Doanh nghiệp Nga cần thêm nhiều thông tin về thị trường Việt Nam
Liên quan vấn đề trên, trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn bà Olga Koshev - Chủ tịch Tổ chức liên khu vực hỗ trợ và bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về triển vọng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Trả lời phỏng vấn, bà Olga nhấn mạnh Nga là thị trường lớn, đầy tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Nga đang bị phương Tây cấm vận và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU đã có hiệu lực.
Trên thực tế, nhiều doanh nhân Việt Nam hoạt động kinh doanh rất tốt trên thị trường Nga, song chủ yếu buôn bán tại các chợ và trung tâm thương mại.
Trong khi đó, thị trường Nga cần nhiều mặt hàng xuất xứ từ Việt Nam như thủy hải sản, càphê, rau củ, hàng may mặc, đồ gỗ…
Tuy nhiên, khi đưa hàng hóa Việt Nam sang Nga, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn liên quan tới phương thức thanh toán, tỷ giá, một số vấn đề pháp lý, cũng như khoảng cách địa lý giữa 2 nước khiến giá thành bị đội lên khó cạnh tranh với các quốc gia khác có lợi thế tương tự về chủng loại hàng hóa và mẫu mã.
Bởi vậy, bà Olga cho rằng để thâm nhập thành công thị trường Nga, doanh nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, đồng thời tăng cường quảng bá sản phẩm đến người dân Nga.
Ngoài ra, bà Olga nhấn mạnh tổ chức do bà đứng đầu sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ miễn phí cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Nga.
Đánh giá về sức hút của thị trường Việt Nam, bà khẳng định các doanh nghiệp Nga rất quan tâm thị trường Việt Nam trong bối cảnh đồng ruble mất giá và các nhà sản xuất của Nga đang hướng ra các thị trường quốc tế.
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chính sách “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương của Nga.
Theo bà Olga, việc thâm nhập thành công thị trường Việt Nam, thành viên chủ chốt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sẽ giúp doanh nghiệp Nga tìm được chỗ đứng ở thị trường có khoảng 600 triệu dân này.
Tuy nhiên, bà Olga cho biết hiện các doanh nghiệp Nga chưa nắm bắt được tiềm năng và nhu cầu tiêu dùng ở thị trường Việt Nam, do vậy, tổ chức liên khu vực của bà mới đây đã tổ chức hội thảo để tìm giải pháp cho vấn đề này.
Ngoài ra, bà Olga còn cho rằng Nga và Việt Nam cần xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi đây là lực lượng sẽ góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu của lãnh đạo 2 nước trong việc nâng kim ngạch thương mại 2 chiều lên mức 10 tỷ USD vào năm 2020.
Đánh giá về chuyến thăm Liên bang Nga tới đây của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, bà Olga cho rằng Việt Nam và Liên bang Nga không chỉ có mối quan hệ hữu nghị, truyền thống, lâu đời mà còn được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện.
Nga và Việt Nam là hai thị trường có thể bổ sung cho nhau và cần phải tăng cường hợp tác để khai thác tiềm năng của mỗi nước.
Quan hệ chính trị tốt đẹp, có chiều sâu sẽ giúp củng cố và phát triển quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Do đó, chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là sự kiện chính trị quan trọng làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Với những văn kiện quan trọng dự kiến được ký kết lần này, 2 bên kỳ vọng mối quan hệ Nga-Việt Nam sẽ có bước phát triển mới./.
Khóa họp lần thứ IV Ủy ban Hợp tác Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Lào  (25/06/2017)
Tạo động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam với Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus  (25/06/2017)
Hội nghị hợp tác đầu tư và phát triển Hà Nội  (25/06/2017)
Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam  (25/06/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên