Nam Định: Sắp xếp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động
TCCS - Thời gian qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân,Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh thực hiện công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị trên địa bàn.
Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra trong sắp xếp tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tỉnh Nam Định đã cụ thể hóa, ban hành 2 chương trình hành động, 6 kế hoạch, 5 kết luận... để tổ chức thực hiện. Đồng thời chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện với những lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị. Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do đồng chí bí thư cấp ủy làm trưởng ban.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Trong đó, tiến hành sắp xếp, kiện toàn các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp cấp uỷ tỉnh, cấp ủy cấp huyện, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; hợp nhất Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh và Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh thành Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; sáp nhập Đảng bộ huyện Mỹ Lộc vào Đảng bộ thành phố Nam Định; sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, đổi mới cơ chế hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh… Kết quả sau sắp xếp, hợp nhất đã giảm 2 Đảng bộ trực thuộc tỉnh; giảm hơn 40 đầu mối cấp phòng, ban và tương đương. Đối với khối các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tiến hành hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh; thực hiện mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công, Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp cấp tỉnh; 19/19 sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đều thực hiện cơ chế một cửa; 9/9 huyện, thành phố đang thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Kết quả sau sắp xếp, giảm 1 cơ quan cấp tỉnh; giảm 13 phòng và tương đương trực thuộc cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; giảm 28 phòng thuộc chi cục và tương đương. Đối với việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập đã giảm 216 đơn vị thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế, nông nghiệp, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông. Đặc biệt, Nam Định là địa phương đi đầu trên toàn quốc về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 theo Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Qua đó, từ 10 huyện, thành phố và 226 xã, phường, thị trấn; sau khi sắp xếp, sáp nhập, tỉnh Nam Định giảm đi còn 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 1 thành phố và 8 huyện) với 175 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 146 xã, 14 phường và 15 thị trấn). Giai đoạn tiếp theo, tỉnh tiếp tục sáp nhập các xã, thị trấn không đủ tiêu chuẩn theo lộ trình, bảo đảm thực hiện đúng các quy định của Trung ương đề ra. Đối với sắp xếp, sáp nhập thôn, xóm, tổ dân phố, tỉnh Nam Định đã quyết liệt thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2022 với sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân. Qua đó đã giảm 1.513 thôn, xóm, tổ dân phố (từ 3.673 xuống còn 2.160); giảm 1.263 chi bộ (từ 3.395 xuống còn 2.132 chi bộ) và giảm 4.068 số người hoạt động chuyên trách; giảm khoảng 9.000 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, xóm, tổ dân phố.
Cùng với việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, việc quản lý, giám sát chặt chẽ biên chế của các cơ quan, đơn vị để hướng đến tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị được quan tâm thực hiện. Trên cơ sở các quy định của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề án vị trí việc làm các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh; từ đó làm căn cứ để cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và làm cơ sở để tinh giản biên chế. Kết quả, từ năm 2015 đến nay, số cán bộ, công chức, viên chức đã hưởng chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ là 591 người. Giai đoạn 2015 - 2021, đã tinh giản được 429 biên chế công chức; giảm 3.437 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập, hoàn thành chỉ tiêu giảm 10% số lượng người làm việc so với số giao năm 2015. Tỉnh ủy ban hành kế hoạch quản lý và sử dụng biên chế giai đoạn 2022 - 2026 gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đến năm 2026 giảm ít nhất 5% số biên chế, cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Việc quản lý, sử dụng biên chế của các đơn vị đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tinh giản biên chế đã gắn với sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Nhằm tạo động lực thúc đẩy các cơ quan, đơn vị, địa phương nỗ lực vươn lên, hoàn thành tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ các cấp. Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mưu Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành đồng bộ các nghị quyết, quy định, đề án, kế hoạch, kết luận... để nâng cao chất lượng cán bộ; xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh, đề án vị trí việc làm, đổi mới công tác nhận xét, đánh giá, quy hoạch cán bộ các cấp. Từ đó, công tác cán bộ của tỉnh đã có nhiều đổi mới; việc thực hiện quy trình nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử có số dư; nhân sự được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phải trình bày chương trình hành động trước tập thể Ban Thường vụ cấp ủy, hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị; tăng cường chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các lĩnh vực nhạy cảm; quan tâm luân chuyển, điều động cán bộ để rèn luyện, thử thách, nhất là những cán bộ trẻ có triển vọng; thực hiện tốt chủ trương có ít nhất 1 đồng chí trong thường trực cấp ủy không là người địa phương tại 9/9 huyện, thành phố... Qua đó chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của tỉnh không ngừng được nâng lên. Đa số cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, tích cực đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo; tự giác rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Thời gian tới, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đồng thời coi công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong thời kỳ phát triển mới./.
Điều chỉnh quy hoạch thị trấn Nam Giang trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định  (23/09/2024)
Nam Định thông qua 14 nghị quyết về đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội  (20/09/2024)
Nguồn lực tiếp sức củng cố sản phẩm OCOP bền vững  (20/09/2024)
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay