Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 22 đến ngày 28-9-2014
Ra mắt Nhóm công tác Hải quan - Doanh nghiệp
Ngày 25-9, Nhóm công tác Hải quan - Doanh nghiệp đã ra mắt tại Tổng cục Hải quan với mục tiêu tăng cường quan hệ đối tác giữa Hải quan và doanh nghiệp; thành viên Nhóm là một số cán bộ thuộc Tổng cục Hải quan, Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Trong khuôn khổ lễ ra mắt, Tổng cục Hải quan đã ký thỏa thuận hợp tác về cơ chế thông tin, hỗ trợ và tăng cường quan hệ hợp tác Hải quan - Doanh nghiệp với Liên minh VBF và VCCI. Theo đó, Tổng cục Hải quan, Liên minh VBF và VCCI sẽ tổ chức các buổi tham vấn, kiến nghị, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản pháp luật về Hải quan; kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Hải quan cũng như hỗ trợ doanh nghiệp.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đề cao những đóng góp hiệu quả của Liên minh VBF và VCCI đối với việc cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa ngành Hải quan.
Doanh nghiệp hưởng ứng cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan
Trước những giải pháp quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ cũng như Bộ Tài chính về cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan, nhiều chuyên gia cũng như cộng đồng các doanh nghiệp cho rằng sự quyết tâm này sẽ mang lại lợi ích trước nhất cho chính doanh nghiệp sau đó là sự phát triển của nền kinh tế.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng điểm khác biệt trong cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan lần này là Bộ Tài chính đã làm rất cụ thể, căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế để đưa ra những giải pháp, động thái nhằm đơn giản thủ tục thuế, hải quan gắn với mỗi mục tiêu cụ thể.
Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn nhận định: Thay vì những mục tiêu chung chung khó định lượng thì Bộ Tài chính có cách tiếp cận rất thực tiễn và thiết thực đó là đưa ra những hành động cụ thể, rõ ràng và theo dõi được từ những bộ chuẩn mực chung như chỉ số Doing Business của Ngân hàng Thế giới.
Công cuộc cải cách thủ tục hành chính nói chung và cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan nói riêng được đánh giá như một “làn sóng” đổi mới thể chế và sẽ mở đường cho làn sóng đầu tư, kinh doanh mới. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết, các hiệp hội doanh nghiệp đã cùng nhau ký kết Tuyên bố về chương trình hành động của cộng đồng doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó, nhóm hành động đầu tiên được xác định là sát cánh cùng Chính phủ cũng như Bộ Tài chính góp phần tạo đột phá thể chế, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế.
Chủ động phục vụ nhân dân
Các cấp, các ngành ở Thủ đô đã có nhiều sáng kiến nhằm tạo thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Tại bộ phận "một cửa" các quận, huyện: Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông... đều bố trí cán bộ chuyên hướng dẫn người dân cách thức thực hiện thủ tục. Tương tự, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cũng thành lập Tổ tiếp nhận thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp. Tại Sở Công Thương, công dân có thể gọi điện thoại đến vẫn được cán bộ hướng dẫn nhiệt tình về cách thực hiện thủ tục. Và còn nhiều mô hình "đến với dân" được triển khai khá hiệu quả như: Sở Tư pháp phối hợp với Bưu điện TP. Hà Nội trả kết quả qua hệ thống bưu điện; Công an thành phố triển khai mô hình xuống địa bàn giúp dân làm thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện mô tô, xe máy và cấp chứng minh thư nhân dân trực tiếp tại nhà cho người già, ốm đau không có khả năng đi lại...
Sự nỗ lực đồng bộ của các cấp, các ngành Thủ đô đã được ghi nhận qua sự tăng hạng các chỉ số năm 2013 so với năm 2012: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng 18 bậc; chỉ số mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tăng 6 bậc, đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố; chỉ số cải cách hành chính - tăng 2 bậc, xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố của cả nước. Đó chính là thước đo thực chất nhất về sự chuyển biến của công tác cải cách hành chính, tương xứng với tiến trình phát triển của Thủ đô.
Vì sao Quảng Ninh tụt hạng cải cách hành chính?
Theo Báo cáo kết quả xác định PAR Index 2013 của các bộ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Quảng Ninh đạt 79,59/100 điểm, đứng thứ 23/63 tỉnh thành và đứng đầu nhóm các địa phương có PAR Index Khá. Tuy nhiên, nếu so sánh với kết quả PAR Index của chính Quảng Ninh năm 2012 thì địa phương này đã bị tụt từ vị trí 18 xuống vị trí 23 và không được xếp hạng Tốt như năm 2012 do không đủ 80 điểm.
Quảng Ninh đang đẩy mạnh cải cách hành chính và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm hướng tới một nền hành chính hiện đại phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, sự tụt hạng này đã làm nhiều người băn khoăn.
Theo chấm điểm của Bộ Nội vụ, trong 8 lĩnh vực xét điểm, lĩnh vực đạt số điểm thấp nhất, khiến Quảng Ninh phải chia tay nhóm các tỉnh, thành có PAR Index Tốt, thuộc về “Hiện đại hóa hành chính”, khi tiêu chí này chỉ đạt khoảng 63% so với mức điểm tối đa, xếp thứ 37/63 tỉnh, thành. Kết quả này khá trùng khớp với Báo cáo Đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với Quảng Ninh, công bố vào tháng 7 vừa qua. Theo đó, năm 2013, Quảng Ninh xếp thứ 48 cả nước, nằm ở nhóm Trung bình.
Sơn La đứng cuối về xếp hạng cải cách hành chính: Do đâu?
Theo ông Phạm Bình Minh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La, chỉ số cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Sơn La "đội sổ" có nguyên nhân từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính cũng như các nhiệm vụ liên quan đến công tác cải cách hành chính trên địa bàn chưa được quan tâm thường xuyên, thiếu đồng bộ, thiếu sự vào cuộc của các cấp, ngành. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức công tác tại bộ phận "một cửa", "một cửa liên thông" chưa đáp ứng nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, chưa có cơ chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cơ chế xét thi đua khen thưởng dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chưa quyết tâm đổi mới và thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính.
Tất cả những nguyên nhân này dẫn đến việc cải cách thủ tục hành chính ở các ban, ngành, địa phương trong toàn tỉnh còn bất cấp, trì trệ.
Sơn La đang tập trung thực hiện các giải pháp quyết liệt để thúc đẩy cải cách hành chính. Cụ thể, tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành triển khai thực hiện 8 nội dung cơ bản: Nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính; thực hiện hiệu quả cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông".
Các cơ quan chức năng, đặc biệt là Sở Nội vụ kịp thời tham mưu cho tỉnh làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính./.
Tập trung xử lý hiệu quả các hạn chế, yếu kém, khó khăn đang cản trở sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng  (29/09/2014)
Tình hình kinh tế - xã hội trong 9 tháng của năm nay tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các ngành, lĩnh vực  (28/09/2014)
Thủ tướng dự Lễ hợp long cầu Cửa Đại bắc qua sông Thu Bồn  (28/09/2014)
Khởi công dự án kéo dài, nâng cấp Cảng hàng không Pleiku  (28/09/2014)
Gặp gỡ kiều bào về dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (28/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Khát vọng mạnh mẽ hơn nữa, nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ công nghệ số toàn cầu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp, hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm