07/2018)
Ngã ba Đồng Lộc: Địa chỉ đỏ nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho đồng bào, thế hệ trẻ hôm nay và mai sau  (17/07/2018)
Diễn biến cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ tại Helsinki, Phần Lan.  (16/07/2018)
Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở  (16/07/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay