Tăng cường giám sát vay về cho vay lại đối với chính quyền địa phương
Để chấp hành nghiêm Luật Ngân sách nhà nước và kế hoạch vay, trả nợ của ngân sách địa phương được Quốc hội phê duyệt, đồng thời để quản lý nợ công, nợ Chính phủ bền vững trong tình hình hiện nay theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18-11-2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện tốt các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát sử dụng nguồn vốn Chính phủ vay về cho vay lại đối với chính quyền địa phương.
Về nguyên tắc, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện nghiêm quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, quản lý vay, trả nợ vay chính quyền địa phương chặt chẽ, đảm bảo không vượt quá mức dư nợ tối đa của từng tỉnh, thành phố theo quy định của Luật. Đồng thời, việc vay, trả nợ phải đảm bảo tuân thủ kế hoạch vay, trả nợ hàng năm của chính quyền địa phương được Quốc hội phê duyệt.
Trong bối cảnh nợ công, nợ Chính phủ tăng cao, các khoản vay ODA giảm dần, Việt Nam phải thực hiện các khoản vay hỗn hợp bao gồm cả vốn ODA và vốn vay ưu đãi với điều kiện vay gần sát với thị trường. Các địa phương khi đề xuất đầu tư cần ưu tiên sử dụng vốn vay ODA với điều kiện ưu đãi cao cho các chương trình, dự án quan trọng, cấp bách của địa phương; vốn vay nước ngoài chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
Trên cơ sở các khoản vay, trả nợ của ngân sách địa phương được Quốc hội phê duyệt, các địa phương lập kế hoạch vay, trả nợ chi tiết, trong đó phân chia theo từng nội dung: Vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với chương trình kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông nông thôn, tạm ứng vốn nhàn rỗi của Kho bạc nhà nước, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (nếu có) và giao nhiệm vụ cho cơ quan chức năng của địa phương tổ chức thực hiện và quản lý chặt chẽ, đúng quy định.
Khi thực hiện kế hoạch vay, trả nợ nước ngoài, các địa phương ưu tiên giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài vay về cho vay lại đã cam kết với nhà tài trợ. Trường hợp sử dụng khoản vay về cho vay lại làm cho dư nợ thực tế vượt quá mức dư nợ tối đa cho phép hoặc vượt quá dự toán vay trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các địa phương phải bố trí giảm kế hoạch vay các khoản khác hoặc thực hiện trả nợ để đảm bảo các giới hạn nợ theo quy định. Trường hợp cần điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ, các địa phương có báo cáo gửi Bộ Tài chính để thẩm định, trình Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Đảm bảo vay, trả nợ trong phạm vi dư nợ tối đa
Để triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc quản lý, giám sát vay, trả nợ của chính quyền địa phương, báo cáo thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hàng năm; rà soát, tổng hợp trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội phê duyệt mức bội chi hàng năm của từng địa phương phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thông báo cho từng địa phương mức bội chi ngân sách địa phương của năm kế hoạch, tổng số vay trong năm, gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Giám sát, có các giải pháp đảm bảo việc vay, trả nợ của địa phương trong phạm vi dư nợ tối đa theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm được Quốc hội phê duyệt.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, ưu tiên bố trí đủ dự toán chi đầu tư nguồn vốn ngoài nước của ngân sách trung ương, trong đó có nguồn hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương và kế hoạch vốn đối ứng theo tiến độ chương trình, dự án đã ký kết thỏa thuận vay và theo tỷ lệ vốn cấp phát được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khi trình cấp có thẩm quyền dự án mới, đối với phần vốn hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương theo tỷ lệ phải khẳng định được khả năng bố trí trong khuôn khổ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chỉ vay trong phạm vi mức bội chi được Quốc hội phê duyệt hàng năm
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ vay trong phạm vi mức bội chi được Quốc hội phê duyệt hàng năm; khi đề xuất dự án phải tính toán, đảm bảo khả năng vay, trả nợ, khả năng giải ngân trong dự toán và trong phạm vi mức bội chi được duyệt hàng năm; khi thực hiện kế hoạch vay, trả nợ nước ngoài, các địa phương ưu tiên giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài vay về cho vay lại đã cam kết với nhà tài trợ.
Trường hợp sử dụng khoản vay về cho vay lại làm cho dư nợ thực tế vượt quá mức dư nợ tối đa cho phép hoặc vượt quá dự toán vay trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các địa phương phải bố trí giảm kế hoạch vay các khoản khác hoặc thực hiện trả nợ để đảm bảo các giới hạn nợ theo quy định.
Địa phương sử dụng khoản vay từ nguồn vốn vay nước ngoài vay về cho vay lại có trách nhiệm trả nợ đầy đủ, đúng hạn; định kỳ báo cáo tình hình giải ngân, trả nợ của địa phương cho Bộ Tài chính để tổng hợp./.
Giàn PV DRILLING II đạt thành tích 8 năm hoạt động Zero LTI  (21/09/2017)
Thanh tra các dự án trên bán đảo Sơn Trà  (21/09/2017)
Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi  (21/09/2017)
Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm 2017  (21/09/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 11-9 đến ngày 17-9-2017)  (21/09/2017)
Hiệp hội doanh nghiệp dược “lánh mặt” buổi kiểm tra chuyên ngành  (20/09/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên