Philippines: Trung Quốc phải công nhận phán quyết về Biển Đông
22:19, ngày 30-08-2016
Ngày 30-8-2016, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tuyên bố Trung Quốc sẽ là "kẻ thua cuộc" nếu không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Hay (Hà Lan) về tranh chấp ở Biển Đông.
Phát biểu tại một phiên điều trần trước Quốc hội Philippines, ông Yasay nêu rõ Philippines đang cố gắng làm cho Trung Quốc hiểu rằng nếu họ không tôn trọng và công nhận phán quyết của tòa án, "cuối cùng họ sẽ là kẻ thua cuộc trong vấn đề này."
Ngoại trưởng Philippnes cho biết trước khi tiến hành đàm phán song phương với Trung Quốc, Manila có kế hoạch đạt một thỏa thuận với Bắc Kinh để ngư dân Philippines được tiếp cận các vùng biển giàu tài nguyên.
Ông Yasay khẳng định các cuộc đàm phán chính thức hoặc can dự song phương với Trung Quốc đều phải trong khuôn khổ phán quyết của Tòa Trọng tài.
Trung Quốc đã chiếm bãi Scarborough năm 2012, ngăn cản ngư dân Philippines vào vùng biển này đánh bắt cá.
Đây là một trong những yếu tố khiến Manila kiện Bắc Kinh ra Tòa Trọng tài.
Ngày 12-7 vừa qua, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết rằng Trung Quốc không có "tư cách lịch sử" đối với các vùng biển ở Biển Đông và Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines.
Phán quyết khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về “các quyền lịch sử” đối với những nguồn tài nguyên trong cái gọi là “đường 9 đoạn.”
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã khẳng định bất kỳ cuộc đàm phán song phương nào sắp tới với Trung Quốc liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đều phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài./.
Ngoại trưởng Philippnes cho biết trước khi tiến hành đàm phán song phương với Trung Quốc, Manila có kế hoạch đạt một thỏa thuận với Bắc Kinh để ngư dân Philippines được tiếp cận các vùng biển giàu tài nguyên.
Ông Yasay khẳng định các cuộc đàm phán chính thức hoặc can dự song phương với Trung Quốc đều phải trong khuôn khổ phán quyết của Tòa Trọng tài.
Trung Quốc đã chiếm bãi Scarborough năm 2012, ngăn cản ngư dân Philippines vào vùng biển này đánh bắt cá.
Đây là một trong những yếu tố khiến Manila kiện Bắc Kinh ra Tòa Trọng tài.
Ngày 12-7 vừa qua, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết rằng Trung Quốc không có "tư cách lịch sử" đối với các vùng biển ở Biển Đông và Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines.
Phán quyết khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về “các quyền lịch sử” đối với những nguồn tài nguyên trong cái gọi là “đường 9 đoạn.”
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã khẳng định bất kỳ cuộc đàm phán song phương nào sắp tới với Trung Quốc liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đều phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài./.
Chủ tịch nước kết thúc chuyến thăm Brunei Darussalam và Singapore  (30/08/2016)
Đoàn kết, chung sức hành động, cùng phát triển bền vững  (30/08/2016)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sắp thăm chính thức Việt Nam  (30/08/2016)
Việt Nam-Trung Quốc nhất trí đưa hợp tác quốc phòng vào chiều sâu  (30/08/2016)
Việt Nam hỗ trợ các sư đoàn chủ lực của Lào tiến lên hiện đại  (30/08/2016)
- Quản lý văn phòng đại diện của các cơ quan báo chí tại khu vực miền Trung hiện nay
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay