Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 14 đến 20-01-2019)
22:22, ngày 22-01-2019
TCCSĐT - Các xu hướng, cơ hội và thách thức đối với ngành bán lẻ thế giới là những nội dung được giới bán lẻ thảo luận trong khuôn khổ triển lãm bán lẻ NRF 2019 diễn ra trong các ngày 13 đến 15-01 tại Trung tâm Javits, thành phố New York, Mỹ.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Kiểm soát chỉ số lạm phát từ 3,3 - 3,9%
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, đặt ra mục tiêu cho các bộ, ngành, địa phương điều hành chỉ số giá tiêu dùng trong khoảng 3,3 - 3,9%, bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ngày 01-01-2019 là kiểm soát chỉ số này dưới 4%.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đưa ra mục tiêu này khi chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019, được tổ chức chiều 17-01.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đều có chung nhìn nhận năm 2018, công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát đã thành công, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,54%, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu đề ra là khoảng 4%. Đây là năm thứ 3 liên tiếp kiểm soát lạm phát dưới 4%, góp phần quan trọng vào thành công chung của kinh tế, xã hội, củng cố nền tảng vĩ mô, tạo niềm tin với người dân và doanh nghiệp vào công tác điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành.
Thành công này có được là nhờ các bộ, ngành quán triệt tinh thần điều hành giá cả theo nguyên tắc thị trường, vừa theo nhịp độ biến động của giá cả thế giới, vừa điều chỉnh một bước giá các dịch vụ công mà Nhà nước quản lý sát hơn với thị trường; có kịch bản điều hành giá từng tháng, từng quý ngay từ đầu năm trên cơ sở tính toán khoa học.
Bên cạnh đó là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, thành viên Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo và vai trò của công tác thông tin truyền thông nhanh nhạy, chính xác, kịp thời trong thông tin về giá cả, thị trường.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết ngành Công Thương đã tổ chức sản xuất, phân phối hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán tới các vùng sâu, vùng xa, các đô thị lớn tập trung nhiều công nhân, bảo đảm không để “sốt” hàng, “sốt” giá.
Các kịch bản điều hành giá trong năm 2019 đã được Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Ngân hàng Nhà nước đề xuất tại cuộc họp để Ban Chỉ đạo thảo luận, đề xuất giải pháp thực hiện.
Theo Phó Thủ tướng, kịch bản này đã được tính toán trên cơ sở điều chỉnh giá các mặt hàng xăng dầu, thịt lợn, tiếp tục đưa kết cấu lương, một phần chi phí quản lý vào dịch vụ y tế, giá điện.
Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục điều hành lạm phát cơ bản trong khoảng 1,6- 1,8%, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) bổ sung, điều chỉnh các kịch bản quản lý giá cả theo mục tiêu trên.
Đối với điều hành giá cả một số mặt hàng cụ thể, như việc điều chỉnh giá điện trong năm 2019, Phó Thủ tướng chỉ đạo kiểm soát và minh bạch yếu tố đầu vào, thực hiện điều chỉnh giá điện đồng bộ với điều chỉnh giá khí trong bao tiêu, giá than phục vụ cho sản xuất điện và các kịch bản về phân bổ tỷ giá trong sản xuất điện với liều lượng và thời điểm phù hợp.
Việc điều chỉnh giá điện phải hướng đến thu hút được các nhà đầu tư năng lượng và tiết giảm chi phí cho sản xuất, tiêu dùng. Ngành điện tăng cường cơ cấu lại sản xuất, lao động, tăng cường công nghệ để tiếp tục cắt giảm các chi phí sản xuất điện.
Cho rằng năm 2019, giá BOT sẽ cơ bản ổn định sau khi các trạm BOT thực hiện quyết toán, điều chỉnh giảm giá trong năm 2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu hết năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải phải hoàn thành thu phí không dừng trên phạm vi toàn quốc để nâng cao tính minh bạch trong thu, sử dụng khoản phí này.
Bộ Công Thương xây dựng kịch bản điều hành giá xăng dầu cả năm trên cơ sở bám sát giá xăng dầu thế giới, có phương án sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu và có chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học.
Bộ Y tế bám sát việc thực hiện kết cấu chi phí tiền lương, chi phí quản lý vào dịch vụ khám chữa bệnh, cùng với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục mở rộng danh mục đấu thầu thuốc, vật tư thiết bị y tế, kể cả vấn đề đàm phán giá để quyết tâm kéo giảm tiếp giá thuốc trên tinh thần cung cấp đủ cho nhu cầu khám bệnh với giá cả hợp lý.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho báo chí và mong các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành với Chính phủ trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô.
Giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương đợt 5
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, đặt ra mục tiêu cho các bộ, ngành, địa phương điều hành chỉ số giá tiêu dùng trong khoảng 3,3 - 3,9%, bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ngày 01-01-2019 là kiểm soát chỉ số này dưới 4%.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đưa ra mục tiêu này khi chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019, được tổ chức chiều 17-01.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đều có chung nhìn nhận năm 2018, công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát đã thành công, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,54%, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu đề ra là khoảng 4%. Đây là năm thứ 3 liên tiếp kiểm soát lạm phát dưới 4%, góp phần quan trọng vào thành công chung của kinh tế, xã hội, củng cố nền tảng vĩ mô, tạo niềm tin với người dân và doanh nghiệp vào công tác điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành.
Thành công này có được là nhờ các bộ, ngành quán triệt tinh thần điều hành giá cả theo nguyên tắc thị trường, vừa theo nhịp độ biến động của giá cả thế giới, vừa điều chỉnh một bước giá các dịch vụ công mà Nhà nước quản lý sát hơn với thị trường; có kịch bản điều hành giá từng tháng, từng quý ngay từ đầu năm trên cơ sở tính toán khoa học.
Bên cạnh đó là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, thành viên Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo và vai trò của công tác thông tin truyền thông nhanh nhạy, chính xác, kịp thời trong thông tin về giá cả, thị trường.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết ngành Công Thương đã tổ chức sản xuất, phân phối hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán tới các vùng sâu, vùng xa, các đô thị lớn tập trung nhiều công nhân, bảo đảm không để “sốt” hàng, “sốt” giá.
Các kịch bản điều hành giá trong năm 2019 đã được Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Ngân hàng Nhà nước đề xuất tại cuộc họp để Ban Chỉ đạo thảo luận, đề xuất giải pháp thực hiện.
Theo Phó Thủ tướng, kịch bản này đã được tính toán trên cơ sở điều chỉnh giá các mặt hàng xăng dầu, thịt lợn, tiếp tục đưa kết cấu lương, một phần chi phí quản lý vào dịch vụ y tế, giá điện.
Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục điều hành lạm phát cơ bản trong khoảng 1,6- 1,8%, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) bổ sung, điều chỉnh các kịch bản quản lý giá cả theo mục tiêu trên.
Đối với điều hành giá cả một số mặt hàng cụ thể, như việc điều chỉnh giá điện trong năm 2019, Phó Thủ tướng chỉ đạo kiểm soát và minh bạch yếu tố đầu vào, thực hiện điều chỉnh giá điện đồng bộ với điều chỉnh giá khí trong bao tiêu, giá than phục vụ cho sản xuất điện và các kịch bản về phân bổ tỷ giá trong sản xuất điện với liều lượng và thời điểm phù hợp.
Việc điều chỉnh giá điện phải hướng đến thu hút được các nhà đầu tư năng lượng và tiết giảm chi phí cho sản xuất, tiêu dùng. Ngành điện tăng cường cơ cấu lại sản xuất, lao động, tăng cường công nghệ để tiếp tục cắt giảm các chi phí sản xuất điện.
Cho rằng năm 2019, giá BOT sẽ cơ bản ổn định sau khi các trạm BOT thực hiện quyết toán, điều chỉnh giảm giá trong năm 2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu hết năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải phải hoàn thành thu phí không dừng trên phạm vi toàn quốc để nâng cao tính minh bạch trong thu, sử dụng khoản phí này.
Bộ Công Thương xây dựng kịch bản điều hành giá xăng dầu cả năm trên cơ sở bám sát giá xăng dầu thế giới, có phương án sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu và có chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học.
Bộ Y tế bám sát việc thực hiện kết cấu chi phí tiền lương, chi phí quản lý vào dịch vụ khám chữa bệnh, cùng với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục mở rộng danh mục đấu thầu thuốc, vật tư thiết bị y tế, kể cả vấn đề đàm phán giá để quyết tâm kéo giảm tiếp giá thuốc trên tinh thần cung cấp đủ cho nhu cầu khám bệnh với giá cả hợp lý.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho báo chí và mong các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành với Chính phủ trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô.
Giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương đợt 5
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định giao 1.339,309 tỷ đồng cho các bộ, cơ quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 5) và danh mục dự án bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ tổng số kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 5) và danh mục dự án ở trên giao các bộ, cơ quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chi tiết danh mục và mức vốn kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 5) của từng dự án theo ngành, lĩnh vực, chương trình, dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn; chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tính chính xác của các nội dung thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án.
Các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ danh mục dự án và kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 5) được giao thông báo cho các đơn vị danh mục và kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 5) cho từng dự án theo quy định; báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 20-01-2019.
Diễn đàn Kinh tế thế giới 2019 sẽ vắng một số lãnh đạo thế giới
Một loạt vấn đề và khủng hoảng trong nước sẽ khiến lãnh đạo của một số quốc gia không thể tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thường niên tại Davos, Thụy Sĩ trong tuần tới, khi diễn đàn năm nay diễn ra trong bối cảnh triển vọng kinh tế và tài chính toàn cầu ảm đạm hơn.
Các tranh chấp thương mại, các quan hệ quốc tế căng thẳng, Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) và sự giảm tốc tăng trưởng đang gây lo ngại có thể khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái được cho là những chủ đề thảo luận chính tại sự kiện năm nay.
Khoảng 3.000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chính phủ và xã hội dân sự sẽ tham dự sự kiện diễn ra tại khu nghỉ dưỡng của Thụy Sĩ, nhưng trong đó chỉ có ba nhà lãnh đạo các nước trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Italy Giuseppe Conte.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sau lần xuất hiện tại sự kiện năm ngoái đã thông báo hủy kế hoạch tham dự sự kiện năm nay do Chính phủ Mỹ vẫn đang đóng cửa một phần.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng không tham gia do đang phải giải quyết các cuộc biểu tình trong phong trào "Áo vàng", trong khi Thủ tướng Anh Theresa May phải dành những nỗ lực để tìm kiếm sự đồng thuận trong vấn đề Brexit.
Trước khi Tổng thống Mỹ hủy kế hoạch tham dự WEF thường niên tại Davos, một quan chức của chính phủ nước này cho biết phái đoàn Mỹ sẽ thảo luận tầm quan trọng của việc cải cách các tổ chức như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.
Ông Trump đã chỉ trích mạnh mẽ đối với quá trình toàn cầu hóa và xem xét sự tham gia của Mỹ trong các thể chế đa phương như WTO, đồng thời kêu gọi sửa đổi các quy định thương mại quốc tế.
Trong khi đó, một nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết ông Abe sẽ tới Davos không chỉ với tư cách Thủ thướng Nhật Bản mà còn với tư cách Chủ tịch Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Theo nguồn tin này, sự kiện năm nay là cơ hội rất tốt để chuẩn bị cho các hội nghị của G20 sắp tới. Nguồn tin này cho rằng mặc dù số lãnh đạo tham dự diễn đàn năm nay ít hơn năm ngoái, qua đó khó có thể diễn ra các cuộc gặp song phương, song điều này sẽ không làm giảm sút tầm quan trọng của WEF.
Còn theo một quan chức Trung Quốc, nhân vật thường tham dự WEF nhưng sẽ vắng mặt tại hội nghị năm nay, cho biết Trung Quốc chưa từng kỳ vọng sẽ đạt tiến triển trong việc giải quyết tranh chấp thương mại với Mỹ tại sự kiện này, mà chỉ coi đây là dịp để đưa ra các tuyên bố chính sách.
Với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, ý nghĩa của WEF không nằm quá nhiều ở các phiên họp công khai mà ở những cơ hội gặp gỡ bên lề phiên họp chính.
Giám đốc điều hành Precognize, một doanh nghiệp khởi nghiệp về phát triển phần mềm của Israel, Chen Linchevski, cho rằng WEF là địa điểm lý tưởng nhất để đề xuất các ý tưởng, xây dựng các mối quan hệ và quảng bá thương hiệu, và là dịp cho các cuộc gặp gỡ hiếm khi có được.
Trước đó, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ngày 16-01 công bố Báo cáo Rủi ro toàn cầu, trong đó cảnh báo tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế và chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể tiếp tục tác động tới nền kinh tế thế giới trong năm 2019 và cản trở các nỗ lực giải quyết những vấn đề lớn, như biến đổi khí hậu.
Chủ tịch WEF Borge Brende nhấn mạnh trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới đứng trước rủi ro trong năm 2019, nhu cầu thiết lập hợp tác quốc tế cấp thiết hơn bao giờ hết.
Theo WEF, thế giới đang ở trong một giai đoạn phân hóa sau thời gian toàn cầu hóa. Triển vọng kinh tế ảm đạm dường như làm giảm tiềm năng hợp tác quốc tế trong năm 2019.
Năm 2018, nền kinh tế thế giới đã tăng trưởng chậm hơn dự báo của hầu hết chuyên gia, trong lúc các thị trường chứng khoán ghi nhận năm tồi tệ nhất trong một thập niên qua.
Một số ý kiến cho rằng tình trạng này là do cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung tác động đến giao thương, sau khi hai nước áp thuế quan lên lượng hàng hóa trị giá nhiều tỷ USD của nhau. Gần 90% chuyên gia dự đoán việc các luật lệ quy định và thỏa thuận thương mại toàn cầu "tiếp tục bị bào mòn" sẽ cản trở đà tăng trưởng trên thế giới.
Báo cáo trên của WEF dựa trên ý kiến đánh giá của khoảng 1.000 chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu. Hội nghị WEF 2019 sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 25-01 tại Davos (Thụy Sĩ), quy tụ hơn 3.000 nhà lãnh đạo các doanh nghiệp, xã hội dân sự, giới học giả, các đại diện của lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và truyền thông, hơn 65 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, và đại diện các tổ chức quốc tế.
Với chủ đề "Toàn cầu hóa 4.0: Định hình một kiến trúc toàn cầu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư," Diễn đàn Davos 2019 đặt mục tiêu xác định các mô hình hòa bình mới, bền vững và toàn diện, nhằm thích nghi với một thế giới mà ở đó, hội nhập toàn cầu mạnh mẽ là tiến trình không thể tránh khỏi, nơi các mô hình quản trị toàn cầu cho thấy khó khăn trong việc thúc đẩy hành động hài hòa giữa các cường quốc trên thế giới.
Quan hệ Mỹ - Trung sẽ là một trong những vấn đề được thảo luận chính tại WEF 2019. Trong khi đó, vấn đề Brexit cũng sẽ nằm trong những chủ đề được bàn thảo tại hội nghị, sau khi Hạ viện Anh không thông qua thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Theresa May đã đạt được với EU hồi cuối năm 2018.
Công nghệ mới nhất làm thay đổi xu hướng ngành bán lẻ thế giới
Các xu hướng, cơ hội và thách thức đối với ngành bán lẻ thế giới là những nội dung được giới bán lẻ thảo luận trong khuôn khổ triển lãm bán lẻ NRF 2019 diễn ra trong các ngày 13 đến 15-01 tại Trung tâm Javits, thành phố New York, Mỹ.
NRF 2019 là một trong những sự kiện triển lãm bán lẻ lớn nhất thế giới, thu hút 37.000 người đến từ 99 quốc gia trên thế giới. Trong khuôn khổ sự kiện diễn ra nhiều hoạt động của hơn 16.000 nhà bán lẻ, đại diện cho 3.500 tập đoàn bán lẻ trên thế giới, 792 nhà triển lãm, 517 diễn giả cùng 200 hội thảo.
Điểm nhấn của triển lãm là khu nghiên cứu sáng tạo mở rộng, nơi trưng bày những công nghệ mới nhất đang làm thay đổi tương lai của các doanh nghiệp bán lẻ - như mô hình tương tác của các thiết bị bay không người lái, các thiết bị có thể đeo hoặc gắn trên cơ thể, công nghệ thực tế ảo (AR/VR), trí tuệ nhân tạo (AI), các máy móc, công nghệ thông minh và các ôtô thông minh; một khu khởi nghiệp nơi những công ty sáng tạo hàng đầu trình bày các ý tưởng của mình, và sảnh tham quan triển lãm có các nhân viên hỗ trợ, chủ yếu bao gồm các chủ đề như thương mại số, cơ sở dữ liệu chuỗi khối (blockchain) và công nghệ phục vụ trải nghiệm của khách hàng tại điểm bán.
Triển lãm diễn ra trong bối cảnh ngành công nghiệp bán lẻ đang trong quá trình điều chỉnh để thích nghi với những thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng với sự lên ngôi của thương mại điện tử.
Trong khi nhiều tập hàng bán lẻ theo kiểu truyền thống với chuỗi cửa hàng như Toys "R" Us, Bon-ton, và Sears đã phải xin bảo hộ phá sản vào năm ngoái, thì nhiều nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon lại tái sử dụng những cửa hàng thực tế kết hợp tính năng tự phục vụ và thu tiền tự động.
Kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng 0% nếu việc đóng cửa chính phủ kéo dài
Các lãnh đạo cao cấp của giới ngân hàng ngày 15-01 cảnh báo rằng dù các điều kiện cơ bản của nền kinh tế Mỹ vẫn khá vững ổn, nhưng việc tâm lý nhà đầu tư giảm sút trong bối cảnh Chính phủ liên bang Mỹ buộc phải ngừng hoạt động một phần có thể làm triệt tiêu mất đà tăng trưởng.
Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng tài chính JPMorgan, ông Jamie Dimon cho rằng việc đóng cửa chính phủ sẽ không giúp ích gì cho nền kinh tế. Ông cho hay một số chuyên gia ước tính rằng nếu việc đóng cửa này tiếp diễn trong cả quý I-2019 thì có thể kéo tụt nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế về 0.
Những bất ổn xung quanh việc chính phủ liên bang tiếp tục phải đóng cửa một phần càng khiến triển vọng nền kinh tế lớn nhất thế giới yếu đi. Nhất là việc này diễn ra vào thời điểm các câu hỏi về việc giải quyết tranh chấp thương mại cũng như chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.
CEO của JPMorgan cũng cho biết những số liệu thống kê cơ bản của nền kinh tế toàn cầu không phải là quá bi quan. Tuy đà tăng trưởng có chậm lại, nhất là ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đức và Mỹ, nhưng triển vọng tăng trưởng trên toàn cầu vẫn được duy trì và chi tiêu tiêu dùng vẫn trong tình trạng tốt.
Những nhận xét của của CEO Dimon được đưa ra sau khi JPMorgan và một “đại gia” khác của ngành ngân hàng là Wells Fargo báo cáo kết quả kinh doanh có phần trái chiều trong quý IV-2018. Theo đó, lợi nhuận ròng của JPMorgan trong quý IV-2018 đã tăng 67% so với cùng kỳ năm 2017 lên 7,1 tỷ USD, với doanh thu tăng 4% lên 26,8 tỷ USD.
Trong khi đó, Wells Fargo báo cáo rằng lợi nhuận quý IV-2018 của ngân hàng này đã giảm 1,4% xuống còn 6,1 tỷ USD sau khi doanh thu giảm 4,9%. Trong đó, sự sụt giảm trong hoạt động cho vay tiêu dùng đã gần như “san phẳng” sự gia tăng của các khoản cho vay thương mại.
Sau khi những thông tin trên được đưa ra, cổ phiếu của JPMorgan đã đảo ngược đà giảm và kết thúc phiên giao dịch ngày 15-01 ở mức 101,68 USD/cổ phiếu, tăng 0,7% so với phiên trước đó. Cũng trong phiên 15-01, giá cổ phiếu của Wells Fargo giảm 1,6% xuống còn 47,67 USD/cổ phiếu./.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ tổng số kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 5) và danh mục dự án ở trên giao các bộ, cơ quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chi tiết danh mục và mức vốn kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 5) của từng dự án theo ngành, lĩnh vực, chương trình, dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn; chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tính chính xác của các nội dung thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án.
Các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ danh mục dự án và kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 5) được giao thông báo cho các đơn vị danh mục và kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 5) cho từng dự án theo quy định; báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 20-01-2019.
Diễn đàn Kinh tế thế giới 2019 sẽ vắng một số lãnh đạo thế giới
Một loạt vấn đề và khủng hoảng trong nước sẽ khiến lãnh đạo của một số quốc gia không thể tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thường niên tại Davos, Thụy Sĩ trong tuần tới, khi diễn đàn năm nay diễn ra trong bối cảnh triển vọng kinh tế và tài chính toàn cầu ảm đạm hơn.
Các tranh chấp thương mại, các quan hệ quốc tế căng thẳng, Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) và sự giảm tốc tăng trưởng đang gây lo ngại có thể khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái được cho là những chủ đề thảo luận chính tại sự kiện năm nay.
Khoảng 3.000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chính phủ và xã hội dân sự sẽ tham dự sự kiện diễn ra tại khu nghỉ dưỡng của Thụy Sĩ, nhưng trong đó chỉ có ba nhà lãnh đạo các nước trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Italy Giuseppe Conte.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sau lần xuất hiện tại sự kiện năm ngoái đã thông báo hủy kế hoạch tham dự sự kiện năm nay do Chính phủ Mỹ vẫn đang đóng cửa một phần.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng không tham gia do đang phải giải quyết các cuộc biểu tình trong phong trào "Áo vàng", trong khi Thủ tướng Anh Theresa May phải dành những nỗ lực để tìm kiếm sự đồng thuận trong vấn đề Brexit.
Trước khi Tổng thống Mỹ hủy kế hoạch tham dự WEF thường niên tại Davos, một quan chức của chính phủ nước này cho biết phái đoàn Mỹ sẽ thảo luận tầm quan trọng của việc cải cách các tổ chức như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.
Ông Trump đã chỉ trích mạnh mẽ đối với quá trình toàn cầu hóa và xem xét sự tham gia của Mỹ trong các thể chế đa phương như WTO, đồng thời kêu gọi sửa đổi các quy định thương mại quốc tế.
Trong khi đó, một nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết ông Abe sẽ tới Davos không chỉ với tư cách Thủ thướng Nhật Bản mà còn với tư cách Chủ tịch Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Theo nguồn tin này, sự kiện năm nay là cơ hội rất tốt để chuẩn bị cho các hội nghị của G20 sắp tới. Nguồn tin này cho rằng mặc dù số lãnh đạo tham dự diễn đàn năm nay ít hơn năm ngoái, qua đó khó có thể diễn ra các cuộc gặp song phương, song điều này sẽ không làm giảm sút tầm quan trọng của WEF.
Còn theo một quan chức Trung Quốc, nhân vật thường tham dự WEF nhưng sẽ vắng mặt tại hội nghị năm nay, cho biết Trung Quốc chưa từng kỳ vọng sẽ đạt tiến triển trong việc giải quyết tranh chấp thương mại với Mỹ tại sự kiện này, mà chỉ coi đây là dịp để đưa ra các tuyên bố chính sách.
Với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, ý nghĩa của WEF không nằm quá nhiều ở các phiên họp công khai mà ở những cơ hội gặp gỡ bên lề phiên họp chính.
Giám đốc điều hành Precognize, một doanh nghiệp khởi nghiệp về phát triển phần mềm của Israel, Chen Linchevski, cho rằng WEF là địa điểm lý tưởng nhất để đề xuất các ý tưởng, xây dựng các mối quan hệ và quảng bá thương hiệu, và là dịp cho các cuộc gặp gỡ hiếm khi có được.
Trước đó, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ngày 16-01 công bố Báo cáo Rủi ro toàn cầu, trong đó cảnh báo tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế và chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể tiếp tục tác động tới nền kinh tế thế giới trong năm 2019 và cản trở các nỗ lực giải quyết những vấn đề lớn, như biến đổi khí hậu.
Chủ tịch WEF Borge Brende nhấn mạnh trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới đứng trước rủi ro trong năm 2019, nhu cầu thiết lập hợp tác quốc tế cấp thiết hơn bao giờ hết.
Theo WEF, thế giới đang ở trong một giai đoạn phân hóa sau thời gian toàn cầu hóa. Triển vọng kinh tế ảm đạm dường như làm giảm tiềm năng hợp tác quốc tế trong năm 2019.
Năm 2018, nền kinh tế thế giới đã tăng trưởng chậm hơn dự báo của hầu hết chuyên gia, trong lúc các thị trường chứng khoán ghi nhận năm tồi tệ nhất trong một thập niên qua.
Một số ý kiến cho rằng tình trạng này là do cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung tác động đến giao thương, sau khi hai nước áp thuế quan lên lượng hàng hóa trị giá nhiều tỷ USD của nhau. Gần 90% chuyên gia dự đoán việc các luật lệ quy định và thỏa thuận thương mại toàn cầu "tiếp tục bị bào mòn" sẽ cản trở đà tăng trưởng trên thế giới.
Báo cáo trên của WEF dựa trên ý kiến đánh giá của khoảng 1.000 chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu. Hội nghị WEF 2019 sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 25-01 tại Davos (Thụy Sĩ), quy tụ hơn 3.000 nhà lãnh đạo các doanh nghiệp, xã hội dân sự, giới học giả, các đại diện của lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và truyền thông, hơn 65 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, và đại diện các tổ chức quốc tế.
Với chủ đề "Toàn cầu hóa 4.0: Định hình một kiến trúc toàn cầu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư," Diễn đàn Davos 2019 đặt mục tiêu xác định các mô hình hòa bình mới, bền vững và toàn diện, nhằm thích nghi với một thế giới mà ở đó, hội nhập toàn cầu mạnh mẽ là tiến trình không thể tránh khỏi, nơi các mô hình quản trị toàn cầu cho thấy khó khăn trong việc thúc đẩy hành động hài hòa giữa các cường quốc trên thế giới.
Quan hệ Mỹ - Trung sẽ là một trong những vấn đề được thảo luận chính tại WEF 2019. Trong khi đó, vấn đề Brexit cũng sẽ nằm trong những chủ đề được bàn thảo tại hội nghị, sau khi Hạ viện Anh không thông qua thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Theresa May đã đạt được với EU hồi cuối năm 2018.
Công nghệ mới nhất làm thay đổi xu hướng ngành bán lẻ thế giới
Các xu hướng, cơ hội và thách thức đối với ngành bán lẻ thế giới là những nội dung được giới bán lẻ thảo luận trong khuôn khổ triển lãm bán lẻ NRF 2019 diễn ra trong các ngày 13 đến 15-01 tại Trung tâm Javits, thành phố New York, Mỹ.
NRF 2019 là một trong những sự kiện triển lãm bán lẻ lớn nhất thế giới, thu hút 37.000 người đến từ 99 quốc gia trên thế giới. Trong khuôn khổ sự kiện diễn ra nhiều hoạt động của hơn 16.000 nhà bán lẻ, đại diện cho 3.500 tập đoàn bán lẻ trên thế giới, 792 nhà triển lãm, 517 diễn giả cùng 200 hội thảo.
Điểm nhấn của triển lãm là khu nghiên cứu sáng tạo mở rộng, nơi trưng bày những công nghệ mới nhất đang làm thay đổi tương lai của các doanh nghiệp bán lẻ - như mô hình tương tác của các thiết bị bay không người lái, các thiết bị có thể đeo hoặc gắn trên cơ thể, công nghệ thực tế ảo (AR/VR), trí tuệ nhân tạo (AI), các máy móc, công nghệ thông minh và các ôtô thông minh; một khu khởi nghiệp nơi những công ty sáng tạo hàng đầu trình bày các ý tưởng của mình, và sảnh tham quan triển lãm có các nhân viên hỗ trợ, chủ yếu bao gồm các chủ đề như thương mại số, cơ sở dữ liệu chuỗi khối (blockchain) và công nghệ phục vụ trải nghiệm của khách hàng tại điểm bán.
Triển lãm diễn ra trong bối cảnh ngành công nghiệp bán lẻ đang trong quá trình điều chỉnh để thích nghi với những thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng với sự lên ngôi của thương mại điện tử.
Trong khi nhiều tập hàng bán lẻ theo kiểu truyền thống với chuỗi cửa hàng như Toys "R" Us, Bon-ton, và Sears đã phải xin bảo hộ phá sản vào năm ngoái, thì nhiều nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon lại tái sử dụng những cửa hàng thực tế kết hợp tính năng tự phục vụ và thu tiền tự động.
Kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng 0% nếu việc đóng cửa chính phủ kéo dài
Các lãnh đạo cao cấp của giới ngân hàng ngày 15-01 cảnh báo rằng dù các điều kiện cơ bản của nền kinh tế Mỹ vẫn khá vững ổn, nhưng việc tâm lý nhà đầu tư giảm sút trong bối cảnh Chính phủ liên bang Mỹ buộc phải ngừng hoạt động một phần có thể làm triệt tiêu mất đà tăng trưởng.
Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng tài chính JPMorgan, ông Jamie Dimon cho rằng việc đóng cửa chính phủ sẽ không giúp ích gì cho nền kinh tế. Ông cho hay một số chuyên gia ước tính rằng nếu việc đóng cửa này tiếp diễn trong cả quý I-2019 thì có thể kéo tụt nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế về 0.
Những bất ổn xung quanh việc chính phủ liên bang tiếp tục phải đóng cửa một phần càng khiến triển vọng nền kinh tế lớn nhất thế giới yếu đi. Nhất là việc này diễn ra vào thời điểm các câu hỏi về việc giải quyết tranh chấp thương mại cũng như chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.
CEO của JPMorgan cũng cho biết những số liệu thống kê cơ bản của nền kinh tế toàn cầu không phải là quá bi quan. Tuy đà tăng trưởng có chậm lại, nhất là ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đức và Mỹ, nhưng triển vọng tăng trưởng trên toàn cầu vẫn được duy trì và chi tiêu tiêu dùng vẫn trong tình trạng tốt.
Những nhận xét của của CEO Dimon được đưa ra sau khi JPMorgan và một “đại gia” khác của ngành ngân hàng là Wells Fargo báo cáo kết quả kinh doanh có phần trái chiều trong quý IV-2018. Theo đó, lợi nhuận ròng của JPMorgan trong quý IV-2018 đã tăng 67% so với cùng kỳ năm 2017 lên 7,1 tỷ USD, với doanh thu tăng 4% lên 26,8 tỷ USD.
Trong khi đó, Wells Fargo báo cáo rằng lợi nhuận quý IV-2018 của ngân hàng này đã giảm 1,4% xuống còn 6,1 tỷ USD sau khi doanh thu giảm 4,9%. Trong đó, sự sụt giảm trong hoạt động cho vay tiêu dùng đã gần như “san phẳng” sự gia tăng của các khoản cho vay thương mại.
Sau khi những thông tin trên được đưa ra, cổ phiếu của JPMorgan đã đảo ngược đà giảm và kết thúc phiên giao dịch ngày 15-01 ở mức 101,68 USD/cổ phiếu, tăng 0,7% so với phiên trước đó. Cũng trong phiên 15-01, giá cổ phiếu của Wells Fargo giảm 1,6% xuống còn 47,67 USD/cổ phiếu./.
Kinh tế biển Việt Nam: Tầm nhìn táo bạo  (22/01/2019)
Công tác dân vận ở tỉnh Tuyên Quang: Thành tựu và bài học kinh nghiệm  (22/01/2019)
Tổng kết thực tiễn phục vụ nghiên cứu lý luận của Đảng - Thực trạng và những vấn đề đặt ra  (22/01/2019)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 14 đến ngày 20-01-2019  (22/01/2019)
Công tác chống tham nhũng năm 2019 phải đạt kết quả tốt hơn 2018  (21/01/2019)
Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ  (21/01/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên