Châu Á chớ quá say sưa với thành tựu kinh tế
TCCSĐT- Tháng 10 vừa qua, trong báo cáo “Triển vọng kinh tế châu Á và khu vực Thái Bình Dương 2011-2012” (được công bố hai lần/năm), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã giảm chỉ số dự báo tăng trưởng kinh tế của châu Á và cảnh báo khu vực này phải đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và tốc độ phục hồi mong manh của kinh tế Mỹ.
Trước đó, trong một bài viết đăng trên Báo "Bưu điện Jakarta" của Indonesia, Chủ tịch Viện Quan hệ quốc tế Singapore, Simon Taylor, đã cảnh báo: châu Á chớ nên quá “say sưa” với các thành tựu kinh tế của mình, mà quên đi việc phải chuẩn bị sẵn sàng cho những khả năng xấu có thể xảy ra, từ phương diện kinh tế, cho tới các vấn đề an ninh và bảo đảm an toàn xã hội. Điều này càng quan trọng hơn khi chứng kiến những gì đang diễn ra trong thế giới A rập hay tại một số nước phương Tây, để thấy rằng “Mùa xuân A rập” đang biến thành một “Mùa hè giận dữ ở châu Âu”, và mới đây nhất là phong trào “Chiếm lấy phố Wall ” - thể hiện sự bất bình của người dân Mỹ… Dường như khắp nơi trên thế giới, vẫn chưa thấy một hồi kết êm ả.
Có thể thấy rõ, trong nhiều năm qua, hầu hết các quốc gia châu Á đã duy trì được sự ổn định chính trị - xã hội và liên tục phát triển trong lĩnh vực kinh tế, thậm chí còn phát triển nhanh chóng, khiến thế giới phải ghi nhận với tên gọi “Sự trỗi dậy của châu Á”. Tuy nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu khiến hoạt động xuất khẩu từ nhiều nhà máy ở châu Á, vốn vẫn phải tìm kiếm người tiêu dùng ở phương Tây, bị chững lại. Điều này tất yếu dẫn đến những ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế châu Á. Nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu, kể cả số ngoại tệ do các cá nhân đi lao động ở nước ngoài (chủ yếu tại các nước châu Âu) gửi về nước, giảm sút đáng kể đã ảnh hưởng không ít tới lượng tiền mặt tại châu Á. Đó là chưa kể việc các nền kinh tế châu Á, vốn được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, hiện cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ “nền kinh tế số 2” thế giới này tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao, chi phí tiền lương ngày một tăng...
Trong khi triển vọng kinh tế đang trở nên bấp bênh hơn thì các vấn đề an ninh chính trị, các nguy cơ, thách thức đối với sự ổn định của nền an sinh xã hội lại gia tăng ở nhiều quốc gia châu Á. Soi rọi vào bài học rút ra từ các nước phương Tây, các nước trong khu vực châu Á không thể xem nhẹ những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang chậm đà tăng trưởng, vốn luôn là nguồn cơn dẫn đến các vấn đề mất an ninh, an toàn xã hội đã và đang diễn ra ở khu vực châu Âu.
Không ít chuyên gia, các nhà quản lý từng hy vọng các nước phương Tây chỉ đang trải qua sự gián đoạn tạm thời, nền kinh tế và các chính thể của họ sẽ sớm phục hồi, song thực tế đến giờ phút này đã không diễn biến như vậy. Nền kinh tế phương Tây liên tục sụt giảm mạnh, trong khi những người trong cuộc hoàn toàn không chuẩn bị tinh thần đối phó với khả năng đà sụt giảm này còn tiếp tục kéo dài. Sự sụt giảm mạnh này tất yếu kéo theo một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và những đổ vỡ chính trị, mất an toàn xã hội ngày càng đậm nét hơn.
Tại Anh, Chính phủ liên tục cắt giảm thu nhập của người dân bằng các chính sách “thắt lưng buộc bụng” mới là nguyên nhân sâu xa của hành động bạo loạn hồi mùa hè vừa qua ở nước này. Việc người đàn ông có bốn đứa con bị cảnh sát bắn chết chỉ là cái cớ đẩy cơn tức giận trong lòng người dân Anh bùng phát, hay đó chỉ là giọt nước làm tràn ly. Xa hơn nữa là vụ 90 mạng người chết oan uổng dưới một tay súng tại Na Uy hồi đầu mùa hè đang thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh các nhà quản lý. Nếu các chính phủ không kiềm chế được lạm phát, mọi vấn đề có thể bùng phát một cách dễ dàng.
Nói một cách cụ thể, nếu không dành sự chú ý thích đáng đến những vấn đề dân sinh, trợ cấp và kích thích chi tiêu thì các điều kiện kinh tế vĩ mô có thể thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng tiêu cực trong một thế giới của khủng hoảng tài chính, do đó, tất yếu kéo theo những đổ vỡ chính trị, dẫn đến xã hội hỗn loạn và nền an ninh không được bảo đảm. Nếu không muốn đi vào vết xe đổ của nhiều nước châu Âu, các nhà hoạch định chính sách châu Á cần chú ý đối phó với nhiều nguy cơ an ninh tiềm ẩn, bắt nguồn từ những thành tựu kinh tế đang dần giảm sút.
Trong trường hợp xấu, nếu biểu tình nổ ra ở các thành phố châu Á, việc sử dụng vũ lực để giải quyết, rõ ràng không phải là giải pháp tối ưu. Thậm chí, các cuộc biểu tình có thể được các nhóm chính trị đối lập khai thác nhằm đạt được sự thay đổi về quyền lực, như đã xảy ra ở Bangkok (Thailand). Các nhà quản lý châu Á cần nhận thức sâu sắc rằng sự gắn kết xã hội, cũng như các thành tựu kinh tế và sự ổn thỏa trên phương diện chính trị sẽ là những yếu tố quan trọng để tránh các tình huống như vậy.
Trong trường hợp điều kiện tài chính cho phép, châu Á nên xây dựng các chính sách bảo đảm về lương, mạng lưới an sinh xã hội cơ bản và chăm sóc sức khỏe tốt hơn, mở cửa và kết nối các nền kinh tế với nhau. Điều này không chỉ có lợi cho tự do thương mại và đầu tư, mà còn có thể giúp châu Á đối phó tốt hơn với các cú sốc toàn cầu.
Các chuyên gia IMF lên tiếng cảnh báo, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phải đối mặt với tình trạng "mong manh", bởi vừa phải nỗ lực giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng đến tăng trưởng, vừa phải hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chính sách tài chính nới lỏng kéo dài trong vấn đề lạm phát. Áp lực lạm phát đã gia tăng tại một số nền kinh tế ở châu Á do chính sách bơm tiền, song lạm phát sẽ giảm do giá cả các mặt hàng chiến lược như lương thực và năng lượng đang dần được điều chỉnh phù hợp. Theo IMF, kinh tế châu Á đã tăng trưởng chậm lại từ quý II-2011, chủ yếu là do nhu cầu nội địa của mỗi nước giảm. Tuy nhiên, thể chế này dự báo nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ phục hồi và các nền kinh tế cần tiếp tục thực thi các biện pháp cần thiết.
Quả thực, đã đến lúc châu Á không nên quá “say sưa” với các chỉ số kinh tế liên tục gia tăng trong một thời gian dài, mà khu vực này cần nghiêm túc chuẩn bị cho những khả năng tồi tệ hơn còn ở phía trước, khi mà dự báo về các chỉ số tăng trưởng kinh tế của châu Á không còn lạc quan như trước kia, khi mà cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone đang lan rộng, đe dọa sẽ phát tác ngay cả tại châu Á, và đặc biệt, khi mà tình trạng lộn xộn trên thế giới không còn mang tính đơn lẻ, tự phát./.
Việt Nam sẵn sàng giúp Nicaragua trong các lĩnh vực có thế mạnh  (26/11/2011)
Thượng viện Nga ấn định ngày bầu cử tổng thống mới là 4-3-2012  (26/11/2011)
Hội thảo về những cơ hội cho Việt Nam tại Paris  (26/11/2011)
Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Việt Nam đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ  (26/11/2011)
Việt Nam tham dự Diễn đàn cấp cao về hiệu quả viện trợ  (26/11/2011)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên