Bốn tháng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 8 tỷ USD
Theo đó, tính đến ngày 20-4 vừa qua, có 883 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký 3,55 tỷ USD, bằng 76,1% so với cùng kỳ năm trước đó.
Bên cạnh đó, có 303 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,24 tỷ USD, bằng 51,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, cũng trong bốn tháng đầu năm nay, cả nước có 1.863 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp là 2,26 tỷ USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số này, có 1.087 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp, với giá trị vốn góp 1,56 tỷ USD và 776 lượt góp vốn mua cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ, với tổng giá trị vốn góp 703,5 triệu USD.
Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, trong khi vốn đăng ký mới vẫn đang trong xu hướng giảm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân lại tiếp tục xu hướng tích cực.
Tính đến ngày 20-4 vừa qua, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 5,1 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, từ đầu năm tới nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành, lĩnh vực; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất, với tổng số vốn đăng ký đạt 4,52 tỷ USD, chiếm 56,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư 807,5 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, với tổng vốn đầu tư đăng ký 779 triệu USD, chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tính theo đối tác đầu tư, có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong bốn tháng qua. Trong đó, Hàn Quốc đứng thứ nhất, với tổng vốn đầu tư 2,32 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư.
Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 1,29 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 808 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư.
Theo địa bàn, Thành phố Hồ Chí Minh đang là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, với tổng số vốn đăng ký 1,92 tỷ USD, chiếm 23,8% tổng vốn đầu tư.
Hải Phòng đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 1,03 USD, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư.
Hà Nội đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 746 triệu USD chiếm 9,25% tổng vốn đầu tư./.
Mỹ-Hàn-Triều có thể tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh ba bên vào mùa Hè  (30/04/2018)
Tổng thống Nga-Pháp ủng hộ duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran  (30/04/2018)
Hơn 60% dân Hàn Quốc tin vào thiện chí phi hạt nhân hóa của Triều Tiên  (30/04/2018)
Chương trình nghệ thuật "Trang sử hào hùng, ngời sáng tương lai"  (30/04/2018)
'Hòn ngọc xanh xứ Nghệ' vào mùa du lịch  (30/04/2018)
Nhớ Bác Hồ trong ngày vui đại thắng  (30/04/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên