Điều chỉnh quy hoạch thị trấn Nam Giang trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định
TCCS - Nhằm xây dựng thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực) trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định, là một trong hai cực trung tâm của vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh với vị thế là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Nam Trực; là đô thị cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định gắn với miền ảnh hưởng của các hành lang kinh tế động lực chủ đạo và nhiều chức năng kinh tế - xã hội mang tính kết nối liên huyện, ngày 2-8-2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nam Giang đến năm 2035.
Theo Quyết định số 1672/QĐ-UBND, động lực phát triển của thị trấn Nam Giang là thị trấn huyện lỵ của huyện Nam Trực, nằm trên trục phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện dọc theo các tuyến tỉnh lộ 490C, 485B, có lợi thế phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thị trấn Nam Giang có ngành nghề truyền thống với tay nghề lao động cao, có các cụm công nghiệp (CCN) Đồng Côi, Vân Chàng. Các công trình hạ tầng đầu mối và các dự án phát triển đô thị sẽ tạo sự phát triển nhanh hơn nữa cho thị trấn trong tương lai. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế ngày càng được đầu tư phát triển, mở rộng quy mô và chất lượng. Không gian đô thị với hệ thống hạ tầng xã hội được đầu tư tương đối hoàn chỉnh là yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững. Trong tương lai, dự báo dân số thị trấn đến năm 2035 khoảng 28 nghìn người. Dự báo lao động xã hội có tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 90%; tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 10%.
Định hướng phát triển tổng thể thị trấn Nam Giang đến năm 2035 chia làm 4 phân khu chức năng. Trong đó, khu vực phía Nam thị trấn là trung tâm hành chính công cộng cấp huyện, cấp thị trấn; khu vực phía Nam tỉnh lộ 485B và phía Tây đường Giang Tiến có quy mô khoảng 115,08ha, chiếm 16,39% diện tích toàn đô thị. Khu vực phía Tây thị trấn gồm phía Tây tỉnh lộ 490C và phía Bắc tỉnh lộ 485B có quy mô khoảng 236,23ha, chiếm 33,64% diện tích toàn đô thị. Khu vực phía Bắc thị trấn gồm phía Đông tỉnh lộ 490C và phía Bắc tỉnh lộ 485B đến phía Tây đường Giang Tiến kéo dài với quy mô khoảng 166,65ha, chiếm 23,74% diện tích toàn đô thị. Khu vực phía Đông thị trấn là khu phía Đông đường Giang Tiến kéo dài với quy mô khoảng 184,15ha, chiếm 26,23% diện tích toàn đô thị.
Về hệ thống giao thông, để bảo đảm kết nối thuận tiện, đồng bộ cả giao thông đối ngoại, giao thông đối nội và các công trình giao thông đầu mối; hệ thống giao thông đối ngoại gồm tỉnh lộ 490C đoạn từ xã Nghĩa An đến tỉnh lộ 485B được quy hoạch bảo đảm quy mô mặt cắt ngang rộng từ 13 đến 21m, đoạn từ tỉnh lộ 485B đến xã Nam Dương giữ nguyên quy mô mặt cắt ngang rộng từ 17,5m đến 25,5m; tuyến tỉnh lộ 485B sẽ quy hoạch mở rộng toàn tuyến đảm bảo quy mô mặt cắt ngang rộng từ 13-21m; quy hoạch mở rộng toàn tuyến đường huyện Thanh Khê với quy mô mặt cắt ngang rộng 15m; tuyến tránh thị trấn Nam Giang được cập nhật hướng tuyến chạy qua phía Đông thị trấn, quy mô lòng đường rộng tối thiểu 11m.
Hệ thống giao thông đối nội được quy hoạch gồm các đường trục chính liên kết các trung tâm đô thị, kết nối trực tiếp với các tuyến tỉnh lộ 490C, 485B; giữ nguyên quy mô tuyến đường Vàng B với mặt cắt ngang rộng 22m; Quy hoạch mới tuyến đường từ đê sông Đào giao với đường dẫn cầu Kinh Lũng (quy hoạch mới) qua phía Nam trụ sở Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện sang xã Nam Hùng, quy mô mặt cắt ngang rộng 17m; quy hoạch tuyến đường mới theo hướng Bắc - Nam (đường Giang Tiến kéo dài) kết nối từ phía Bắc thị trấn qua phía Tây Trường THCS Nam Giang (khu 1) xuống xã Nam Dương, quy mô mặt cắt ngang rộng 15m (riêng đoạn qua khu dân cư hiện hữu, quy mô mặt cắt ngang rộng từ 7,5m đến 11,5m, trong đó lòng đường tối thiểu rộng 5,5m). Tuyến đường kết nối từ tỉnh lộ 490C chạy song song phía Nam huyện lộ Thanh Khê đến đường Giang Tiến kéo dài được quy hoạch quy mô mặt cắt ngang rộng 17m; Quy hoạch mở rộng và kéo dài hình thành tuyến đường hành lang chạy dọc chân đê sông Đào với quy mô lòng đường rộng 5,5m; Quy hoạch mở rộng đồng thời kéo dài tuyến đường phía Nam sông Vân Chàng với quy mô mặt cắt ngang rộng 13m (đoạn qua khu dân cư cho phép lòng đường tối thiểu rộng 5,5m); mở rộng và liên hoàn tuyến giao thông từ tỉnh lộ 490 qua phía Bắc Trường Vũ Tuấn Chiêu ra cảng Kinh Lũng mới với quy mô mặt cắt ngang rộng 15m. Hệ thống đường phân khu vực và đường nội thị gồm các tuyến có vai trò kết nối các khu chức năng với các trục chính đô thị, được thiết kế với mặt cắt ngang đường rộng từ 23m đến 40m. Các công trình đầu mối giao thông gồm xây dựng cầu Kinh Lũng qua sông Đào, cầu qua sông Kinh Lũng trên các tuyến đường quy hoạch; xây dựng các nút giao thông tại các điểm giao giữa các trục giao thông đối ngoại và các đường trục chính đô thị; thực hiện nâng cấp, cải tạo hệ thống cầu dân sinh trên địa bàn thị trấn, đảm bảo tiêu chuẩn và nhu cầu sử dụng.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân huyện Nam Trực phối hợp với các sở, ngành chức năng tổ chức lập các quy hoạch chi tiết, chương trình kế hoạch phát triển đô thị tiếp theo nhằm cụ thể hoá điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nam Giang đã được phê duyệt. Đồng thời lập các chương trình dự án ưu tiên đầu tư xây dựng gồm: tuyến tránh thị trấn Nam Giang; cầu Kinh Lũng vượt sông Đào; cảng Kinh Lũng; Trạm biến áp 110kV Đồng Côi; Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt (ưu tiên giai đoạn 1 đầu tư trạm xử lý tại khu vực phía Đông thôn Vân Chàng). Tập trung hoàn thiện các công trình, hệ thống hạ tầng góp phần xây dựng thị trấn đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng hệ thống các trục giao thông liên khu vực, trục giao thông khu vực chính tạo tính liên kết giữa các phân khu phát triển trong tổng thể giao thông thị trấn, đồng thời hình thành hạ tầng cơ sở để khai thác hiệu quả các quỹ đất cho phát triển các chức năng đô thị, dịch vụ thương mại đi kèm./.
Nam Định thông qua 14 nghị quyết về đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội  (20/09/2024)
Nguồn lực tiếp sức củng cố sản phẩm OCOP bền vững  (20/09/2024)
Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa, tạo động lực xây dựng thành phố Nam Định trở thành đô thị văn minh, hiện đại  (18/09/2024)
Hà Nội nỗ lực đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ  (15/09/2024)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay