Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 03 đến 09-12-2018)
17:12, ngày 10-12-2018
TCCSĐT - "Tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng tiếp tục đạt những kết quả tích cực, toàn diện. Chúng ta có thể khẳng định sẽ hoàn thành tất cả các mục tiêu kế hoạch đã đề ra cho năm 2018, tạo tiền đề thuận lợi, vững chắc cho năm 2019". Đây là thông tin được Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn Chính phủ, đưa ra tại phiên họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều 03-12.
Thủ tướng: Chính phủ sẽ tăng tốc trong cải cách thủ tục hành chính
Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF) đã diễn ra sáng 05-12, tại Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đây là Diễn đàn thay thế Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) mà trước đó từng là Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF), Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) - được tổ chức thường niên trong suốt 25 năm qua, kể từ năm 1993 tổ chức ở Paris.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, sau hơn 25 năm từ lần đầu tiên của Diễn đàn, từ một nước nhận viện trợ, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, năng động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời cũng là quốc gia sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và tích cực giải quyết những vấn đề toàn cầu.
Nêu rõ, để chuyển đổi thành công từ một quốc gia có trình độ phát triển thấp trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình với tốc độ phát triển cao và ổn định là điều không dễ dàng, theo Thủ tướng, cần nhìn nhận thực tế rằng một quốc gia như Việt Nam ngày nay có thể vượt thoát bẫy thu nhập trung bình trở thành nước có thu nhập trung bình cao sẽ càng là thử thách đầy khó khăn không kém.
Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó nguy cơ bị bỏ lại và rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam đã nỗ lực nhiều để cải thiện 3 điểm nghẽn chiến lược cản trở sự phát triển là thể chế, kết cấu hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực. Nhưng những kết quả này chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, cũng như chưa tương xứng với tốc độ phát triển mà Việt Nam kỳ vọng trong giai đoạn tới đây, Thủ tướng nói.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn các nhà tài trợ tiếp tục gửi gắm niềm tin và đồng hành với Việt Nam, giúp Việt Nam tránh được bẫy thu nhập trung bình, thoát nguy cơ bị tụt lại phía sau trong thế giới toàn cầu hóa.
Đề cập đến những thách thức trên con đường hiện thực hoá tầm nhìn và chiến lược phát triển của Việt Nam, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tăng tốc trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo kênh tương tác trực tiếp giữa người dân và chính quyền, xây dựng một cơ chế mà các chủ thể trong xã hội có thể tham gia một cách hiệu quả, trực tiếp hơn vào quá trình lập chính sách.
Tập trung chuvển đổi số Chính phủ trong đó ưu tiên xây dựng khung pháp lý về số hoá và cổng dịch vụ công quốc gia. Đổi mới cơ chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ để lựa chọn được người tài phục vụ trong hệ thống hành chính.
Về chất lượng nguồn nhân lực, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ xác định nhân lực là chìa khóa vàng cho sự thành công trong tương lai và đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để xây dựng được nguồn lực con người chất lượng phục vụ tăng trưởng bền vững. Cùng với đó, Việt Nam ưu tiên đầu tư cho hạ tầng thông minh, hạ tầng công nghệ số để tăng khả năng kết nối các yếu tố và tài nguyên của nền kinh tế.
Tại Diễn đàn, Thủ tướng cho biết, để bắt nhịp với thời đại và xu hướng mới, Chính phủ bổ sung thêm 2 đột phá mới, coi đó là 2 động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam trong thập niên tới.
Một là, thúc đẩy năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghiệp 4.0. Thủ tướng nhấn mạnh, đây là cơ hội để Việt Nam tăng năng suất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo.
Bày tỏ vui mừng vì không khí khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ, rộng khắp như hiện nay, Thủ tướng khẳng định đây không phải là một phong trào, mà đó là một tinh thần và một quyết tâm. Song song với đó là xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
“Có ý tưởng tốt thôi chưa đủ, ý tưởng đó cần phải được 'ươm tạo' trong các vườn ươm, tạo môi trường để phát triển và biến các start-up này thành doanh nghiệp tầm cỡ, đem lại giá trị cao cho nền kinh tế,” Thủ tướng nói.
Vấn đề thứ hai là thúc đẩy và phát huy khu vực kinh tế tư nhân. Thủ tướng nhất trí với nhận định của các chuyên gia, coi đây là một trong các đòn bẩy quan trọng, tạo sức cạnh tranh, tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế trong điều kiện môi trường kinh tế quốc tế và khoa học công nghệ nhiều biến động.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và có những hành động cụ thể nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Hướng tới mục tiêu năm 2020 có khoảng 1 triệu doanh nghiệp, chủ yếu trong khu vực tư nhân. Sáng tạo và Khởi nghiệp - tập trung vào tầng lớp thanh niên trẻ, có khát vọng, sáng tạo, dám làm, chấp nhận vấp ngã và biết đứng lên - cũng là nguồn tăng trưởng về số lượng và chất lượng các doanh nghiệp thế hệ mới.
Người Phát ngôn Chính phủ khẳng định hoàn thành mọi mục tiêu năm 2018
"Tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng tiếp tục đạt những kết quả tích cực, toàn diện. Chúng ta có thể khẳng định sẽ hoàn thành tất cả các mục tiêu kế hoạch đã đề ra cho năm 2018, tạo tiền đề thuận lợi, vững chắc cho năm 2019".
Đây là thông tin được Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn Chính phủ, đưa ra tại phiên họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức tối 03-12, tại Hà Nội. Làm rõ thêm, Bộ trưởng cho biết, với kết quả 11 tháng có thể nói, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và lạm phát được kiểm soát chặt chẽ.
Nói về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 giảm 0,29%, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, đây là mức tăng thấp nhất trong 9 năm qua của chỉ số này và bình quân 11 tháng CPI chỉ tăng 3,59%.
Đáng chú ý, sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ở mức cao, sau 11 tháng tăng 10,1%. Bên cạnh đó, ngành công chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng ấn tượng với mức 12,2%.
Một điểm nhấn nữa được Bộ trưởng đưa ra chính là xuất khẩu tăng mạnh, khi đạt con số 223,63 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính việc này đã đưa xuất siêu lên mức kỷ lục là 6,8 tỷ USD, đồng thời duy trì mức xuất siêu liên tục trong nhiều tháng qua.
Người phát ngôn Chính phủ cho hay, sau 11 tháng có trên 121.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký tăng 9,1%, tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt trên 3,4 triệu tỷ đồng; gần 32.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 30,9% so với cùng kỳ.
"Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 11,5%. Khách quốc tế 11 tháng đạt 14,12 triệu lượt, tăng 21,3% và chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu thu hút 15 triệu khách quốc tế trong năm 2018," Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế, khó khăn và thách thức cần giả quyết. Chỉ tính riêng tổng thiệt hại do thiên tai trong 11 tháng đã lên đến khoảng 9 nghìn tỷ đồng.
Ở góc độ khác, việc giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vẫn ở mức thấp, ước bằng 59,9% so với kế hoạch Quốc hội giao, thậm chí vốn Trung ương quản lý mới giải ngân gần 80%.
Bên cạnh đó, việc sản xuất đầu tư kinh doanh vẫn còn khó khăn, cụ thể là số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là trên 83.000 (tăng 49,3%), chưa kể số doanh nghiệp giải thể gần 15.000 (tăng 37,4%).
Trước tình hình trên, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương không được chủ quan, mà phải kiên định tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, đồng thời tập trung vào khâu thực thi, nhất là người đứng đầu phải luôn chỉ đạo sâu sát và chịu trách nhiệm...
"Dự kiến phương châm hành động năm 2019 là "Kỷ cương, liêm chính, hành động, đột phá, phát triển," Ngưởi Phát ngôn Chính phủ cho hay.
Liên quan đến dự thảo Nghị quyết 01 và việc xây dựng Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, theo Bộ trưởng, tinh thần là thực hiện nghiêm Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, đồng thời bám sát thực tiễn, đề ra các biện pháp giải quyết các bức xúc, điểm nghẽn trong phát triển kinh tế, xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng, ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô và nâng cao mọi mặt đời sống xã hội.
Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phụ trách để sớm xử lý một số vấn đề về tình hình khiếu nại tố cáo ngay trong tháng 12 này. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phát động đợt cao điểm xử lý vấn đề tín dụng đen.
"Các chỉ tiêu Chính phủ giao trong Nghị quyết phải mang tính phấn đấu ở mức cao với tinh thần đột phá, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo, quyết liệt. Ngay trong Nghị quyết 01 phải thể hiện khát vọng vươn lên của đất nước, làm sao để tinh thần dân tộc được khơi dậy ngay từ đầu năm," Bộ trưởng lưu ý.
Ủy ban châu Âu đưa ra kế hoạch nhằm giảm vai trò chế ngự của đồng USD
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 05-12 đã đưa ra kế hoạch nhằm giảm vai trò chế ngự của đồng USD trong nền kinh tế toàn cầu và tăng cường vai trò của đồng tiền chung châu Âu euro, đặc biệt trong các giao dịch về năng lượng.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ), Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis cho biết: "Đồng tiền chung châu Âu - ra đời ngày 01-01-1999, phải phản ánh sức nặng chính trị, kinh tế và tài chính của khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone)".
EC có ý định tổ chức các cuộc tham vấn với các bên tham gia thị trường, đặc biệt là về nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt và các loại hàng hóa khác mà đồng USD đang chi phối áp đảo.
Trong lĩnh vực vận tải hàng không, nơi máy bay được mua bán bằng USD ngay cả khi do hãng Airbus của châu Âu sản xuất, Brussels cũng muốn "khởi động một cuộc tham vấn về cách thức thúc đẩy vai trò của đồng euro."
Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đang ngày càng không hài lòng với sự chế ngự toàn cầu của đồng USD, điều đem đến cho nước Mỹ quyền lực ngoại giao và kinh tế vô song trên trường quốc tế. Các chính phủ, các ngân hàng và công ty đa quốc gia phó mặc cho chính quyền Mỹ, nước có quyền ngăn cản sự tiếp cận với nền kinh tế thế giới của bất kỳ công ty hay quốc gia nào đối đầu với Washington.
Ví dụ mới nhất về sự lo ngại của EU là Iran, nơi các công ty quốc tế chọn cách tiếp tục giao thương hoặc đầu tư bất chấp các trừng phạt của Mỹ đang đứng trước nguy cơ có thể bị Washington trừng phạt, một phần vì họ sử dụng đồng USD.
EU đang thành lập cơ chế đặc biệt (SPV) đổi dầu lấy hàng để thực hiện các giao dịch với Iran trong bối cảnh Mỹ tái khởi động các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Trung Quốc duy trì tiến độ thúc đẩy cải cách lĩnh vực ngoại hối
Theo Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE), Trung Quốc duy trì tiến độ thúc đẩy cải cách lĩnh vực ngoại hối, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trên thế giới mở rộng tiếp cận một trong những thị trường vốn lớn nhất thế giới.
Số liệu thống kê mới nhất cho thấy tính đến cuối tháng 11-2018, khoảng 280 tổ chức nước ngoài đã nhận được hạn ngạch đầu tư lên tới 100,56 tỷ USD theo chương trình QFII (Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài hội đủ các tiêu chuẩn quy định của Trung Quốc), theo đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các dòng vốn chảy vào nền kinh tế Trung Quốc. Theo SAFE, con số trên đã tăng 300 triệu USD so với hồi cuối tháng 10-2018.
Kể từ khi khởi động chương trình QFII vào năm 2003, mức hạn ngạch trên đã tăng dần khi giới chức trách tài chính Trung Quốc đã duy trì sự cân bằng “mong manh” giữa tự do hóa tài khoản vốn và sự ổn định của thị trường ngoại hối.
Ông Sun Guofeng, người phụ trách bộ phận chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), cho biết Trung Quốc đã học được cách thức cân bằng giữa cải cách và kiểm soát rủi ro.
Trung Quốc đã duy trì cải cách thị trường ngoại hối “từng bước và có sự kiểm soát,” theo đó cho phép thực hiện các cải cách tài chính khác nhau trong khi hạn chế những rủi ro bên từ ngoài.
Trong bối cảnh trên, các nhà đầu tư nước ngoài đã bộc lộ sự quan tâm của họ với thị trường Trung Quốc. Trong các tháng 01 đến 9-2018, số trái phiếu và cổ phiếu của Trung Quốc mà các tổ chức nước ngoài mua ròng đã tăng lần lượt 133% và 78% so với cùng kỳ năm 2017.
Bên cạnh các cơ chế như QFII, Trung Quốc cũng thực hiện các chương trình thử nghiệm nhằm khuyến khích nhà đầu tư trong nước tiếp cận các tài sản nước ngoài như chương trình Nhà đầu tư tổ chức trong nước hội đủ các tiêu chuẩn quy định (QDII), một cơ chế dành cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
WTO cảnh báo thương mại toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng
Hệ thống thương mại quốc tế đang rơi vào khủng hoảng. Cảnh báo trên được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đưa ra ngày 04-12 trong bối cảnh lãnh đạo các tập đoàn sản xuất ôtô của Đức nhóm họp tại Washington (Mỹ).
Cuộc họp được tổ chức với hy vọng có thể ngăn chặn các biện pháp thuế quan nhằm vào những dòng xe hạng sang được nhập khẩu vào Mỹ.
Chính phủ Mỹ đã mời các quan chức cấp cao đến từ các tập đoàn Daimler, BMW và Volkswagen tới Washington để cùng Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow thảo luận về những nỗ lực của Mỹ nhằm tái cân bằng thương mại toàn cầu.
Cuộc gặp này diễn ra chỉ vài tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo có thể đánh thuế nặng đối với ôtô nhập khẩu, và chỉ vài ngày sau khi ông nhất trí về một thỏa thuận "ngừng chiến" trong cuộc tranh chấp thương mại với Trung Quốc.
Phát biểu tại một Hội nghị ôtô Handelsblatt được tổ chức tại Wolfsburg của Đức, Phó Tổng Giám đốc WTO Karl Brauner cho rằng hệ thống thương mại đang trong "trạng thái khủng hoảng," cảnh báo thương mại và sự thịnh vượng trên toàn cầu khó có thể tiếp tục nếu các nước lớn có các hành động đơn phương xa rời các quy tắc và luật lệ chung. Ông nêu rõ: "Nếu mọi người chỉ làm những điều họ muốn, mọi chuyện sẽ kết thúc".
Tuy nhiên, quan chức WTO này cũng bày tỏ hy vọng chuyến thăm Mỹ của giới lãnh đạo các tập đoàn sản xuất ôtô của Đức có thể giúp chính quyền Washington hiểu hơn về những tác động của thuế quan đối với thương mại toàn cầu.
Việc Nhà Trắng yêu cầu gặp giới lãnh đạo các tập đoàn sản xuất ô tô Đức diễn ra bất chấp thực tế chính Ủy ban châu Âu mới là cơ quan chính thức xử lý các cuộc đàm phán thương mại trên danh nghĩa của Liên minh châu Âu (EU).
Để có thể thuyết phục giới chức Mỹ, lãnh đạo các tập đoàn này sẽ phải vạch ra các kế hoạch nhằm tăng tỷ lệ các bộ phận của ôtô được sản xuất tại Mỹ. Trước đó, hồi năm ngoái, Tổng thống Trump đã cảnh báo các nhà sản xuất ô tô của Đức về khả năng áp mức thuế lên tới 35% đối với ôtô nhập khẩu vào Mỹ.
Kể từ khi nhậm chức, ông Trump đã nhiều lần nói rằng sẽ không do dự trong việc áp thuế bổ sung đối với sản phẩm nhập khẩu, nhất là ôtô của Đức, để bảo vệ ngành ôtô Mỹ./.
Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF) đã diễn ra sáng 05-12, tại Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đây là Diễn đàn thay thế Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) mà trước đó từng là Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF), Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) - được tổ chức thường niên trong suốt 25 năm qua, kể từ năm 1993 tổ chức ở Paris.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, sau hơn 25 năm từ lần đầu tiên của Diễn đàn, từ một nước nhận viện trợ, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, năng động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời cũng là quốc gia sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và tích cực giải quyết những vấn đề toàn cầu.
Nêu rõ, để chuyển đổi thành công từ một quốc gia có trình độ phát triển thấp trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình với tốc độ phát triển cao và ổn định là điều không dễ dàng, theo Thủ tướng, cần nhìn nhận thực tế rằng một quốc gia như Việt Nam ngày nay có thể vượt thoát bẫy thu nhập trung bình trở thành nước có thu nhập trung bình cao sẽ càng là thử thách đầy khó khăn không kém.
Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó nguy cơ bị bỏ lại và rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam đã nỗ lực nhiều để cải thiện 3 điểm nghẽn chiến lược cản trở sự phát triển là thể chế, kết cấu hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực. Nhưng những kết quả này chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, cũng như chưa tương xứng với tốc độ phát triển mà Việt Nam kỳ vọng trong giai đoạn tới đây, Thủ tướng nói.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn các nhà tài trợ tiếp tục gửi gắm niềm tin và đồng hành với Việt Nam, giúp Việt Nam tránh được bẫy thu nhập trung bình, thoát nguy cơ bị tụt lại phía sau trong thế giới toàn cầu hóa.
Đề cập đến những thách thức trên con đường hiện thực hoá tầm nhìn và chiến lược phát triển của Việt Nam, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tăng tốc trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo kênh tương tác trực tiếp giữa người dân và chính quyền, xây dựng một cơ chế mà các chủ thể trong xã hội có thể tham gia một cách hiệu quả, trực tiếp hơn vào quá trình lập chính sách.
Tập trung chuvển đổi số Chính phủ trong đó ưu tiên xây dựng khung pháp lý về số hoá và cổng dịch vụ công quốc gia. Đổi mới cơ chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ để lựa chọn được người tài phục vụ trong hệ thống hành chính.
Về chất lượng nguồn nhân lực, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ xác định nhân lực là chìa khóa vàng cho sự thành công trong tương lai và đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để xây dựng được nguồn lực con người chất lượng phục vụ tăng trưởng bền vững. Cùng với đó, Việt Nam ưu tiên đầu tư cho hạ tầng thông minh, hạ tầng công nghệ số để tăng khả năng kết nối các yếu tố và tài nguyên của nền kinh tế.
Tại Diễn đàn, Thủ tướng cho biết, để bắt nhịp với thời đại và xu hướng mới, Chính phủ bổ sung thêm 2 đột phá mới, coi đó là 2 động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam trong thập niên tới.
Một là, thúc đẩy năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghiệp 4.0. Thủ tướng nhấn mạnh, đây là cơ hội để Việt Nam tăng năng suất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo.
Bày tỏ vui mừng vì không khí khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ, rộng khắp như hiện nay, Thủ tướng khẳng định đây không phải là một phong trào, mà đó là một tinh thần và một quyết tâm. Song song với đó là xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
“Có ý tưởng tốt thôi chưa đủ, ý tưởng đó cần phải được 'ươm tạo' trong các vườn ươm, tạo môi trường để phát triển và biến các start-up này thành doanh nghiệp tầm cỡ, đem lại giá trị cao cho nền kinh tế,” Thủ tướng nói.
Vấn đề thứ hai là thúc đẩy và phát huy khu vực kinh tế tư nhân. Thủ tướng nhất trí với nhận định của các chuyên gia, coi đây là một trong các đòn bẩy quan trọng, tạo sức cạnh tranh, tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế trong điều kiện môi trường kinh tế quốc tế và khoa học công nghệ nhiều biến động.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và có những hành động cụ thể nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Hướng tới mục tiêu năm 2020 có khoảng 1 triệu doanh nghiệp, chủ yếu trong khu vực tư nhân. Sáng tạo và Khởi nghiệp - tập trung vào tầng lớp thanh niên trẻ, có khát vọng, sáng tạo, dám làm, chấp nhận vấp ngã và biết đứng lên - cũng là nguồn tăng trưởng về số lượng và chất lượng các doanh nghiệp thế hệ mới.
Người Phát ngôn Chính phủ khẳng định hoàn thành mọi mục tiêu năm 2018
"Tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng tiếp tục đạt những kết quả tích cực, toàn diện. Chúng ta có thể khẳng định sẽ hoàn thành tất cả các mục tiêu kế hoạch đã đề ra cho năm 2018, tạo tiền đề thuận lợi, vững chắc cho năm 2019".
Đây là thông tin được Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn Chính phủ, đưa ra tại phiên họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức tối 03-12, tại Hà Nội. Làm rõ thêm, Bộ trưởng cho biết, với kết quả 11 tháng có thể nói, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và lạm phát được kiểm soát chặt chẽ.
Nói về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 giảm 0,29%, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, đây là mức tăng thấp nhất trong 9 năm qua của chỉ số này và bình quân 11 tháng CPI chỉ tăng 3,59%.
Đáng chú ý, sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ở mức cao, sau 11 tháng tăng 10,1%. Bên cạnh đó, ngành công chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng ấn tượng với mức 12,2%.
Một điểm nhấn nữa được Bộ trưởng đưa ra chính là xuất khẩu tăng mạnh, khi đạt con số 223,63 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính việc này đã đưa xuất siêu lên mức kỷ lục là 6,8 tỷ USD, đồng thời duy trì mức xuất siêu liên tục trong nhiều tháng qua.
Người phát ngôn Chính phủ cho hay, sau 11 tháng có trên 121.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký tăng 9,1%, tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt trên 3,4 triệu tỷ đồng; gần 32.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 30,9% so với cùng kỳ.
"Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 11,5%. Khách quốc tế 11 tháng đạt 14,12 triệu lượt, tăng 21,3% và chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu thu hút 15 triệu khách quốc tế trong năm 2018," Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế, khó khăn và thách thức cần giả quyết. Chỉ tính riêng tổng thiệt hại do thiên tai trong 11 tháng đã lên đến khoảng 9 nghìn tỷ đồng.
Ở góc độ khác, việc giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vẫn ở mức thấp, ước bằng 59,9% so với kế hoạch Quốc hội giao, thậm chí vốn Trung ương quản lý mới giải ngân gần 80%.
Bên cạnh đó, việc sản xuất đầu tư kinh doanh vẫn còn khó khăn, cụ thể là số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là trên 83.000 (tăng 49,3%), chưa kể số doanh nghiệp giải thể gần 15.000 (tăng 37,4%).
Trước tình hình trên, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương không được chủ quan, mà phải kiên định tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, đồng thời tập trung vào khâu thực thi, nhất là người đứng đầu phải luôn chỉ đạo sâu sát và chịu trách nhiệm...
"Dự kiến phương châm hành động năm 2019 là "Kỷ cương, liêm chính, hành động, đột phá, phát triển," Ngưởi Phát ngôn Chính phủ cho hay.
Liên quan đến dự thảo Nghị quyết 01 và việc xây dựng Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, theo Bộ trưởng, tinh thần là thực hiện nghiêm Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, đồng thời bám sát thực tiễn, đề ra các biện pháp giải quyết các bức xúc, điểm nghẽn trong phát triển kinh tế, xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng, ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô và nâng cao mọi mặt đời sống xã hội.
Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phụ trách để sớm xử lý một số vấn đề về tình hình khiếu nại tố cáo ngay trong tháng 12 này. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phát động đợt cao điểm xử lý vấn đề tín dụng đen.
"Các chỉ tiêu Chính phủ giao trong Nghị quyết phải mang tính phấn đấu ở mức cao với tinh thần đột phá, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo, quyết liệt. Ngay trong Nghị quyết 01 phải thể hiện khát vọng vươn lên của đất nước, làm sao để tinh thần dân tộc được khơi dậy ngay từ đầu năm," Bộ trưởng lưu ý.
Ủy ban châu Âu đưa ra kế hoạch nhằm giảm vai trò chế ngự của đồng USD
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 05-12 đã đưa ra kế hoạch nhằm giảm vai trò chế ngự của đồng USD trong nền kinh tế toàn cầu và tăng cường vai trò của đồng tiền chung châu Âu euro, đặc biệt trong các giao dịch về năng lượng.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ), Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis cho biết: "Đồng tiền chung châu Âu - ra đời ngày 01-01-1999, phải phản ánh sức nặng chính trị, kinh tế và tài chính của khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone)".
EC có ý định tổ chức các cuộc tham vấn với các bên tham gia thị trường, đặc biệt là về nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt và các loại hàng hóa khác mà đồng USD đang chi phối áp đảo.
Trong lĩnh vực vận tải hàng không, nơi máy bay được mua bán bằng USD ngay cả khi do hãng Airbus của châu Âu sản xuất, Brussels cũng muốn "khởi động một cuộc tham vấn về cách thức thúc đẩy vai trò của đồng euro."
Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đang ngày càng không hài lòng với sự chế ngự toàn cầu của đồng USD, điều đem đến cho nước Mỹ quyền lực ngoại giao và kinh tế vô song trên trường quốc tế. Các chính phủ, các ngân hàng và công ty đa quốc gia phó mặc cho chính quyền Mỹ, nước có quyền ngăn cản sự tiếp cận với nền kinh tế thế giới của bất kỳ công ty hay quốc gia nào đối đầu với Washington.
Ví dụ mới nhất về sự lo ngại của EU là Iran, nơi các công ty quốc tế chọn cách tiếp tục giao thương hoặc đầu tư bất chấp các trừng phạt của Mỹ đang đứng trước nguy cơ có thể bị Washington trừng phạt, một phần vì họ sử dụng đồng USD.
EU đang thành lập cơ chế đặc biệt (SPV) đổi dầu lấy hàng để thực hiện các giao dịch với Iran trong bối cảnh Mỹ tái khởi động các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Trung Quốc duy trì tiến độ thúc đẩy cải cách lĩnh vực ngoại hối
Theo Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE), Trung Quốc duy trì tiến độ thúc đẩy cải cách lĩnh vực ngoại hối, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trên thế giới mở rộng tiếp cận một trong những thị trường vốn lớn nhất thế giới.
Số liệu thống kê mới nhất cho thấy tính đến cuối tháng 11-2018, khoảng 280 tổ chức nước ngoài đã nhận được hạn ngạch đầu tư lên tới 100,56 tỷ USD theo chương trình QFII (Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài hội đủ các tiêu chuẩn quy định của Trung Quốc), theo đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các dòng vốn chảy vào nền kinh tế Trung Quốc. Theo SAFE, con số trên đã tăng 300 triệu USD so với hồi cuối tháng 10-2018.
Kể từ khi khởi động chương trình QFII vào năm 2003, mức hạn ngạch trên đã tăng dần khi giới chức trách tài chính Trung Quốc đã duy trì sự cân bằng “mong manh” giữa tự do hóa tài khoản vốn và sự ổn định của thị trường ngoại hối.
Ông Sun Guofeng, người phụ trách bộ phận chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), cho biết Trung Quốc đã học được cách thức cân bằng giữa cải cách và kiểm soát rủi ro.
Trung Quốc đã duy trì cải cách thị trường ngoại hối “từng bước và có sự kiểm soát,” theo đó cho phép thực hiện các cải cách tài chính khác nhau trong khi hạn chế những rủi ro bên từ ngoài.
Trong bối cảnh trên, các nhà đầu tư nước ngoài đã bộc lộ sự quan tâm của họ với thị trường Trung Quốc. Trong các tháng 01 đến 9-2018, số trái phiếu và cổ phiếu của Trung Quốc mà các tổ chức nước ngoài mua ròng đã tăng lần lượt 133% và 78% so với cùng kỳ năm 2017.
Bên cạnh các cơ chế như QFII, Trung Quốc cũng thực hiện các chương trình thử nghiệm nhằm khuyến khích nhà đầu tư trong nước tiếp cận các tài sản nước ngoài như chương trình Nhà đầu tư tổ chức trong nước hội đủ các tiêu chuẩn quy định (QDII), một cơ chế dành cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
WTO cảnh báo thương mại toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng
Hệ thống thương mại quốc tế đang rơi vào khủng hoảng. Cảnh báo trên được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đưa ra ngày 04-12 trong bối cảnh lãnh đạo các tập đoàn sản xuất ôtô của Đức nhóm họp tại Washington (Mỹ).
Cuộc họp được tổ chức với hy vọng có thể ngăn chặn các biện pháp thuế quan nhằm vào những dòng xe hạng sang được nhập khẩu vào Mỹ.
Chính phủ Mỹ đã mời các quan chức cấp cao đến từ các tập đoàn Daimler, BMW và Volkswagen tới Washington để cùng Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow thảo luận về những nỗ lực của Mỹ nhằm tái cân bằng thương mại toàn cầu.
Cuộc gặp này diễn ra chỉ vài tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo có thể đánh thuế nặng đối với ôtô nhập khẩu, và chỉ vài ngày sau khi ông nhất trí về một thỏa thuận "ngừng chiến" trong cuộc tranh chấp thương mại với Trung Quốc.
Phát biểu tại một Hội nghị ôtô Handelsblatt được tổ chức tại Wolfsburg của Đức, Phó Tổng Giám đốc WTO Karl Brauner cho rằng hệ thống thương mại đang trong "trạng thái khủng hoảng," cảnh báo thương mại và sự thịnh vượng trên toàn cầu khó có thể tiếp tục nếu các nước lớn có các hành động đơn phương xa rời các quy tắc và luật lệ chung. Ông nêu rõ: "Nếu mọi người chỉ làm những điều họ muốn, mọi chuyện sẽ kết thúc".
Tuy nhiên, quan chức WTO này cũng bày tỏ hy vọng chuyến thăm Mỹ của giới lãnh đạo các tập đoàn sản xuất ôtô của Đức có thể giúp chính quyền Washington hiểu hơn về những tác động của thuế quan đối với thương mại toàn cầu.
Việc Nhà Trắng yêu cầu gặp giới lãnh đạo các tập đoàn sản xuất ô tô Đức diễn ra bất chấp thực tế chính Ủy ban châu Âu mới là cơ quan chính thức xử lý các cuộc đàm phán thương mại trên danh nghĩa của Liên minh châu Âu (EU).
Để có thể thuyết phục giới chức Mỹ, lãnh đạo các tập đoàn này sẽ phải vạch ra các kế hoạch nhằm tăng tỷ lệ các bộ phận của ôtô được sản xuất tại Mỹ. Trước đó, hồi năm ngoái, Tổng thống Trump đã cảnh báo các nhà sản xuất ô tô của Đức về khả năng áp mức thuế lên tới 35% đối với ôtô nhập khẩu vào Mỹ.
Kể từ khi nhậm chức, ông Trump đã nhiều lần nói rằng sẽ không do dự trong việc áp thuế bổ sung đối với sản phẩm nhập khẩu, nhất là ôtô của Đức, để bảo vệ ngành ôtô Mỹ./.
Phấn đấu có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông Nam Á  (10/12/2018)
Việt Nam-Cuba tăng cường hợp tác trên lĩnh vực tuyên giáo của Đảng  (09/12/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do  (09/12/2018)
Những rủi ro hàng đầu đối với nền kinh tế thế giới năm 2019  (09/12/2018)
Lai Châu công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo  (09/12/2018)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên