Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ công bố thành lập Tổ chức Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam, Nhóm Nữ đại biểu Quốc hội và Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ
TCCS - Chiều ngày 8-11-2021, tại nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội số tổ chức Lễ công bố các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Tổ chức Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam, Nhóm Nghị sĩ trẻ và Nhóm Nữ đại biểu Quốc hội. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự buổi lễ này.
Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội…
Theo Nghị quyết số 414/NQ - UBTVQH15, ngày 8-11-2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tổ chức Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch gồm các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà.
Tổ chức Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam gồm 45 nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam với các nước.
Tại Nghị quyết số 409/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Nhóm Nữ đại biểu Quốc hội khóa XV do Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh làm Chủ tịch. Tại Nghị quyết số 405/NQ-UBTVQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ khóa XV do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn làm Chủ tịch.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, hiện nay, Quốc hội Việt Nam đã thiết lập quan hệ nghị viện với khoảng 180 quốc gia trên thế giới và là thành viên của nhiều tổ chức, cơ chế hợp tác nghị viện đa phương khu vực và thế giới.
Công tác đối ngoại của Quốc hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, được tiến hành đồng thời và gắn bó chặt chẽ với công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhân dân. Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, vừa qua đã có nhiều cuộc hội đàm, gặp gỡ, tiếp xúc song phương theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến với lãnh đạo nghị viện các nước, qua đó, lãnh đạo nghị viện các nước đều mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Quốc hội Việt Nam, từ lãnh đạo cấp cao đến cấp độ các cơ quan của Quốc hội, các Nhóm Nghị sĩ hữu nghị nhằm giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất trong hoạt động nghị viện của mỗi nước.
Gần đây nhất, bên lề Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 tại Cộng hòa Áo, Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) và Tổng Thư ký IPU đều đánh giá rất cao vai trò, vị thế và những đóng góp hiệu quả của Quốc hội Việt Nam cho diễn đàn nghị viện đa phương lớn nhất thế giới này; đồng thời mong muốn Quốc hội Việt Nam có thể đăng cai tổ chức một số hoạt động ở cấp độ toàn cầu của IPU bởi Việt Nam rất có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động nghị viện đa phương quy mô lớn, có uy tín và sự tín nhiệm lớn đối với nghị viện các nước.
Việc thiết lập quan hệ hợp tác nghị viện với các nước và là thành viên của các tổ chức, cơ chế hợp tác nghị viện đa phương là điều kiện để Việt Nam, Quốc hội Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào các cơ chế nghị viện đa phương khu vực và quốc tế, đa dạng hóa và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với nghị viện các nước, cũng như tiếp tục phát huy vai trò là một kênh quan trọng, hiệu quả trong thực thi, hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, với ý nghĩa đó, Tổ chức Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam và 45 nhóm nghị sĩ hữu nghị có vai trò quan trọng đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với nghị viện các nước, xác lập vị thế của Quốc hội Việt Nam trong nền ngoại giao nghị viện thế giới, qua đó thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác, tăng cường hiểu biết, sự tin cậy giữa Việt Nam và các nước. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng rằng Tổ chức Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam, các nhóm nghị sĩ hữu nghị sẽ đóng vai trò là cầu nối tích cực giữa Quốc hội Việt Nam và nghị viện các nước.
Đối với Nhóm Nữ đại biểu Quốc hội và Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là diễn đàn để các đại biểu Quốc hội nữ, đại biểu Quốc hội trẻ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình hoạt động Quốc hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến bình đẳng giới, các chính sách cho giới trẻ…
Chủ tịch Quốc hội mong muốn các đại biểu Quốc hội tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ, trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động, đóng góp hiệu quả cho hoạt động của Quốc hội và đối ngoại của Quốc hội, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội trân trọng cảm ơn các cơ quan của Trung ương đã thường xuyên quan tâm, giúp cho công tác đối ngoại của Quốc hội, gắn kết chặt chẽ với công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận  (06/11/2021)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Quang Đạo và công bố thành lập thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh  (01/11/2021)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Quang Đạo và công bố thành lập thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh  (01/11/2021)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị lấy ý kiến vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô  (30/10/2021)
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV  (20/10/2021)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên