Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản
TCCS - Ngày 21-6-2021, từ điểm cầu nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc hội đàm trực tuyến cùng Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Oshima Tadamori. Cùng tham dự cuộc hội đàm còn có đại diện của các cơ quan của Quốc hội, lãnh đạo bộ ngoại giao của hai nước.
Hai nhà lãnh đạo vui mừng nhận thấy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Hai nước duy trì các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao và các cấp. Trong đó, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên thăm Việt Nam ngay sau khi nhậm chức. Từ tháng 3 đến tháng 5-2021, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Bên cạnh sự tin cậy và quan hệ chính trị tốt đẹp, hai nước tiếp tục duy trì tiếp xúc các cấp, duy trì và tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư bất chấp tác động của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi kinh tế ở mỗi nước và thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực và quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định lại việc Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác chiến lược sâu rộng, quan trọng hàng đầu, lâu dài với sự tin cậy cao; ủng hộ Nhật Bản phát huy vai trò cường quốc toàn cầu, đóng góp tích cực cho hòa bình, phát triển của khu vực và thế giới.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội trân trọng cảm ơn Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã chuyển 1 triệu liều vaccine phòng COVID–19 vào ngày 16-6-2021 vừa qua, kịp thời hỗ trợ Việt Nam thực hiện chiến lược vaccine ở những địa bàn trọng điểm.
Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Oshima Tadamori cảm ơn Việt Nam đã gửi tặng khẩu trang y tế vào năm 2020 khi Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn về vật tư y tế trước dịch bệnh COVID-19, đồng thời thông báo dự kiến đến tháng 11-2021, tất cả người dân Nhật Bản sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Chủ tịch Hạ viện Oshima Tadamori khẳng định Nhật Bản sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ chế, các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế thế giới, các nước G7… để hỗ trợ vaccine phòng COVID-19 cho tất cả các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ vaccine, góp phần để Nhà nước Việt Nam sớm thực hiện được Chiến lược vaccine phòng COVID-19, đạt được miễn dịch cộng đồng, làm cơ sở để phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.
Đánh giá cao việc Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế gần 3% trong năm 2020 dù gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gây ra, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản cảm ơn Việt Nam luôn giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam thời gian qua.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn tăng cường kết nối hai nền kinh tế với nhau, trên cơ sở Tuyên bố chung trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2015 với 3 nội dung cốt lõi, đó là kết nối chiến lược giữa hai nền kinh tế có tính chất bổ sung cho nhau; kết nối để tăng cường năng lực sản xuất ở mỗi nước và tăng cường kết nối về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời đề nghị Nhật Bản tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ, tiếp nhận nhiều hơn các thực tập sinh, tiếp nhận lao động Việt Nam để giải quyết nhu cầu lao động rất lớn của doanh nghiệp Nhật Bản.
Về quan hệ giữa cơ quan lập pháp hai nước, hai Chủ tịch nhấn mạnh, hợp tác Quốc hội có vai trò hết sức quan trọng và cần tiếp tục được thúc đẩy bên cạnh quan hệ tin cậy giữa Chính phủ hai nước và giao lưu nhân dân hai nước. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Quốc hội Việt Nam cam kết tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng luật pháp để tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, hỗ trợ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế ổn định, khôi phục và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch.
Hai Chủ tịch khẳng định cam kết tiếp tục nỗ lực để củng cố và phát triển hơn nữa sự hợp tác giữa Quốc hội hai nước, nhất là trong bối cảnh hai nước đang tiến tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, kỷ niệm 50 năm hợp tác hữu nghị giữa Nhật Bản và ASEAN. Nhất trí hai nước tiếp tục giao lưu thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa nghị sĩ hai nước, nhất là nghị sĩ trẻ, nữ nghị sĩ, nhóm nghị sĩ hữu nghị, giao lưu giữa nghị sĩ các địa phương hai nước; tăng cường giao lưu nhân dân hai nước thông qua việc tổ chức các đoàn làm việc, xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch và giao lưu văn hóa…
Về các vấn đề quốc tế, hai bên bày tỏ coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế. Hai nhà lãnh đạo cùng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, thượng tôn pháp luật, giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982; đánh giá cao nỗ lực của ASEAN trong việc giải quyết khủng hoảng tại Myanmar với bản “Đồng thuận 5 điểm” mang lại cho người dân Myanmar hy vọng chấm dứt bạo lực./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Nhân đại Trung Quốc Lật Chiến Thư  (17/06/2021)
Kỳ họp thứ 4 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (17/06/2021)
Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống - Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới  (17/06/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio  (16/06/2021)
Khai mạc Phiên họp thứ 57 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (15/06/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển