Hội nghị cán bộ toàn quốc: Quán triệt, triển khai kết luận và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
TCCS - Ngày 9-12-2021, tại phòng họp Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện kết luận và quy định của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Hội nghị được tổ chức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến với các điểm cầu các bộ, ngành, địa phương trong cả nước.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Cùng chủ trì hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú.
Tham dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các tổ chức chính trị - xã hội. Dự hội nghị tại các điểm cầu địa phương có các đồng chí bí thư tỉnh uỷ, thành ủy, cán bộ chủ chốt các cấp...
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trình bày báo cáo những nội dung chủ yếu về Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021, của Ban Chấp hành Trung ương; Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 1-12-2021, của Bộ Chính trị về triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW và Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25-10-2021, của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
Đồng chí Trương Thị Mai cho biết, trải qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, một trong những bài học kinh nghiệm quý báu hàng đầu được rút ra tại Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng, đó là: Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Bài học về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là bài học kinh nghiệm xuyên suốt của Đảng từ khi thành lập đến nay.
Đồng chí Trương Thị Mai cho biết, Kết luận số 21-KL/TW tiếp tục nhấn mạnh những mặt đạt được trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng: Lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm của các cấp ủy, tổ chức đảng; triển khai nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, có nhiều bước đột phá quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ...
Tuy nhiên, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn còn một số những hạn chế, khuyết điểm: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp ứng yêu cầu; sinh hoạt đảng còn đơn điệu, hình thức, hiệu quả chưa cao. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, có nơi mất sức chiến đấu. Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ, đảng viên còn yếu kém; nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa tiên phong, gương mẫu, còn quan liêu, cửa quyền, chưa sâu sát cơ sở; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái; việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm, quan hệ công tác của người đứng đầu với tập thể cấp uỷ, lãnh đạo chưa rõ ràng; tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn. Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn nghiêm trọng; tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ; việc nhận diện, đấu tranh ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén, hiệu quả chưa cao; tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức, còn nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm, trách nhiệm...
Trên cơ sở đó, những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được nêu trong Kết luận 21-KL/TW, đó là:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình.
Thứ hai, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bổ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Thứ ba, tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách.
Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm.
Thứ năm, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; thực sự dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh và yêu cầu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến 3 câu hỏi: (1) Lâu nay, chúng ta đã từng bàn nhiều, làm nhiều về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, vì sao lần này Trung ương lại tiếp tục bàn và ra nghị quyết về vấn đề này? (2) Những tinh thần mới, nội dung mới của lần này là gì? (3) Chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để thực hiện có kết quả tốt kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII lần này, biến nghị quyết thành hiện thực sinh động?
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta và công tác xây dựng Đảng luôn là nhiệm vụ then chốt của Đảng, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Suốt 91 năm qua, Đảng ta đã xác lập, củng cố và ngày càng nâng cao vai trò lãnh đạo, sức mạnh và uy tín của Đảng bằng chính bản lĩnh, nghị lực, trí tuệ, lý luận tiên phong; bằng đường lối đúng đắn mang lại lợi ích thiết thân cho nhân dân, cho đất nước; bằng sự nêu gương, hy sinh quên mình, phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, đảng viên; bằng một tổ chức đoàn kết, thống nhất chặt chẽ, vững chắc; bằng mối liên hệ máu thịt với nhân dân, được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ và bảo vệ…
Để tổ chức thực hiện thật tốt, có kết quả thiết thực kết luận và quy định mới của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và những điều đảng viên không được làm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh yêu cầu phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của kết luận và quy định, nắm vững những tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm, trên cơ sở đó có sự thống nhất cao về ý chí, quyết tâm, thấy đầy đủ trách nhiệm của mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên để gương mẫu, tự giác thực hiện trên mỗi cương vị công tác tại địa bàn, lĩnh vực do mình phụ trách; mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện..../.
Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Hà Giang và 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hà Giang  (09/12/2021)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp thứ nhất Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026  (08/12/2021)
Không ngừng vun đắp và phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Lào  (07/12/2021)
Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc  (02/12/2021)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên