Cần có sự chung tay, góp sức của tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Tối 2-12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc họp qua video với Thủ tướng Ðan Mạch Lars Lokke Rassmussen, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Thủ tướng Ô-xtrây-li-a Kevin Rudd, Tổng thống Mê-hi-cô Felipe Calderon, Thủ tướng Ê-ti-ôpi-a Meles Zenawi và Thủ tướng An-giê-ri Ahmed Ouyahia, thảo luận các sáng kiến chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu được tổ chức tại Copenhagen (Ðan Mạch) sắp tới.
Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo đã thảo luận về những cam kết của các quốc gia để Hội nghị thành công tốt đẹp, trong đó nhấn mạnh việc Quỹ Khởi động Copenhagen trị giá mười tỉ USD trong ba năm 2010-2013 nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nhiều do biến đổi khí hậu. Các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh việc các nước phát triển có những cam kết cụ thể cắt giảm khí thải và hiệu ứng nhà kính, hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới, công nghệ sạch cho các nước đang và kém phát triển, đồng thời thành lập một tổ chức điều phối chung toàn cầu để thúc đẩy việc thực hiện cam kết tại Hội nghị. Các nhà lãnh đạo bày tỏ hy vọng Hội nghị sẽ đưa ra văn bản pháp lý quan trọng để toàn cầu đối phó có hiệu quả trước biến đổi khí hậu. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đánh giá cao các quốc gia đã có những đóng góp chuẩn bị cho hội nghị sắp tới, đặc biệt là đưa ra những cam kết pháp lý bắt buộc cho giai đoạn sau năm 2010, trong đó hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang phát triển đối phó biến đổi khí hậu. Tổng Thư ký Ban Ki-moon kêu gọi các quốc gia phát triển cần đóng góp nhiều hơn nữa để giúp các quốc gia đang bị tổn thương do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Thảo luận tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao các sáng kiến quan trọng nhằm bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất và hoan nghênh nỗ lực của Thủ tướng Ðan Mạch cũng như kết quả đạt được để chuẩn bị cho hội nghị sắp tới. Bày tỏ quan điểm của Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ: Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại, vì vậy cần có sự chung tay, góp sức của tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Công ước khung của Ban Ki-moon về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Ky-ô-tô với việc sửa đổi, bổ sung những quy định mới đối với những nước có lượng phát thải khí nhà kính lớn tiếp tục là các văn bản pháp lý cơ bản để cộng đồng quốc tế hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Thủ tướng cho rằng, các nước phát triển cần phải tiên phong đưa ra các cam kết mạnh mẽ và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính có định lượng trong trung hạn, dài hạn mang tính chất nghĩa vụ nhằm giới hạn nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2oC vào cuối thế kỷ này. Ðồng thời, cần có những hỗ trợ cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng, thông qua các cơ chế mới về tài chính, chuyển giao công nghệ và sử dụng Quỹ Thích ứng. Việt Nam rất hoan nghênh đề xuất về Quỹ Khởi động Copenhagen trị giá mười tỉ USD được triển khai trong ba năm 2010-2013 cũng như những sáng kiến mới nhằm giúp các nước đang phát triển giảm thiểu khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng nhấn mạnh, đối với những nước chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, trong đó có Việt Nam, phải được các nước phát triển và các nước có lượng phát thải cao khí nhà kính, các tổ chức tài chính có các cơ chế ưu đãi và hỗ trợ đặc biệt về vốn, chuyển giao công nghệ và giúp đỡ tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Các nước đang phát triển cần tích cực đóng góp vào nỗ lực toàn cầu thông qua xây dựng và thực hiện các chương trình hành động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp điều kiện của từng quốc gia (NAMAs) trên cơ sở tự nguyện, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
Thủ tướng đề nghị cộng đồng quốc tế cần có một tổ chức điều phối chung cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và kêu gọi sự hợp tác, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, nhất là của các nước phát triển và các tổ chức quốc tế đã và sẽ hỗ trợ Việt Nam ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng./.
Nghị quyết về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại Tập Ðoàn, Tổng công ty nhà nước  (03/12/2009)
Bắc Giang làm theo lời Bác  (03/12/2009)
Sự phục hưng của nước Nga: Dự báo trong 15-20 năm tới  (03/12/2009)
Kinh tế - xã hội trong nước có nhiều chuyến biến tích cực  (02/12/2009)
Ph.Ăng-ghen với C.Mác và chủ nghĩa Mác - Lê-nin  (02/12/2009)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 92 (4-12-2009)  (02/12/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên