Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X

*** Thông báo Hội nghị

Từ ngày 9 đến 17-7-2008, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã được tổ chức tại Hà Nội. Đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chủ trì, khai mạc và bế mạc Hội nghị. Ban Chấp hành Trung ương đã nghe báo cáo và thảo luận các Đề án: "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa"; "Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế"; "Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn"; nghe và thảo luận tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2008 và một số vấn đề khác.

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20-8-1888 -- 20-8-2008)

Nguyễn Minh Triết: Bác Tôn - Nhà lãnh đạo của Đảng lỗi lạc, người bạn chiến đấu thân thiết của Bác Hồ

Là nhà lãnh đạo lỗi lạc và mẫu mực, Bác Tôn Đức Thắng mãi mãi để lại cho đời một di sản vô cùng quý giá về tư tưởng, đạo đức và tác phong, không phải được thể hiện qua các áng thơ văn và trong những trước tác về lý luận mà bằng sự phát sáng trong thực tiễn hoạt động cách mạng dày dặn, phong phú, giàu tính đảng, tính chiến đấu, tính nhân văn và là sự biểu hiện rực rỡ của tư duy năng động, sáng tạo.

Nguyễn Hoàng Việt: An Giang vận dụng bài học sáng tạp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong sự nghiệp đổi mới

Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người con yêu quý của An Giang, một vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Bác là một trong những người công nhân đầu tiên, người chiến sỹ cộng sản, lãnh tụ suất sắc của Đảng và dân tộc. Di sản vô giá mà Bác Tôn để lại cho chúng ta là sự sáng tạo, tinh thần cách mạng tiến công, không ngại khó khăn gian khổ, phấn đấu vươn lên hoàn thành mọi trọng trách. Tự hào về Bác, Đảng bộ và nhân dân An Giang đang quyết tâm thực hiện tốt những lời chỉ dạy của Bác, vững bước đưa sự nghiệp đổi mới đến thắng lợi.

Đưa Nghị quyết Đại hội X của Đảng vào cuộc sống

Trương Tấn Sang: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình, nhiều vấn đề về công tác thanh niên đã và đang đặt ra cần phải được xem xét thấu đáo và xử lý kịp thời. Vì vậy, tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) vừa qua, Trung ương đã bàn và ra nghị quyết về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa".

Tô Huy Rứa: Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam trong tình hình mới

Ngày 16-6-2008, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới, thể hiện quan điểm mới và sâu sắc của Đảng ta về lĩnh vực nhạy cảm và tinh tế này, từ đó đề xuất những giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới. Nghị quyết chỉ rõ bối cảnh, đặc điểm của đất nước thời gian qua đã tác động sâu sắc đến tình hình văn học, nghệ thuật. Trước hết, trình độ dân trí của nhân dân được nâng cao.

Trần Văn Tuấn: Đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính để hội nhập và phát triển

Đất nước ta đã có sự tiến bộ vượt bậc về kinh tế - xã hội trong những năm đổi mới. Điều này không chỉ là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mà còn là niềm cảm phục của bạn bè trong khu vực và trên thế giới... Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử đó có phần đóng góp quan trọng của công tác cải cách hành chính một cách toàn diện, sâu sắc và có hiệu quả. Tuy nhiên, phía trước công tác này cần được duy trì và phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được

Lê Thế Tiệm: Công tác phòng, chống tội phạm ma túy góp phần bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế... Đạt được kết quả đó là có phần đóng góp của công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội đã được thực hiện rất tốt, trong đó phải kể đến công tác phòng, chống tội phạm ma túy của cả nước.

Nghiên cứu - Trao đổi

Nguyễn Trọng Phúc: Cách mạng Tháng Tám - Từ góc nhìn đổi mới

Phát huy tinh thần giữ vững nguyên tắc, mềm dẻo, sáng tạo trong sách lược, chủ động nắm bắt thời cơ, đẩy lùi nguy cơ và thách thức của Cách mạng Tháng Tám vào thời kỳ đổi mới, hội nhập hiện nay, Đảng, Nhà nước ta đang cùng với toàn dân chung sức giải quyết những vấn đề vừa cơ bản vừa cấp bách để đưa đất nước phát triển bền vững. Trải qua thử thách của thời gian và lịch sử, cuộc Cách mạng Tháng Tám không chỉ ngày càng khẳng định được những giá trị lâu bền, mà còn nóng bỏng ý nghĩa thời sự.

Phương Lựu: Chung quanh vấn đề phương pháp sáng tác hiện nay

Vấn đề phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật nói chung, cũng như sự tồn tại và phát triển của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa nói riêng đã được giới lý luận văn nghệ luận bàn, tranh cãi trong suốt hơn 20 năm qua vẫn chưa có hồi kết. Đây là vấn đề thật không đơn giản nhưng cũng không thể bỏ qua do vai trò, vị trí quan trọng của nó trong hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật, nhất là khi chúng ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị "Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới".

Phạm Thắng: Giải pháp nào chó sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiên hay

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thấy, sự phát triển, tiến bộ và phồn vinh của đất nước không tách rời sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI), nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã có những thay đổi sâu sắc và toàn diện. Các hoạt động kinh tế - xã hội nông thôn được mở rộng, phát triển, đời sống và thu nhập của người dân không ngừng được cải thiện, diện mạo kinh tế - xã hội nông thôn có những thay đổi căn bản.

Nguyễn Minh Hoài: Ổn định đất nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia

Sau 22 năm đổi mới (1986 - 2008), lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Từ một nước thiếu lương thực triền miên, từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới (liên tục 19 năm), làm rạng danh một quốc gia có nền văn minh lúa nước. An ninh lương thực quốc gia được ổn định và giữ vững. Song bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình phát triển sản xuất lương thực ở nước ta cũng đã xuất hiện những vấn đề khó khăn và thách thức mới.

Nguyễn Văn Thanh: Phát triển tài năng trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tài năng hoặc thiên tài là đặc tính trội có lợi của một cá thể trong cộng đồng, có mầm mống từ một chương trình di truyền xác định, đòi hỏi những điều kiện sinh học - xã hội thuận lợi để xác lập từng bước và chỉ được thể hiện một cách đầy đủ hoàn toàn trong một vị thế xã hội tối ưu nào đó. Trong chiến lược phát triển tài năng để xây dựng đội ngũ nhân tài đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần chú ý đến các tài năng như quản lý kinh tế, quản lý xã hội; sản xuất, kinh doanh; khoa học và công nghệ; văn học, nghệ thuật; quân sự và an ninh; thể thao..

Ngô Ngọc Thắng: Thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay

Kinh tế và giáo dục có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động qua lại với nhau, trong đó sự phát triển giáo dục phụ thuộc vào sự phát triển và cơ chế vận hành của nền kinh tế và chế độ chính trị - xã hội nói chung. Đổi mới giáo dục đại học để đáp ứng những mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bắt đầu trước hết từ đổi mới tư duy. Đồng thời, cần rất tỉnh táo, sáng tạo để phát triển giáo dục đại học bảo đảm tính chất và định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với tình hình và điều kiện của Việt Nam.

Hoàng Thọ Xuân - Doãn Công Khánh: Thương mại Việt Nam “ra biển lớn” - thực tiễn và những vấn đề đặt ra

Toàn cầu hóa đã tạo lập nền tảng cho việc duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển xã hội ở nhiều quốc gia đang mở ra các cơ hội cho sự hợp tác và hội nhập hiệu quả về thương mại, đầu tư, dịch vụ giữa các quốc gia, các cộng đồng. Thương mại Việt Nam sau khi gia nhập WTO đang có thời cơ, vận hội để rút ngắn chặng đường phát triển mà lịch sử thế giới phải trải qua hàng trăm năm mới có. Vấn đề đặt ra là trong thời gian tới thương mại Việt Nam phải có bước đi và giải pháp hữu hiệu

Thực tiễn - Kinh nghiệm

Nguyễn Minh Quang: Lai Châu với công tác xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Đảng

Lai Châu hiện có 10 đảng bộ trực thuộc tỉnh với 367 tổ chức cơ sở đảng. Trong đó, 245 chi bộ cơ sở; 122 đảng bộ cơ sở; 927 chi bộ trực thuộc với tổng số 12.367 đảng viên, với 6.778 đảng viên là người dân tộc; 2.696 đảng viên nữ. Có được kết quả trên là do ngay từ khi chia tách và thành lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã xác định mục tiêu, giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác kết nạp đảng viên, phát triển tổ chức đảng nói riêng, đặc biệt ở các thôn bản chưa có đảng viên và chưa có chi bộ.

Nguyễn Tấn Hưng: Ngăn chặn phá rừng gắn với xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước

Bình Phước là tỉnh miền núi phía tây miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sau hơn 10 năm tái lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đoàn kết một lòng, khắc phục gian khó, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, vươn lên duy trì mức tăng trưởng kinh tế hằng năm từ 12% đến 14%. Riêng năm 2007, mức tăng trưởng đạt 14,2%. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, chặt phá rừng, phát nương làm rẫy, xâm hại và làm giảm độ che phủ của rừng, tác hại xấu đến môi trường sinh thái và rừng phòng hộ đang là vấn đề bức xúc đặt ra cho Bình Phước.

Lưu Ngọc Trịnh - Trần Đức Vui: Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay

Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên liên tục. Từ 6,9% (năm 2001), lên 7% (năm 2002), 7,3% (năm 2003), 7,7% (năm 2004)... và đến năm 2007 là 8,5%. Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng đang được cải thiện. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá trong nước và quốc tế, mặc dù Việt Nam đạt được những kết quả tăng trưởng cao, nhưng đó là những kết quả tăng trưởng theo chiều rộng chứ chưa có sức bật tăng trưởng theo chiều sâu. Việt Nam vẫn đang ở trong ranh giới của những nước kém phát triển theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc. Vì sao?

Từ Thanh - Kim Ngọc Đàm: Thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Trong những năm qua, một thực tế nổi lên khá bức xúc đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân ta là bên cạnh những thành tựu rất ấn tượng về phát triển kinh tế - xã hội thì một bộ phận dân cư, nhất là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, lại lâm vào cảnh khó khăn, nghèo đói. Một bộ phận dân cư này thiếu đất sản xuất, thậm chí không có đất, không có nhà để ở do nhiều lý do khác nhau. Để giúp đỡ, giảm bớt khó khăn cho đồng bào, Đảng, Nhà nước ta đã có chính sách hỗ trợ đất đai cho đồng bào để họ có đất sản xuất và có đất ở, nhà ở.

Lê Nhị Hòa: Gia Lai gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh

Là một tỉnh miền núi, biên giới có hơn 45% đồng bào dân tộc thiểu số, với 34 dân tộc anh em cùng chung sống, để phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010 như tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa X) đề ra, Đảng bộ Gia Lai đã gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn là hướng phát triển hiệu quả và bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số; phát hiện và ngăn chặn kịp thời âm mưu chống phá của các thế lực phản động.

Thư gửi Bộ Biên tập

Nguyễn Tấn Lực: Hãy đem sự công bằng trong giáo dục cho học sinh vùng khó khăn

Sinh hoạt tư tưởng

Hoành Nhị: Tiếp tay ... đô la hóa nền kinh tế

Thế giới: Vấn đề - Sự kiện

Vũ Tuyết Loan: Ba mươi lăm năm quan hệ Việt Nam - Xin-ga-po

Ngày 01-8-1973, Việt Nam và Xin-ga-po chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Qua hơn ba thập kỷ, quan hệ hai nước ngày càng phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị. Chính phủ hai nước nỗ lực tăng cường hợp tác ngoại giao, góp phần củng cố quan hệ song phương cũng như vì sự phát triển chung của cộng đồng ASEAN. Chúng ta tin tưởng, hai nước Việt Nam - Xin-ga-po sẽ tranh thủ tốt hơn những vận hội đang được mở ra, vượt qua những thách thức, hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong ASEAN, và Cộng đồng Đông Á trong tương lai.

Nguyễn Đắc Hưng: Chính sách kinh tế vĩ mô của một số nước đối phó với lạm phát

Trước những tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế bởi lạm phát tăng cao, Chính phủ các nước đưa ra hàng loạt các chính sách kinh tế vĩ mô có tính cấp bách chống lạm phát. Việc tích cực tham khảo kinh nghiệm trong việc đưa ra và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của các nước, áp dụng phù hợp với nền kinh tế đất nước là cần thiết đối với Việt Nam trong kiềm chế lạm phát.

Phan Duy Quang: Phong trào cánh tả ở Ê-cu-a-đo những năm đầu thế kỷ XXI

Đầu thế kỷ XXI, phong trào cánh tả ở Ê-cu-a-đo có bước phát triển vô cùng mạnh mẽ, đã liên tiếp buộc các chính quyền cánh hữu phải từ chức hoặc miễn nhiệm, lay đổ các thể chế tư sản vốn bất lực bấy lâu nay ở đất nước này. Bài viết đề cập những diễn biến đấu tranh, nguyên nhân dẫn đến sự trỗi dậy của phong trào cánh tả, cùng những khó khăn, thách thức trong đối sách của chính quyền cánh tả ở Ê-cu-a-đo hiện nay.

Qua sách báo nước ngoài

Nguyễn Thu Phương: Điểm sáng Việt Nam

"Ngôi sao đang lên" hay "Ngôi sao mới mẻ nhất của châu Á" là những đánh giá mà giới báo chí nước ngoài, những chính trị gia, chuyên gia kinh tế nói về Việt Nam, về sự trỗi dậy đầy ấn tượng của Việt Nam tại châu lục này. Đây là sự ghi nhận và tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu đã đạt được cũng như triển vọng phát triển của Việt Nam./.