Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng làm việc với Tỉnh ủy Cà Mau và Tỉnh ủy Sóc Trăng
TCCS - Ngày 8 và 9-8-2020, đoàn công tác Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tỉnh ủy Cà Mau, Tỉnh ủy Sóc Trăng về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30-5-2019, của Bộ Chính trị, về công tác chuần bị và tổ chức đại bộ đảng bộ các cấp trong tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Làm việc với Tỉnh ủy Cà mau
Báo cáo với đoàn công tác Trung ương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Phạm Bạch Đằng cho biết, dự kiến đến cuối nhiệm kỳ 2015 - 2020, tỉnh Cà Mau có 13/20 chỉ tiêu đạt và vượt, 7 chỉ tiêu còn lại xấp xỉ đạt theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra. Cùng với đó, các tiềm năng và lợi thế của tỉnh được khai thác và phát huy hiệu quả. Cà Mau là tỉnh dẫn đầu cả nước về nuôi tôm với tổng sản lượng trung bình 600.000 tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt hơn 1 tỷ USD. Hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh được tập trung đầu tư. Đến nay, tỉnh có 5 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 220km, 10% số xã có đường ô tô về đến trung tâm. Bên cạnh đó, đến cuối năm nay, toàn tỉnh có 41/82 xã được công nhận nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn tỉnh thay đổi rõ nét. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của Cà Mau giảm còn 1,72%, hộ cận nghèo còn 1,3%...
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Phạm Bạch Đằng cũng cho biết, công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị của tỉnh được đặc biệt coi trọng; đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt theo 10 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng đảng được Đại hội Đảng lần thứ XII xác định.
Trong công tác chỉ đạo đại hội đảng bộ các cấp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau đã thành lập 3 tiểu ban; thành lập các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội các cấp; thành lập tổ chỉ đạo đại hội điểm cấp cơ sở, cấp trên cơ sở; chọn 1 đảng bộ cấp trên cơ sở tổ chức đại hội điểm, đồng thời thí điểm đại hội bầu trực tiếp bí thư cấp ủy; chọn 4 đảng bộ cơ sở chỉ đạo đại hội điểm, đồng thời thực hiện thí điểm đại hội trực tiếp bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy.
Về kết quả Đại hội cấp cơ sở, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Bạch Đằng cho biết, tỉnh chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp cơ sở an toàn, đúng tiến độ. Toàn tỉnh có 662/662 tổ chức cơ sở đảng hoàn thành 4 nội dung tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025, bảo đảm các yêu cầu theo Chỉ thị số 35-CT/TW và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Về Đại hội cấp huyện và tương đương, hiện đã có 4/13 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy tổ chức đại hội thành công. Các đơn vị còn lại sẽ lần lượt tổ chức hoàn thành trong tháng 8-2020 theo kế hoạch.
Đánh giá về 4 đơn vị đã tổ chức đại hội, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Bạch Đằng cho rằng, không khí thảo luận tại đại hội sôi nổi, thẳng thắn với trách nhiệm và ý thức xây dựng cao. Bên cạnh đó, công tác nhân sự được chuẩn bị kỹ theo đúng quy trình, bảo đảm tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu.
Tại buổi làm việc, Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau đã kiến nghị với đoàn công tác Trung ương một số vấn đề liên quan đến nhân sự theo Kết luận tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; quy định tuổi của nhân sự tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương theo Kết luận số 75-KL/TW, ngày 30-5-2020, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, lún sụt đê biển ở Cà Mau.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng biểu dương tinh thần vượt khó của Đảng bộ và nhân dân Cà Mau trước những thách thức về thiên tai và biến đổi khí hậu tại địa phương. Đồng chí Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, Cà Mau có vị trí rất quan trọng về kinh tế của vùng và cả nước. Những năm qua, Cà Mau luôn có nhiều bước phát triển. Cùng với đó cả nước cũng hướng về Cà Mau, đồng hành, trợ lực cùng Cà Mau vươn lên.
Để Cà Mau khắc phục khó khăn, ngày càng phát triển trong thời gian tới, đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau cần chuẩn bị tốt cho công tác đại hội cấp trên cơ sở; rà soát, hoàn thiện về mặt văn kiện, nhân sự chuẩn bị cho đại hội đảng bộ cấp tỉnh; thực hiện quyết liệt, đồng bộ công tác phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, tạo đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; tiếp tục chấn chỉnh tác phong, đạo đức cán bộ, tự phê bình và phê bình; trong quá trình đó nếu phát hiện cán bộ sai phạm, phải xử lý nghiêm, đúng người, đúng tội…
“Cà Mau là vùng căn cứ cách mạng, có truyền thống hào hùng, kiên cường trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất. Đây vừa là lợi thế nhưng cũng là sức mạnh to lớn của tỉnh, cần khơi dậy để phát huy nguồn lực con người một cách hiệu quả. Riêng trong phát triển kinh tế, Cà Mau cần tiếp tục phát triển tốt tiềm năng, thế mạnh về nuôi trồng thủy sản gắn với phát triển du lịch; xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu và thiên tai…”, đồng chí Trần Quốc Vượng nhấn mạnh.
Về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, đồng chí Trần Quốc Vượng lưu ý, tỉnh cần thực hiện tốt hơn nữa các công tác chuẩn bị nhân sự, văn kiện…, bảo đảm đại hội diễn ra nghiêm túc. Cùng với đó, khơi dậy truyền thống người Cà Mau kiên cường, anh hùng, nỗ lực lao động, sản xuất nhằm đạt được những kết quả tốt nhất.
Trước đó, cùng ngày, đoàn công tác đã có chuyến thăm Mũi Cà Mau và làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Năm Căn về tình hình kết quả xây dựng Đảng giai đoạn 2015 - 2020; kết quả tổ chức đại hội đảng bộ cấp cơ sở và Đại hội Đảng bộ huyện Năm Căn nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Làm việc với Tỉnh ủy Sóc TrăngBáo cáo với đoàn công tác Trung ương về công tác xây dựng Đảng, công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy Sóc Trăng trong thời gian gần đây, đồng chí Lâm Văn Mẫn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh, hạn mặn xâm nhập đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, đời sống nhân dân, làm cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng trong 6 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 0,51%, dự kiến trong cả năm 2020 tốc độ tăng trưởng của tỉnh sẽ khó đạt kế hoạch, nhưng Đảng bộ tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực phấn đấu để có mức tăng trưởng cao nhất.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ, với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, công tác xây dựng Đảng, nhất là công tác kiểm tra, giám sát được đôn đốc thực hiện tốt. Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng cũng thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, hướng dẫn, kết luận của Trung ương, qua đó, công tác xây dựng Đảng có chuyển biến tích cực, tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh.
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, đến hết ngày 31-7-2020, Sóc Trăng đã hoàn thành đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở. Kết quả, đã giảm 5% số đại biểu theo chỉ đạo, cơ cấu cán bộ dân tộc, trẻ tuổi, nữ… tính chung của tỉnh đạt cao hơn so với dự kiến. Trong thời gian tới, Ban Thường vụ sẽ tiếp tục làm tốt công tác chuẩn bị để tổ chức đại hội Đảng bộ tỉnh thành công. Sau đại hội sẽ triển khai quán triệt Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Quốc Vượng đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đã đạt được trong thời gian gần đây trong lãnh chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, trong công tác xây dựng Đảng của địa phương và biểu dương Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đã hoàn thành việc tổ chức đại hội đảng các cấp, nhất là đã hoàn thành đại hội cấp trên cơ sở trong tháng 7-2020, sớm trước thời hạn theo chỉ thị của Bộ Chính trị, với cơ cấu tỷ lệ cấp ủy mới có trình độ, trẻ tuổi, người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ đạt theo yêu cầu. Tuy nhiên, cần tiếp tục chuẩn bị tốt trong công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ tỉnh sắp tới.
Theo đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, trong lãnh đạo, chỉ đạo, Sóc Trăng đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương như phát triển kinh tế, du lịch, nuôi trồng thủy sản, năng lượng tái tạo; trong lĩnh vực nông nghiệp đã phát triển được mô hình lúa thơm tôm sạch, có sản phẩm gạo ST25 được công nhận là gạo ngon nhất thế giới, nâng giá trị trên mỗi héc-ta đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt 180 triệu đồng/năm là khá cao. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã quan tâm đến tỉnh.
Đồng chí lưu ý, Sóc Trăng cần chú ý xây dựng nông thôn mới; hiện toàn tỉnh đã có 46/80 xã nông thôn mới, đạt trên mức trung bình của cả nước là cố gắng lớn, nhưng cần chú ý xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, thực chất. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 2,87% cũng là nỗ lực lớn nhưng phải phấn đấu để người dân thoát nghèo bền vững vì địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện phát triển kinh tế còn khó khăn.
Trong thời gian tới, đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị Sóc Trăng cần chú ý hơn nữa công tác xây dựng Đảng, giữ vững đảng bộ trong sạch, vững mạnh; kiện toàn đội ngũ cán bộ có trách nhiệm, năng lực, có sự kế thừa; phát huy truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, khắc phục khó khăn để đưa Sóc Trăng đi lên; quan tâm đến công tác an sinh xã hội, chú ý nâng cao đời sống của nhân dân...
Đồng chí Phan Văn Sáu, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng tiếp thu ý kiến của Thường trực Ban Bí thư, sự góp ý của thành viên đoàn và khẳng định sẽ cùng tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh quyết tâm lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự trên địa bàn. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy mong muốn Thường trực Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Trung ương tiếp tục quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện cho Sóc Trăng phát triển vì địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là kết cấu hạ tầng còn yếu kém; ủng hộ Sóc Trăng trong việc sớm đầu tư xây dựng cảng nước sâu tại cửa biển Trần Đề để tạo thế, lực phát triển kinh tế của Sóc Trăng và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.../.
Trung Duy (tổng hợp)
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội  (22/07/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển