Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Bảo đảm điện năng phục vụ phục hồi nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững
TCCS - Ngày 3-4-2022, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp về tình hình cung ứng điện và vấn đề cấp than, khí cho sản xuất điện.
Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế và các cơ quan liên quan.
Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, điện năng là một trong năm cân đối lớn mà chúng ta phải bảo đảm để phục hồi nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Thời gian qua, cùng với nhu cầu tăng theo tăng trưởng kinh tế - xã hội, sau khi chuyển hướng thích ứng an toàn với dịch COVID-19, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu năng lượng, cụ thể là nhu cầu điện ở nước ta đang tăng lên. Bên cạnh đó, tình hình cung ứng, giá cả năng lượng trên thế giới có những biến động.
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong quý I-2022, EVN đã bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nhu cầu điện tăng trưởng cao hơn kế hoạch.
Về vận hành hệ thống điện và huy động các nguồn điện, do các nguồn nhiệt điện than huy động thấp hơn kế hoạch 1,36 tỷ kWh, đồng thời do nhu cầu điện tăng cao hơn kế hoạch, nên các nguồn thủy điện và điện khí được huy động cao hơn kế hoạch lần lượt là 2,17 / 1,01 tỷ kWh.
EVN tính toán cung cầu điện đến năm 2025, khu vực miền Nam và miền Trung cơ bản bảo đảm cung ứng điện. Đối với miền Bắc, nhu cầu điện chiếm gần 50% toàn quốc và dự báo tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước.
Tuy nhiên, các nguồn điện mới dự kiến hoàn thành hằng năm trong giai đoạn 2022 - 2025 luôn thấp hơn so với tăng trưởng phụ tải, nên việc bảo đảm cung cấp điện ngày càng khó khăn và có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt công suất đỉnh vào các tháng 5-7, là thời điểm nắng nóng, đồng thời là cuối mùa khô nên công suất khả dụng các nhà máy thủy điện bị suy giảm.
Tại cuộc họp, các Phó Thủ tướng, đại diện các bộ, ngành, đơn vị đã thảo luận đưa ra các dự báo; đề xuất các giải pháp để xử lý, khắc phục khó khăn, thách thức; đề xuất công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị nhằm bảo đảm điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong gian tới.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo liên quan đến vấn đề năng lượng nói chung và điện năng nói riêng, nhằm bảo đảm mục tiêu cân đối được nguồn điện, năng lượng, không để xảy ra mất cân đối lớn này, với giá cả hợp lý không làm tăng chi phí sản xuất, sinh hoạt của người dân, doanh nghiệp.
Người đứng đầu Chính phủ nhận định, trong thời gian tới, do tác động phức tạp từ bên ngoài và nhu cầu nội tại của nền kinh tế nên việc bảo đảm cân đối lớn về điện hết sức quan trọng. Do đó, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan cần nâng cao tinh thần, trách nhiệm, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, bám sát tình hình, chủ động đưa ra các giải pháp bảo đảm cân đối về điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân, với giá thành phù hợp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục phát huy tính tự chủ, tự lực, tự cường về điện, giảm phụ thuộc bên ngoài. Trước mắt, tập trung khai thác hết hiệu suất các nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất điện; tính toán nhập khẩu nguyên liệu hợp lý, không để mất cân đối; điều chuyển, bù đắp điện từ vùng thừa sang vùng còn thiếu.
Về lâu dài phải hướng tới phát triển bền vững, tăng cường phát triển năng lượng tái tạo, phù hợp với xu thế của thế giới và điều kiện của Việt Nam; khai thác năng lượng bền vững, sản xuất điện bền vững; đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm điện hơn nữa; khuyến khích sản xuất điện trong nước; khuyến khích đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động để tạo ra sản phẩm điện với chi phí thấp, an toàn, hiệu quả; giải quyết tốt mối quan hệ giữa giá nguyên liệu đầu vào và giá điện đầu ra, bảo đảm nguyên tắc thị trường, song có sự điều tiết của Nhà nước.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục bám sát tình hình thị trường để có điều tiết phù hợp; đồng thời tăng cường, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong sản xuất, cung ứng điện; phối hợp chặt chẽ để việc sản xuất, cung ứng điện được vận hành hiệu quả.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, các bộ, ngành, đơn vị, doanh nghiệp phải phát huy tinh thần trách nhiệm, tất cả vì công việc chung, vì nhân dân phục vụ, vì sự phát triển đất nước; đẩy mạnh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong các ngành sản xuất than, điện, dầu khí; chống cơ chế xin cho, ban hành các giấy phép con; bảo đảm cân đối lớn về năng lượng điện, phục vụ phục hồi nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với một số đề xuất của các tập đoàn kinh tế trong sản xuất, cung ứng điện; đồng thời giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và các bộ, ngành liên quan xử lý theo thẩm quyền; những vấn đề vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng và cấp có thẩm quyền để xem xét./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ IV  (27/03/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chủ động, linh hoạt và đẩy mạnh hơn nữa việc mở cửa thị trường du lịch quốc tế  (26/03/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Tỉnh ủy Bình Phước  (20/03/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Phấn đấu sớm đưa Bình Dương trở thành một trung tâm công nghiệp hiện đại và đô thị thông minh của cả nước  (20/03/2022)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên