VietinBank tiến sát mục tiêu kế hoạch năm 2021
TCCS - Số liệu kết quả kinh doanh đến ngày 31-10-2021 cho thấy, các chỉ số quy mô và hiệu quả đều có sự tăng trưởng tích cực, VietinBank (CTG) đang tiến sát mục tiêu hoàn thành kế hoạch năm 2021 được Đại hội đồng cổ đông đề ra. Bên cạnh đó, VietinBank còn đi đầu trong việc dồn nguồn lực triển khai các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Quy mô và hiệu quả tăng trưởng tích cực, thực chất
Giai đoạn vừa qua, làn sóng dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở hầu hết các địa phương và ảnh hưởng mạnh, đa chiều tới kinh tế Việt Nam, đồng thời tác động trực tiếp tới hệ thống ngân hàng. Phát huy vai trò là ngân hàng thương mại chủ lực, VietinBank đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch để bảo vệ nguồn lực và duy trì hoạt động kinh doanh liên tục.
Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2021 của VietinBank diễn ra ngày 3-11-2021, đồng chí Trần Minh Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank đã chia sẻ các thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh của ngân hàng ở thời điểm hiện tại cũng như định hướng, kế hoạch phát triển trong thời gian tới. Theo đó, số liệu cập nhật hết tháng 10-2021 của ngân hàng cho thấy xu hướng cải thiện ngày càng tốt hơn, các chỉ số quy mô và hiệu quả đều có sự tăng trưởng tích cực. Tính đến ngày 31-10-2021, tổng tài sản VietinBank tăng 8,1%; tổng nguồn vốn tăng gần 8%, trong đó nguồn vốn thị trường 1 tăng 10%; tín dụng tăng 8%; ROA đạt 1,3%; ROE đạt 16,1%. Các chỉ tiêu tuân thủ đạt tốt, LDR đạt 82,86%, CAR đạt hơn 9%. Điều này cho thấy VietinBank đang bám sát kế hoạch năm, đảm bảo tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông giao.
“Kết quả đạt được là nhờ quá trình tích lũy, nỗ lực của toàn hệ thống VietinBank trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với hiệu quả thực chất, phù hợp với năng lực vốn và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện hiệu quả các biện pháp cải thiện cơ cấu tài sản sinh lời; gia tăng CASA và tiền gửi có kỳ hạn ngắn nhằm tiết kiệm chi phí vốn; cải thiện mạnh mẽ sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý cân đối vốn, quản trị tài chính hiệu quả; nâng cao năng suất lao động”, đồng chí Trần Minh Bình khẳng định.
Kiên trì tăng trưởng bền vững
Cần khẳng định rằng với vai trò là ngân hàng thương mại lớn, chủ lực, trụ cột, VietinBank tiếp tục có các biện pháp hỗ trợ thiết thực, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng từ việc giảm lãi suất cho vay và phí dịch vụ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đưa ra các gói giải pháp hỗ trợ giúp khách hàng khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động và phục hồi, phát triển qua giai đoạn đại dịch COVID-19.
Đồng chí Trần Minh Bình cho biết: “Lũy kế 9 tháng năm 2021, tổng số tiền VietinBank giảm lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng khoảng 6.000 tỷ đồng. Dự kiến cả năm, con số này khoảng 7.000 - 8.000 tỷ đồng”.
Trước bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và diễn biến dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp tiềm ẩn nguy cơ tăng nợ xấu cao, VietinBank đang tăng cường các giải pháp kiểm soát chất lượng nợ, xây dựng những kịch bản sẵn sàng để ứng phó với các khó khăn trong thời gian tới. Đặc biệt, VietinBank chủ động tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu, bảo đảm có bộ đệm dự phòng cho các biến cố của nền kinh tế. Dự kiến cuối năm 2021, VietinBank kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,4%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 169%. Chi phí trích lập dự phòng rủi ro dự kiến 17.000 tỷ đồng.
Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank cho biết: Trong những tháng còn lại của năm, ngân hàng sẽ quyết liệt triển khai các giải pháp cốt lõi, như kiểm soát chi phí vốn, tăng tỷ lệ CASA trong tổng huy động; đồng thời thúc đẩy hoạt động thu ngoài lãi; tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sinh lời tốt cho ngân hàng như SME, bán lẻ,… đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn.
“Nền kinh tế Việt Nam đang bước sang giai đoạn phục hồi với không ít khó khăn thách thức, với tinh thần cầu thị, đánh giá đúng tình hình, VietinBank đã có kế hoạch và các giải pháp trọng tâm nhằm chủ động vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, nỗ lực hết mình, đổi mới, sáng tạo để tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống VietinBank mạnh mẽ, bền vững. Ban Lãnh đạo VietinBank sẽ nỗ lực cao nhất để đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực quản trị, điều hành đưa VietinBank chinh phục những đỉnh cao thành công mới; giữ vững vị thế và duy trì năng lực phát triển hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, bảo đảm lợi ích tối đa, lâu dài cho quý cổ đông”, đồng chí Trần Minh Bình nhấn mạnh./.
Bên cạnh việc bảo vệ nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả, VietinBank là một trong những ngân hàng tiên phong thực hiện có hiệu quả các chương trình an sinh xã hội, đặc biệt là chung tay cùng Chính phủ và cộng đồng trong việc phòng, chống và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát đến nay, VietinBank đã trao tặng hơn 220 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch trên cả nước.
Bản sắc văn hóa là sức mạnh làm nên thương hiệu PetroVietnam  (11/11/2021)
Quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch COVID-19  (10/11/2021)
Mô hình nuôi thủy sản đạt giá trị kinh tế cao ở huyện Tiền Hải  (27/10/2021)
Phát triển mô hình người Hà Nội đi du lịch tại Hà Nội trong điều kiện bình thường mới hiện nay  (20/10/2021)
Vietcombank - Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2020 - 2021  (14/10/2021)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp