Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cùng Đoàn công tác của Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum
TCCS - Ngày 9-2-2023, tại thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cùng Đoàn công tác của Trung ương đến thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum, nhằm đánh giá các kết quả hoạt động trong công tác triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh từ đầu nhiệm kỳ tới nay.
Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí cán bộ lãnh đạo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng. Về phía tỉnh Kon Tum, có sự tham dự của đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí là cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Tại buổi làm việc, đồng chí Võ Văn Thưởng cho rằng, tỉnh Kon Tum đã thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh một cách chủ động, quyết liệt và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trên những lĩnh vực quan trọng, như nội chính, kiểm tra, giám sát, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,... Tỉnh cũng đã có bước tiến bộ trong công tác sắp xếp, tinh gọn hệ thống chính trị; các khâu trong công tác phát triển cán bộ ngày càng được quan tâm, chú trọng; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều đổi mới, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới trong nước cũng như quốc tế. Bên cạnh đó, dù có xuất phát điểm thấp, nhưng nền kinh tế của tỉnh Kon Tum có nhiều chuyển biến tích cực. Tính đến năm 2022, tỉnh Kon Tum đạt tổng thu ngân sách khoảng 4.000 tỷ đồng; mức tăng trưởng bình quân chung so với cả nước có nhiều cải thiện, người dân có mức thu nhập tốt hơn; đồng thời, tỉnh cũng chú trọng giữ vững sự an ninh, an toàn ở khu vực biên giới, tạo mối quan hệ tốt với các nước bạn Lào và Campuchia nhằm bảo vệ vững chắc nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tỉnh.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng đề nghị, thời gian tới, tỉnh Kon Tum cần ưu tiên và phấn đầu hoàn thành tốt hơn nữa các nhiệm vụ trong công tác giảm nghèo bền vững, góp phần nâng cao đời sống nhân dân; đồng thời, mỗi cán bộ lãnh đạo phải không ngừng tự bồi dưỡng, nỗ lực, cố gắng tối đa, coi công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị là yếu tố tiên quyết, quyết định; phải tập trung lãnh đạo, cụ thể hóa và thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra. Mặt khác, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho công tác tổ chức, tìm kiếm và đào tạo đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, hết lòng vì sự nghiệp của Đảng, của đất nước và của tỉnh; giữ vững nền quốc phòng - an ninh vùng biên giới và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng bảo vệ rừng, tài nguyên, khoáng sản, bảo đảm phát triển lành mạnh, bền vững.
Cũng tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Hòa Bình đánh giá, tỉnh Kon Tum có nhiều khó khăn về điều kiện địa lý, thành phần dân tộc, kết cấu hạ tầng,... nên còn phải đối mặt với không ít thách thức lớn trong phát triển kinh tế, nhất là thu hút các dự án. Tuy nhiên, tỉnh vẫn có nhiều điểm sáng, các mặt của đời sống - xã hội tiến bộ từng ngày, tổng thu ngân sách, mức độ tăng trưởng kinh tế đều đạt và vượt kế hoạch. Đồng thời, tỉnh Kon Tum thực hiện thành công nhiều chương trình, mô hình phù hợp và có nhiều giá trị, như việc lấy làng nông thôn mới làm nòng cốt để xây dựng xã nông thôn mới... Đồng chí Nguyễn Hòa Bình cũng nhấn mạnh, thời gian tới, tỉnh Kon Tum cần cải thiện các chỉ số kinh tế vĩ mô, các bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải cách thủ tục hành chính...
Tại buổi làm việc, đồng chí Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kịp thời quán triệt và ban hành các chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh. Đến nay, tình hình kinh tế, chính trị của tỉnh có nhiều bước đột phá, cụ thể:
Về kinh tế, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn tỉnh (GRDP) hằng năm tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2020 - 2022 đạt 8,45%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng các ngành nông, lâm, thủy sản. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng qua các năm (năm 2020 đạt 3.000 tỷ đồng, năm 2021 đạt 3.659 tỷ đồng, năm 2022 đạt 4.050 tỷ đồng). Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 43,2 triệu đồng cuối năm 2020 lên 52,44 triệu đồng vào cuối năm 2022 (đạt 75% mục tiêu cuối nhiệm kỳ); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,32% năm 2021 còn 10,86% vào cuối năm 2022; 41 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tỉnh Kon Tum đã tổ chức tốt việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng. Chất lượng giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên tiếp tục được nâng lên. Bên cạnh đó, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh đã kết nạp 2.126 đảng viên, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ lên 31.315 đồng chí.
Đồng chí Dương Văn Trang kiến nghị Trung ương ưu tiên đầu tư tuyến đường cao tốc kết nối 3 tỉnh Kon Tum - Gia Lai - Bình Định và tuyến cao tốc từ tỉnh Kon Tum đến tỉnh Quảng Nam; ưu tiên bổ sung dự án đầu tư các đoạn còn lại của quốc lộ 24, quốc lộ 14C và quốc lộ 40B... Đồng chí Võ Văn Thưởng đồng tình, ủng hộ các vấn đề kiến nghị của tỉnh và đề nghị Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét./.
Khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII  (05/02/2023)
Lễ trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (03/02/2023)
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023  (10/01/2023)
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dự Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” ở tỉnh Thừa Thiên Huế  (09/01/2023)
Tăng cường quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào  (10/11/2022)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên