Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng và bài học lịch sử
TCCS - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950 (14-10-1950 - 14-10-2020), ngày 2-10-2020, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng và bài học lịch sử”.
Tham dự Hội thảo có đồng chí Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; các Ủy viên Trung ương Đảng: Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Nguyễn Hồng Diên, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Lâm Thị Phương Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn; cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các nhân chứng lịch sử, tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, hội thảo là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950, là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng của các thế hệ cha anh, tưởng nhớ đến đồng bào, đồng chí đã anh dũng hy sinh cho thắng lợi của Chiến dịch Biên giới nói riêng và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung.
Kết quả của Hội thảo sẽ góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí độc lập, tự chủ và khát vọng hòa bình của mỗi người dân Việt Nam. Đồng thời, giúp nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn tầm vóc, giá trị lịch sử và hiện thực, cũng như những bài học kinh nghiệp quý báu được rút ra từ thực tiễn, để vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Phát biểu chào mừng Hội thảo, đồng chí Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn khẳng định, Chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950 là minh chứng về tính đúng đắn của đường lối kháng chiến toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là một mốc son lịch sử, một bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, là kết quả tổng hợp của sự nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó có quân và dân tỉnh Lạng Sơn.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, đồng chí Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam nêu rõ, vào những ngày này 70 năm trước, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã giành thắng lợi vang dội trong Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950, đánh dấu bước ngoặt cơ bản của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Từ đây, ta nắm quyền chủ động chiến lược, liên tục tiến công và phản công địch với quy mô ngày càng lớn, tiến tới kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, kết quả Hội thảo một lần nữa góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra từ Chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950. Qua đó, góp phần củng cố niềm tin và quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta vào sự nghiệp đổi mới đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch phủ nhận giá trị lịch sử và hiện thực của Chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch; thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới.
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được gần 90 tham luận; mỗi tham luận là một công trình nghiên cứu độc lập, luận giải từng nội dung cụ thể, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về “Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng và bài học lịch sử”. Nội dung của các tham luận tập trung khẳng định và làm rõ những nội dung chủ yếu sau:
Một là, chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950 khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tổng Tư lệnh. Với tầm nhìn chiến lược, Đảng ta đã nhạy bén nắm bắt thời cơ, đề ra quyết tâm chiến lược, chủ động mở chiến dịch tiến công lớn đúng lúc, chọn đúng hướng và tập trung lực lượng để kiên quyết giành thắng lợi. Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950 là một trong những chiến dịch điển hình về sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, tài tình của Đảng; sự chỉ đạo, chỉ huy quyết đoán, tài giỏi của Bộ Tổng Tư lệnh. Đó chính là nhân tố hàng đầu có ý nghĩa quyết định thắng lợi của Chiến dịch.
Hai là, chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950 là kết quả của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện; của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế. Ngay khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, Đảng ta đã đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, Đảng ta đã khơi dậy, phát huy được tinh thần yêu nước, sự năng động, sáng tạo của nhân dân trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa; quy tụ, tập hợp được sức mạnh to lớn của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước cho cuộc kháng chiến. Trong Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950, trên cơ sở dựa vào sức mình là chính, ta còn tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950 là thắng lợi chung thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó chặt chẽ của quân và dân cả nước, của tiềm lực trong nước và sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế. Đó là minh chứng khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của đường lối kháng chiến của Đảng ta.
Ba là, chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950 thể hiện bản lĩnh, tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, ý chí “quyết chiến, quyết thắng” của quân và dân ta. Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới năm 1950 là thắng lợi của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, được tạo nên bằng sức mạnh tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó, tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, ý chí “quyết chiến, quyết thắng” của quân và dân ta đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đó là giá trị tinh thần được hun đúc, kế thừa và phát triển liên tục trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, được nâng lên một tầm cao mới. Với bản chất và truyền thống tốt đẹp của một đội quân “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, tìm mọi cách vượt qua những tình huống khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có thể khẳng định, tinh thần, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân đội ta chính là điểm mạnh cơ bản, là ưu thế tuyệt đối so với thực dân Pháp, là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thắng lợi của Chiến dịch.
Bốn là, chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950 khẳng định sự phát triển vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đến Chiến dịch Biên giới năm 1950, Quân đội ta đã có sự phát triển vượt bậc cả về lực lượng và trình độ tác chiến. Sau Chiến dịch này, lực lượng vũ trang của ta tiếp tục được xây dựng, củng cố và phát triển nhanh chóng, với nhiều sư đoàn, trung đoàn mạnh, có cả bộ binh và các binh chủng, đã mở nhiều chiến dịch lớn và giành thắng lợi vang dội, đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến dịch Biên giới năm 1950 đồng thời khẳng định bước phát triển nhảy vọt của nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật chiến dịch. Bên cạnh đó, nghệ thuật nắm vững phương châm tác chiến, giữ thế chủ động chiến trường, triển khai thế trận, bố trí lực lượng đánh địch tăng viện, chuyển hóa thế trận tốt… cũng rất nổi bật, là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến thắng lợi giòn giã.
Năm là, chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950 có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, để lại nhiều bài học có giá trị sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Chiến dịch Biên giới năm 1950 đã mở ra một cục diện mới, đưa cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới, giai đoạn ta giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ, chuyển hẳn sang liên tục tiến công và phản công địch. Biên giới Việt -Trung được khai thông, thế bị bao vây cả trong lẫn ngoài được phá vỡ, căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng, ta có điều kiện tiếp nhận sự chi viện về vật chất và tinh thần của Trung Quốc, Liên Xô và bạn bè quốc tế. Qua chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950 đã để lại cho Đảng, Quân đội và nhân dân ta những bài học lịch sử và kinh nghiệm sâu sắc. Đó là các bài học về sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Tổng Tư lệnh, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch; về phát huy sức mạnh của cả nước để làm nên chiến thắng; về công tác bảo đảm, huy động hậu cần nhân dân; về bước phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam; về tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đưa cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới, đồng thời chủ động đối phó với những khó khăn, thử thách… Những bài học từ Chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950 không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị hiện thực sâu sắc, góp phần vận dụng hiệu quả vào hoạt động xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, với tinh thần làm việc hết sức khẩn trương và trách nhiệm, Hội thảo khoa học “Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng và bài học lịch sử” đã thành công tốt đẹp. Nhiều tham luận, ý kiến phát biểu tại Hội thảo có nội dung phong phú, hàm lượng khoa học cao, góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có nhiều luận giải, phân tích, đánh giá trên khía cạnh mới, đặc sắc về Chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950./.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng, tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại cho Quân đội nhân dân Việt Nam  (15/09/2020)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành hậu cần quân đội  (12/07/2020)
Chiến thắng Tua Hai - Mở đầu cao trào Đồng khởi ở Nam Bộ  (07/01/2020)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên