Tiếp tục lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
* Ngày 29-1 tại Hà Nội, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức “Hội nghị đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” với sự tham gia của các cán bộ lão thành trong công tác đối ngoại, thành viên Ủy ban Đối ngoại, các nguyên là lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại qua các nhiệm kỳ, những người làm công tác nghiên cứu.
Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng nhấn mạnh: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, là nền tảng chính trị - pháp lý cho sự phát triển của đất nước. Sửa đổi Hiếp pháp là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, liên quan trực tiếp đến toàn xã hội và từng người dân, đòi hỏi sự tham gia rộng rãi, trí tuệ tập thể của đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các chuyên gia nhà khoa học và những người làm công tác thực tiễn.
Trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, việc xây dựng, ban hành và sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đều tiến hành lấy ý kiến nhân dân. Việc lấy ý kiến nhân dân sẽ tập hợp được trí tuệ của toàn dân nhằm phản ánh được đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Điều này xuất phát từ tư tưởng và nguyên tắc cốt lõi Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung sửa đổi của Hiến pháp năm 1992 tập trung vào các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đối ngoại như: việc thể chế hóa đường lối đối ngoại trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung thẩm quyền phê chuẩn điều ước, sự phù hợp giữa các quy định về quyền con người trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với các điều ước quốc tế liên quan đến nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; vai trò của Quốc hội và sự phân công, phối hợp giữa Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước.
Ngoài ra, các đại biểu còn đóng góp nhiều ý kiến về các vấn đề khác trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng như kỹ thuật lập hiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp với yêu cầu và thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự hội nghị sẽ được Ủy ban Đối ngoại tổng hợp, thể hiện trong Báo cáo tổng hợp ý kiến của Ủy ban Đối ngoại gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 15-3-2013 theo tiến độ của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
* Tỉnh An Giang thống nhất phân công phân nhiệm triển khai kế hoạch việc lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trong đó, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ tổ chức lấy ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp để tham gia đóng góp ý kiến. Trong buổi lấy ý kiến ở cấp huyện có mời đại diện cử tri của điạ phương tham dự.
Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tổ chức lấy ý kiến trong khối Nhà nước của Ủy ban, Khối chính quyền và các cơ quan tư pháp cấp tỉnh.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang có các buổi lấy ý kiến của giới nhân sĩ, trí thức, tôn giáo, dân tộc, những người đã kinh qua các hoạt động của mặt trận, khối pháp luật và lấy ý kiến của các thành viên của Mặt trận.
Tại Quảng Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Tại Hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến về từng câu, chữ ở các điều, mục nhỏ nhằm xây dựng Dự thảo Hiến pháp sửa đổi hoàn chỉnh, chặt chẽ.
* Trước đó, ngày 28-1, Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tổ chức kỳ họp chuyên đề về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tham gia kỳ họp còn có Đoàn Đại biểu Quốc hội và lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh.
Tỉnh Hòa Bình chỉ đạo ngay sau hội nghị này, các sở, ngành, huyện thị khẩn trương tổ chức lấy ý kiến cán bộ và nhân dân, coi việc đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, phát huy quyền làm chủ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
* Cùng ngày 28-1, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tỉnh chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn đóng góp ý kiến về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đến với các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, huyện, thành phố Buôn Ma Thuột ngoài việc đưa tin, bài, phóng sự, phản ảnh kịp thời ý kiến thảo luận, đóng góp của các tầng lớp nhân dân còn mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thêm thời lượng bằng tiếng dân tộc Êđê, M’nông để đồng bào đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Các ý kiến đóng được tỉnh Đắk Lắk tổng hợp đầy đủ, hệ thống, chính xác, trung thực và đảm bảo tiến độ đề ra.
* Cũng trong ngày 28-1, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và phổ biến những nội dung của Dự thảo tới đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh Hà Nam cũng yêu cầu tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để người dân trong tỉnh hiểu rõ, nắm rõ được các nội dung, kế hoạch, yêu cầu của dự thảo; các cấp ủy phải đưa hoạt động góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào nội dung sinh hoạt chi bộ; cán bộ, đảng viên phải làm gương để nhân dân cùng tham gia.
Cơ quan công an, quân sự phối hợp chặt chẽ, đề phòng, đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân để chống phá, xuyên tạc các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tổ giúp việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo Hiến pháp năm 1992 nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổng hợp ý kiến nhân dân một cách đầy đủ, khách quan, trung thực, bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm./.
Trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Hương  (29/01/2013)
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tổng kết công tác năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013  (29/01/2013)
Tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội  (29/01/2013)
40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hà Lan  (29/01/2013)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên