Định hướng giá trị với công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên
Định hướng giá trị - một việc làm cần thiết
Mỗi chế độ xã hội đều có hệ thống giá trị đặc trưng của nó. Sống trong xã hội nào, dưới ảnh hưởng của điều kiện sống, giáo dục, môi trường và hoạt động thực tiễn, con người dần dần nhận thức, đánh giá các giá trị tồn tại trong xã hội, từ đó hình thành thái độ đối với các giá trị đó. Trong xã hội, các thành phần xã hội khác nhau lại có nhu cầu về các hệ thống giá trị khác nhau.
Giá trị là những sự vật, hiện tượng, những mối quan hệ có ý nghĩa to lớn đối với con người trong tự nhiên và trong xã hội. Ví dụ, các giá trị vật chất như: thiết chế kỹ thuật, phương tiện sinh hoạt, tư liệu lao động..., các giá trị tinh thần và xã hội như: tình yêu, hạnh phúc gia đình, bạn bè, sự thừa nhận của xã hội... Hai loại giá trị này có quan hệ biện chứng trong nhận thức để biến thành quan điểm, xu hướng, mục đích và lý tưởng của mỗi người, của các tầng lớp và các thành phần xã hội. Với một người cụ thể, các giá trị khác nhau có ý nghĩa khác nhau và ngược lại, cùng một giá trị nhất định nào đó, sẽ được đánh giá khác nhau ở những người khác nhau, các nhóm, tầng lớp xã hội khác nhau. Ví dụ, ở người này có thể xem hạnh phúc gia đình là thiêng liêng, quý giá nhất trong cuộc đời và luôn luôn phấn đấu cho điều đó, song đối với người khác, đó có thể lại là công danh, sự nghiệp, tiền tài... Chính điều này đã tạo nên mục đích, động cơ phấn đấu, khát vọng khác nhau ở mỗi con người; hình thành nên bản tính, thiên hướng của mỗi người.
Theo các nhà xã hội học và tâm lý học, định hướng giá trị là đặc trưng cơ bản có tính nền tảng của con người; như là một cái trục mà mọi ý nghĩ và thế giới tâm hồn của con người quay quanh nó. Không những chi phối đời sống tâm hồn, định hướng giá trị còn là yếu tố chi phối, điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người, hướng hoạt động tới những mục đích cơ bản trong suốt cuộc đời. Nếu như nhu cầu trả lời cho câu hỏi: cần gì, hứng thú gì, thì định hướng giá trị sẽ giải đáp vấn đề: cái gì là thiêng liêng, là quý giá đối với con người trong cuộc sống! Chính nhu cầu này hình thành nên định hướng hành động cho tầng lớp, nhóm xã hội đó.
Đâu là những tiêu chí định hướng và hệ thống giá trị cho từng bộ phận, đối tượng? Các giá trị có phù hợp với bối cảnh xã hội trong thời điểm đó không? Đó là những vấn đề phức tạp cần được giải quyết khi đề ra mục tiêu, tôn chỉ hành động của các tổ chức khác nhau trong xã hội trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Khi định ra các giá trị, cần xác định ý nghĩa giá trị trong chiến lược, chính sách chung của quốc gia. Lấy hệ thống giá trị chiến lược phát triển quốc gia làm kim chỉ nam cho hoạt động của tổ chức. Nói cách khác, hệ thống giá trị xã hội như là cái trục chính mà từ đó các tổ chức xã hội định ra các giá trị cho mình và hướng hoạt động xoay quanh trục đó. Việc định hướng giá trị có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người.
Định hướng giá trị với công tác tập hợp thanh niên
Từ cách xem xét, đặt vấn đề như trên, chúng ta khuôn lại ở tầng lớp thanh niên để phân tích và tìm hiểu về nhu cầu các giá trị của họ hiên nay.
Thanh niên với tư cách là một tầng lớp xã hội, một thế hệ, một lực lượng, là sự hiện diện của thực tại và dự báo tương lai của một xã hội thông qua các tiêu chí chủ yếu của họ như: thể lực, học vấn, lý tưởng, lối sống, hành vi và hoạt động..., mà người ta căn cứ vào đó để xác định và đánh giá xã hội trong hiện tại và tương lai. Trong nhiều tình huống “có vấn đề” trong xã hội, thường xuất hiện ở thanh niên. Bởi vì, thanh niên đặc biệt nhạy cảm về nhận thức và tâm lý với những thay đổi của thế giới xung quanh họ.
Thế hệ thanh niên (biểu hiện qua các nhóm bạn bè, nhóm nghề nghiệp ), có những đặc điểm đặc thù, như: Khao khát lý tưởng và hành động thực hiện lý tưởng, hướng tới các giá trị xã hội, nhưng lại chưa đủ kinh nghiệm, sự từng trải để có cách suy xét, đánh giá các giá trị, lựa chọn các giá trị. Sự nhạy cảm, xúc cảm trực tiếp mạnh hơn và đi trước năng lực phân tích bằng lý trí, khoa học các vấn đề của cuộc sống, xã hội. Hay thay đổi hứng thú, sở thích, dễ chịu tác động của những ảnh hưởng, hoàn cảnh xã hội. Ở họ thường có cách nhìn và đánh giá các vấn đề xuất phát từ cảm tính; dễ hy vọng, lý tưởng hoá, say mê nhưng đồng thời cũng dễ chán nản, thất vọng, hoài nghi; tiềm ẩn những khả năng dễ điều chỉnh, thích ứng trong các quan hệ xã hội. Tính năng động, tháo vát, say mê tìm tòi cái mới, nhạy cảm với cái mới, tính dễ thuyết phục và dễ giáo dục là mạnh và trội hơn so với tâm lý bảo thủ, trì trệ, an bài, sống theo các chuẩn mực, nguyên tắc có tính chất quy chế hoá so với các tầng lớp xã hội khác.
Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới của đất nước, công tác tập hợp thanh niên cần tập trung vào những định hướng trọng tâm sau:
Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và đạo đức cách mạng cho thanh niên
Đoàn thanh niên các tỉnh, thành phố cần chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức triển khai học tập lý luận chính trị cho đoàn viên thanh niên; học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh; quán triệt các nghị quyết của Đảng, của Đoàn, Hội Thanh niên, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống vẻ vang của Đảng, Nhà nước. Gắn việc giáo dục đạo đức cho thanh niên với nội dung đợt sinh hoạt chính trị “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, các cuộc vận động, diễn đàn “Tiếp lửa truyền thống mãi mãi tuổi 20”, cuộc hành trình “Thắp sáng lửa truyền thống”, “Tuổi trẻ học tập và làm theo đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh”, “Cần, kiệm là nếp sống đẹp của thanh niên”,… Đồng thời các cấp bộ Đoàn cần phát động đoàn viên thanh niên tích cực học tập, không ngừng nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, đảm nhận thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, năng lực khoa học công nghệ cho thanh niên, xây dựng phong cách làm việc văn minh khoa học; nhanh chóng hình thành một lớp thanh niên ưu tú tiêu biểu cho thế hệ trẻ
Chú trọng đầu tư nâng cao năng lực trình độ ứng dụng khoa học, công nghệ cho thanh niên. Các địa phương thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ (CLB) khoa học kỹ thuật, CLB khuyến nông, khuyến ngư, CLB sáng tạo trẻ, xây dựng tủ sách khoa học kỹ thuật; tổ chức các lớp tập huấn và các điểm trình diễn kỹ thuật để tạo điều kiện cho số đông thanh niên nông thôn được phổ biến, hướng dẫn về nghề nông, được tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học công nghệ. Giành kinh phí phát triển khoa học công nghệ hằng năm cho các hoạt động bồi dưỡng và triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật cho thanh niên.
Một vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay đó là Xây dựng định hướng nghề nghiệp cho thanh niên và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho thanh niên. Cần có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề cho thanh niên, huy động các nguồn lực đầu tư cho các cơ sở dạy nghề theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá, như: quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; triển khai Đề án “Thí điểm dạy nghề theo cơ chế đặt hàng”; đầu tư hệ thống dạy nghề thực hành với 3 cấp trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng dạy nghề, liên thông giữa các cấp trình độ thay cho cấp độ đào tạo ngắn hạn, gắn đào tạo với nhu cầu lao động, chuyển từ dạy nghề sơ cấp sang đa cấp, nhất là cao đẳng kỹ thuật cao kết hợp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề (đào tạo lại) và đào tạo các ngành nghề mới phù hợp với yêu cầu thị trường. Đoàn thanh niên phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo và các ngành chức năng triển khai tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên thông qua các diễn đàn hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh lớp 12 trước khi tốt nghiệp. Các tỉnh, thành phố duy trì tổ chức Hội chợ việc làm, Tháng việc làm, Tuần lễ việc làm, sàn giao dịch việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm trực tiếp hoặc miễn phí cho thanh niên, nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên. Giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên, nâng cao thu nhập cho thanh niên
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước mạnh dạn giao cho Đoàn thanh niên đảm nhận thực hiện một số Chương trình dự án tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tham gia thực hiện các công trình, dự án trọng điểm và triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế. Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách Xã hội chủ động phối hợp với Đoàn thanh niên địa phương trong việc hỗ trợ cho thanh niên nghèo vay vốn, giải quyết việc làm, tham gia phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, từ đó đã góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên, huy động thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thực hiện Dự án tăng cường trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng các khu kinh tế quốc phòng, như huy động trí thức trẻ đến các khu kinh tế quốc phòng vùng biên giúp dân làm kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và đóng góp có hiệu quả vào đời sống đồng bào dân tộc các vùng biên. Việc triển khai thực hiện dự án bảo đảm đúng chế độ quy định, ngoài ra trí thức trẻ tình nguyện còn được quan tâm bố trí chỗ ở, phụ cấp sinh hoạt, hỗ trợ chế độ ăn uống. Thực hiện Dự án phát triển kinh tế biển đảo, đưa thanh niên ra lập nghiệp lâu dài tại biển đảo, góp phần xây dựng kinh tế biển đảo, củng cố quốc phòng an ninh, giáo dục và rèn luyện thanh niên.
Định hướng giá trị và nếp sống văn hoá trong thanh niên
Tập trung giáo dục truyền thống cách mạng, bản sắc văn hoá dân tộc, giáo dục lối sống, thẩm mỹ cho thanh niên thông qua các phong trào, các cuộc vận động, như: “Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “Tuổi trẻ Việt Nam tiếp bước dưới cờ Đảng”, “Tiếp lửa truyền thống - mãi mãi tuổi 20”, “Tuổi trẻ sống đẹp - sống có ích”, “Xung kích, sáng tạo tình nguyện xây dựng lối sống và kỷ cương”, “Tổ chức việc cưới, tang trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm”… Nâng cao sức khoẻ, đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống văn hoá và ý thức tuân thủ pháp luật, đẩy lùi tệ nạn xã hội, tình trạng phạm pháp trong thanh niên
Phát huy vai trò của thanh niên xung kích giữ gìn trật tự, bảo đảm an toàn giao thông. Về ngăn ngừa, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống ma tuý trong trường học. Đoàn thanh niên các cấp cần phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, các cuộc tọa đàm, các cuộc thi tìm hiểu, thi tiểu phẩm về phòng chống tệ nạn xã hội… để tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên về an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội. Thành lập, duy trì và phát triển các mô hình can thiệp cộng đồng, lồng ghép phòng chống mại dâm với phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả và đã phát triển rộng rãi như: “Câu lạc bộ thanh niên với pháp luật”, “Câu lạc bộ phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Chi đoàn không có tệ nạn”, “Câu lạc bộ bạn giúp bạn”, “Đội tuyên truyền pháp luật và phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội”, “Nhóm tham vấn ma tuý, mại dâm, phòng chống HIV/AIDS,… Tổ chức các chiến dịch truyền thông, các đợt hoạt động cao điểm phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội, tổ chức phát động phong trào “3 không” (không thử, không giữ và không dùng ma tuý), ký cam kết “Nói không với ma tuý”… để tạo điều kiện cho thanh niên tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý và HIV/AIDS.
Nâng cao năng lực giao lưu hợp tác quốc tế của thanh niên, nâng cao vị thế của thanh niên Việt Nam trong hoạt động giao lưu quốc tế, tăng cường tình hữu nghị và đoàn kết với thanh niên các nước
Tăng cường và mở rộng mối quan hệ phối hợp với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và nhóm chuyên đề công tác thanh niên của Liên hiệp quốc tại Việt Nam để trao đổi kinh nghiệm công tác thanh niên và tranh thủ hỗ trợ các chương trình, dự án cho thanh niên và xây dựng chính sách thanh niên.
Xây dựng tổ chức Đoàn, Hội ở nước ngoài để tập hợp thu hút thanh niên là lưu học sinh vào tổ chức này; tích cực triển khai các hình thức tuyên dương, khen thưởng kịp thời và thu hút thanh niên ngoài nước hướng tới nhiều hoạt động ở trong nước.
Chiến lược Phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2035
Công tác thanh niên cần được coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp, các ngành. Có như vậy mới tạo nhận thức và động lực mới cho quá trình hình thành một thế hệ thanh niên kế cận đáp ứng được những yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Xây dựng Chương trình phát triển thanh niên ở các cấp nhằm cụ thể hoá các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp của Chiến lược phù hợp với tình hình thanh niên và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Trong giai đoạn phát triển mới, thời cơ và thách thức của đất nước cũng chính là cơ hội và thách thức đặt ra đối với mỗi thanh niên Việt Nam. Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
Gắn với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trẻ. Điều chỉnh các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển thanh niên đến năm 2020 gắn với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chỉ tiêu phát triển ngành, lĩnh vực. Coi việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển thanh niên là chỉ tiêu chiến lược quốc gia, là một trong những chỉ số đánh giá sự tăng trưởng của từng địa phương, đơn vị và của cả nước.
Tiếp tục thực hiện các chương trình dự án. Đầu tư, xây dựng các chương trình dự án và nguồn lực quốc gia để phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, chăm lo sức khoẻ, trang bị kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp và ứng xử xã hội, khả năng hội nhập quốc tế, phòng chống tệ nạn xã hội và phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên vì cộng đồng và sự phát triển của đất nước.
Tiếp tục hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về công tác thanh niên, tổ chức bồi dưỡng tập huấn nhằm trang bị và nâng cao năng lực tham mưu, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về thanh niên, công tác thanh niên nói chung và Chiến lược thanh niên nói riêng. Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền các cấp với các tổ chức kinh tế, xã hội, lực lượng vũ trang trong công tác giáo dục, bồi dưỡng, phát huy vai trò thanh niên. Ban hành cơ chế, chính sách nhằm gợi mở, khuyến kích và hỗ trợ sự phát triển của chính thanh niên Việt Nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; coi đây là một nguồn lực tiềm năng cho sự thành công của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2035.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá việc triển khai thực hiện Chiến lược thanh niên ở các địa phương, bộ, ngành. Hằng năm kịp thời xem xét, điều chỉnh bổ sung các mục tiêu, chỉ tiêu hoặc các giải pháp cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính quyền các cấp cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng thành chương trình hành động và các cơ chế, chính sách nhằm chăm lo bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên. Công tác thanh niên được đưa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển nguồn nhân lực của địa phương.
Đoàn thanh niên các cấp cần chủ động hơn trong việc tham mưu cho cấp uỷ và phối hợp với chính quyền để tạo cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của thanh niên; tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách và đề xuất các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giao cho thanh niên đảm nhận. Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực của xã hội, sự quan tâm của các ngành, các cấp trong việc chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ./.
Nhiều sự kiện văn hóa và tri thức trong chương trình "Những ngày châu Âu 2012" tại Việt Nam  (04/05/2012)
Hà Nội dành hơn 4,6 tỉ đồng để phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch  (04/05/2012)
Bolivia quốc hữu hóa công ty điện lực của Tây Ban Nha  (04/05/2012)
Chuyến thăm chớp nhoáng của Tổng thống Mỹ tới Afghanistan  (04/05/2012)
Mỹ và Afghanstan ký thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược  (04/05/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm