Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV
TCCS - Ngày 5-6-2023, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV.
Tham dự cuộc gặp mặt có: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng; cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng là nữ đại biểu Quốc hội khóa XV, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương.
Tại cuộc gặp mặt, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV Nguyễn Thúy Anh báo cáo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tình hình và kết quả hoạt động của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội từ khi thành lập đến nay.
Trải qua 15 năm (15-5-2008 - 15-5-2023) ghi dấu ấn ở 4 nhiệm kỳ Quốc hội, được sự ủng hộ, quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo Quốc hội qua các thời kỳ, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và thúc đẩy bình đẳng giới. Những đóng góp về mọi mặt của nữ đại biểu Quốc hội luôn được Đảng, Nhà nước, Quốc hội ghi nhận trong thành công chung của Quốc hội Việt Nam.
Qua các nhiệm kỳ Quốc hội, nhiều đồng chí nữ lãnh đạo, thành viên Nhóm được tín nhiệm, giao các trọng trách lớn hơn, được tiếp tục tái cử đại biểu Quốc hội. Điều này ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu, sự cống hiến của các nữ đại biểu Quốc hội trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Quốc hội, góp phần thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có 151 nữ đại biểu Quốc hội, chiếm 30,26%. Tất cả nữ đại biểu Quốc hội có trình độ đại học trở lên, trong đó có 79,5% nữ đại biểu có trình độ trên đại học; 30 đại biểu dưới 40 tuổi (chiếm 19,86%). Các nữ đại biểu Quốc hội có điều kiện hoạt động rất khác nhau, ở các cấp, các ngành, lĩnh vực, nhưng đều giữ vững phẩm chất người đại biểu nhân dân, gần gũi, gắn bó với cử tri, nhiệt tình, tâm huyết trong công tác, nỗ lực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, luật pháp...
Tại cuộc gặp mặt, các nữ đại biểu Quốc hội bày tỏ mong muốn lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộ nữ, trong đó có các nữ đại biểu Quốc hội.
Lắng nghe các phát biểu và đề xuất của các nữ đại biểu Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh và đánh giá cao những ý kiến sâu sắc, tinh thần trách nhiệm của các nữ đại biểu Quốc hội. Tổng Bí thư nhấn mạnh, từ những năm tháng đầu tiên, tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, qua từng nhiệm kỳ Quốc hội, các nữ đại biểu Quốc hội luôn tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ, tài năng, tâm huyết của mình, xứng đáng là những phụ nữ ưu tú, đại biểu của nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn và tin tưởng rằng, các nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy những kết quả, kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo đóng góp nhiều hơn nữa vào các hoạt động của đất nước và Quốc hội, nhất là các lĩnh vực chuyên sâu, thế mạnh của đại biểu, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển, Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, đời sống nhân dân ngày càng sung túc, tốt đẹp hơn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn mới đang đặt ra yêu cầu rất cao đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn hệ thống chính trị, trong đó có vai trò và trách nhiệm lớn lao của Quốc hội cũng như các đại biểu Quốc hội, trong đó có các đại biểu nữ.
Tổng Bí thư lưu ý, các nữ đại biểu Quốc hội cần tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, vẻ vang của phụ nữ Việt Nam, hết lòng, hết sức vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân; làm tốt hơn nữa vai trò là người đại biểu của nhân dân; phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật (trong đó có luật pháp, chính sách về bình đẳng giới), giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trong hoạt động của Quốc hội.
Mỗi nữ đại biểu Quốc hội cần không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; phát huy được thế mạnh của phụ nữ, tạo sự thuyết phục cao trong ý kiến tham gia cũng như trong các hoạt động của Quốc hội. Đồng thời, các nữ đại biểu Quốc hội cũng cần phát huy bản lĩnh và trí tuệ, thực sự là những “bông hồng thép”, những tấm gương sáng về sự đoàn kết, phấn đấu, tiến bộ, phát triển và lan tỏa, truyền cảm hứng cho phụ nữ cả nước, nhất là thế hệ trẻ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam tiếp tục đổi mới về nội dung, đa dạng hóa phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động của Quốc hội, tạo sự đồng thuận của Quốc hội trong tham gia xây dựng chính sách, pháp luật nói chung, trong đó có chính sách, pháp luật đối với phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới; góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới, thu hẹp khoảng cách về giới; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của nữ đại biểu Quốc hội. Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam cần tiếp tục tăng cường, mở rộng các hoạt động giao lưu hữu nghị, hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là về thúc đẩy bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, đói nghèo và biến đổi khí hậu,... nâng cao hơn nữa vị thế và uy tín của nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế.
Tổng Bí thư khẳng định, Đảng và Nhà nước đã và đang tạo mọi điều kiện để các nữ đại biểu Quốc hội phát huy vai trò là người đại diện của nhân dân; bảo đảm các nguồn lực để pháp luật về bình đẳng giới được thực thi ngày càng tốt hơn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đóng góp to lớn hơn nữa vào hoạt động của Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Thủ tướng Australia Anthony Albanese thăm chính thức Việt Nam  (04/06/2023)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nghệ An phải giàu hơn, mạnh hơn  (25/05/2023)
Lễ công bố, giới thiệu sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xuất bản bằng 7 ngoại ngữ  (19/05/2023)
Khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII  (15/05/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển