Mục lục Tạp chí Cộng sản số 812 (6-2010)
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI CỦA ĐẢNG
Nông Đức Mạnh - Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho cách mạng Việt Nam
Sáng 18-5, tại Hà Nội, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2010). Tại Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đọc bài diễn văn quan trọng, trong đó khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản vô giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu toàn văn diễn văn của đồng chí Tổng Bí thư.
Trương Vĩnh Trọng - Tăng cường phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn nữa, vì sự phát triển bền vững của đất nước
Thực tế nóng bỏng và kinh nghiệm sống còn của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều cho thấy rằng, không chủ động phòng, chống tham nhũng có hiệu quả thì không thể nói tới bất cứ một sự ổn định hay phát triển bền vững nào; nếu không muốn nói là nạn tham nhũng tới mức nào đó sẽ làm băng hoại một thể chế, khuynh đảo và làm sụp đổ một nhà nước. Tham nhũng đang trở thành vấn nạn có tính toàn cầu. Chống tham nhũng ngày nay không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia, mà trở thành công việc cấp bách của các quốc gia, dân tộc.
Ngô Văn Dụ - Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân
Ngày 18-3-2002, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Sau hơn 7 năm thực hiện, để có những chủ trương, chính sách sát thực cho sự phát triển tiếp theo chúng ta cần có sự nhìn nhận, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết này.
Lê Thị Thu Ba - Một số ý kiến về hoạt động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
Ủy ban Tư pháp được Quốc hội khóa XII thành lập từ tháng 7-2007 theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội; và các luật có liên quan; từ đó đến nay Ủy ban đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Qua đó cho thấy sự ra đời của Ủy ban Tư pháp là rất cần thiết và phù hợp với thực tế hiện nay.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Nguyễn Đức Bình - Chủ thuyết cách mạng và phát triển của Việt Nam
Chủ thuyết Cách mạng và phát triển của Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh hơn 80 năm nay, và mãi từ nay về sau.
Đỗ Quý Doãn - Thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng về báo chí, xuất bản thành chính sách, pháp luật của nhà nước
Báo chí, xuất bản là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tư tưởng, lý luận. Nghị quyết Trung ương 5 khóa X đã nêu rõ công tác tư tưởng, lý luận và báo chí là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng. Chính vì vậy, tăng cường công tác quản lý báo chí, xuất bản trong bối cảnh đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, với những nhiệm vụ cách mạng mới, là yêu cầu hết sức cấp thiết.
Phạm Minh Chính - Một số vấn đề của kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2010 - Dự báo và giải pháp
Kinh tế thế giới bước vào những tháng đầu năm 2010 với nhiều rủi ro, biến động do ảnh hưởng rơi rớt lại từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới 2007 - 2009. Điều này đã tác động và làm sâu sắc thêm những khó khăn của kinh tế Việt Nam, dẫn đến trong quá trình hồi phục và tăng trưởng đã bắt đầu le lói nguy cơ của một số bất ổn kinh tế vĩ mô. Bài toán lựa chọn giữa tăng trưởng cao với ổn định cân đối kinh tế vĩ mô vẫn được đặt ra trong những tháng còn lại của năm 2010, năm cuối cùng để có thể hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010.
Võ Tòng Xuân - Nông dân và nông nghiệp Việt Nam nhìn từ sản xuất - thị trường
Năm 2009, cả nước xuất khẩu được 6,052 triệu tấn gạo, tăng 29,35% so năm 2008, là năm xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay, tổng giá trị xuất khẩu đạt 2,463 tỉ USD. Nhưng làm thế nào để người trồng lúa có lãi, nâng cao thu nhập, ổn định được cuộc sống, đồng thời bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Từ đó, dưới góc nhìn từ sản xuất - thị trường vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp phải đổi mới như thế nào và cả người nông dân cũng cần đổi mới ra sao để tăng tính cạnh tranh? Làm cách nào để đưa nông nghiệp nước ta tăng trưởng nhanh và hiện đại hơn các nước trong khu vực?
Nguyễn Thị Nhiễu - Về giải pháp hoàn thiện thể chế kinh doanh hiện nay ở Việt Nam
Thể chế kinh doanh có tác động rất lớn tới sức cạnh tranh và sự phát triển của nền kinh tế, tới các quyết định đầu tư, tổ chức sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, thể chế kinh doanh còn giữ vai trò trung tâm trong chính sách, chiến lược phân phối lợi ích và chia sẻ chi phí xã hội. Do đó, nghiên cứu và hoàn thiện thể chế kinh doanh trong thời gian tới là điều quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường nước ta.
Đặng Lê Nguyên Vũ - Tập đoàn kinh tế Việt Nam phải làm chủ sức mạnh tổng hợp trước áp lực cạnh tranh của các tập đoàn xuyên quốc gia
Trong “Thế giới phẳng” ngày nay, người ta vẫn băn khoăn về sự thao túng các chính phủ của các tập đoàn xuyên quốc gia và các thế lực tài phiệt quốc tế... Vậy, một bài toán lớn cần được đặt lên bàn nghị sự là, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các tập đoàn kinh tế Việt Nam nói riêng, phải triển khai chiến lược và chiến thuật cạnh tranh như thế nào? Bài toán đó khó có lời giải đúng nếu thiếu sự huy động sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc với nền kinh tế đa thành phần.
Kiều Nguyễn Việt Hà - Doãn Công Khánh - Bảo vệ môi trường trong quá trình tự do hóa thương mại
Việc giải quyết và xử lý mối quan hệ giữa thương mại và môi trường hiện nay là vấn đề mới, nhưng rất quan trọng của toàn thế giới và của mỗi quốc gia khi bước vào thế kỷ XXI trước xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu.
THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
Đinh Văn Hùng - Xóa đói, giảm nghèo ở Ninh Bình: khi “chí đã quyết, lòng đã đồng”
Ninh Bình trước đây là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người thấp nên công tác xóa đói, giảm nghèo luôn là điều trăn trở của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Gần 20 năm qua, Đại hội Đảng bộ tỉnh qua các nhiệm kỳ đều kiên trì xác định xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa cấp bách.
Lê Hữu Phúc - Quảng Trị phấn đấu thực hiện vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIV
Trên cơ sở kết quả và những bài học kinh nghiệm rút ra sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị quyết tâm phấn đấu cuối năm 2010, đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra, lập thành tích thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Võ Minh Chiến - Sóc Trăng đẩy mạnh công tác xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở đảng
Do tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với tổ chức cơ sở đảng, nhất là cấp ủy cấp trên trực tiếp cơ sở, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở Sóc Trăng đã có bước chuyển biến quan trọng. Đa số các tổ chức cơ sở đảng đã thể hiện tốt vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở. Vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương ngày càng được thể hiện rõ hơn, góp phần tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở từng bước vững mạnh.
Nguyễn Thị Nương - Cao Bằng tập trung nguồn lực đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Những năm qua, Cao Bằng đã thực hiện hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc, góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Võ Trọng Việt - Bộ đội Biên phòng với việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Ba năm thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đặc biệt là từ khi chuyển mạnh sang "làm theo" tấm gương đạo đức của Người, đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong công tác lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của lực lượng Bộ đội Biên phòng.
SINH HOẠT TƯ TƯỞNG
Nhân Đăng - Động cơ thông tin
Cơ quan quản lý báo chí nhận được từ phía bạn đọc một bức thư chất vấn, kèm theo hai bài báo của hai tờ báo khác nhau. Cả hai bài báo đó đều viết về cùng một chủ đề, cùng một địa phương và vào cùng một thời điểm. Chủ đề chung là: xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở miền núi.
THẾ GIỚI: VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
Nguyễn Hồng Thao - Cơ sở pháp lý xây dựng đường biên giới đất liền Việt - Trung hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển
Tiếp theo Tuyên bố chung ngày 31-12-2008 về hoàn thành Phân giới cắm mốc (PGCM) Việt Nam - Trung Quốc, ngày 19-11-2009, được sự ủy quyền của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vũ Đại Vỹ đã ký 3 văn kiện pháp lý quan trọng: Nghị định thư về Phân giới cắm mốc, Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, kết thúc quá trình giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa hai nước.
Phạm Thị Thanh Bình - Lê Tố Hoa - Hội nhập kinh tế quốc tế của các nước ASEAN
Với tổng thể nền kinh tế có quy mô lớn hơn Ấn Độ, Hàn Quốc; dân số hơn nửa tỉ người, ASEAN có nhiều tiềm năng trở thành một trung tâm kinh tế sánh ngang với Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin và Nga. ASEAN đang tăng cường hội nhập để tối ưu hóa khả năng hiệp lực trong khu vực và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, cam kết thúc đẩy nhanh kế hoạch thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 bất chấp những thách thức từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nguyễn Văn Lịch - BRIC - hợp tác cùng phát triển
Nhắc đến BRIC là nói đến tứ giác gồm 4 nền kinh tế mới nổi: Bra-xin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Đây được coi là những nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phục hồi nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Theo giới phân tích, BRIC đang dần có tầm ảnh hưởng đáng kể trên vũ đài quốc tế, ngày càng chứng tỏ ý nguyện hợp tác và phối hợp chung trong nội khối nhằm tìm cách "cân bằng" vị thế toàn cầu, chống lại "thế giới đơn cực" do Mỹ chủ đạo.
QUA SÁCH BÁO NƯỚC NGOÀI
- Chính phủ điện tử ở Xin-ga-po
Quốc đảo sư tử - Xin-ga-po - chỉ rộng 640 km2, với dân số trên 4 triệu người. Một hòn đảo không tài nguyên, nhưng Xin-ga-po nổi tiếng là một trong những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên thế giới và nằm trong nhóm 10 nước đi đầu thế giới trong ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, chính phủ điện tử.
Quảng Trị phấn đấu thực hiện vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIV  (15/06/2010)
Tăng cường phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn nữa, vì sự phát triển bền vững của đất nước  (15/06/2010)
Việt Nam được kỳ vọng tại Hội nghị về TPP  (15/06/2010)
Năm 2011 lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế  (15/06/2010)
Thông cáo số 20, kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XII  (15/06/2010)
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên