Thủ tướng Chính phủ tiếp lãnh đạo bộ quốc phòng, quân đội các nước
TCCS - Ngày 20-12-2019, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo bộ quốc phòng, quân đội các nước Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Liên bang Nga, Singapore và Thái Lan sang dự Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phát biểu tại buổi tiếp, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào mừng lãnh đạo bộ quốc phòng, quân đội các nước sang thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, thể hiện sự coi trọng, tình cảm tốt đẹp đối với quân đội và nhân dân Việt Nam.
Thủ tướng cảm ơn sự ủng hộ của chính phủ và quân đội các nước đối với Việt Nam, đồng thời nêu rõ, chính sách quốc phòng Việt Nam theo phương châm gìn giữ hòa bình, tự vệ - điều này tiếp tục được khẳng định trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 vừa được công bố.
Việt Nam nhất quán chủ trương giải quyết các vấn đề tồn tại, bất đồng và tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Thủ tướng nêu rõ, trong suốt 75 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam đã liên tục phát triển, trưởng thành với đầy đủ các quân chủng, binh chủng, thành phần lực lượng và vũ khí, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại; được huấn luyện tinh thông về chiến thuật, chiến dịch, thành thục về kỹ thuật; được thừa hưởng nghệ thuật quân sự đặc sắc của dân tộc; có sức mạnh tổng hợp và trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.
Thực hiện chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ, Việt Nam đồng thời chú trọng phát triển, tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, vì mục tiêu cao nhất là hòa bình, độc lập và phát triển.
Tại cuộc gặp, thay mặt đoàn đại biểu quân đội các nước, Thống tướng Min Aung Haing, Tổng Tư lệnh Các Lực lượng vũ trang Myanmar phát biểu bày tỏ vinh dự được tham dự sự kiện lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam; được tận mắt chứng kiến sự phát triển đáng ngưỡng mộ của Việt Nam.
Nhiều quốc gia Đông Nam Á cùng có sự nghiệp đấu tranh giành độc lập từ chủ nghĩa thực dân, đế quốc, trong đó có Việt Nam với những chiến thắng vang đội của Quân đội nhân dân Việt Nam từ Chiến dịch Điện Biên Phủ đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân và Quân đội nhân dân Việt Nam xứng đáng được tôn vinh, ngưỡng mộ trong chiến tranh cũng như trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước hiện tại.
Cùng với đó, kinh tế Việt Nam có sự phát triển liên tục, bền vững, trung bình xấp xỉ 7%/năm, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất Đông Nam Á. Các nước thành viên ASEAN cùng đang nỗ lực xây dựng cộng đồng ASEAN trên tinh thần: “Một tầm nhìn, một tương lai, một cộng đồng,” do đó quân đội các nước ASEAN cần đoàn kết, hợp tác với nhau để giải quyết các thách thức chung.
Phó Đô đốc, Phó Tổng Tham mưu trưởng Các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga L.V.Nicolaevich phát biểu, chia sẻ niềm vui sang dự sự kiện lịch sử kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; khẳng định Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những lực lượng quân đội có vũ khí, trang bị, sức chiến đấu cao nhất trong khu vực.
Nhưng điểm khác biệt lớn nhất là tinh thần chiến đấu của những người Việt Nam yêu nước, là truyền thống quý báu kế thừa từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân năm xưa. Nhờ đó, Quân đội và nhân dân Việt Nam chiến thắng những kẻ thù đông đảo, mạnh hơn gấp nhiều lần.
Phó Đô đốc, Phó Tổng Tham mưu trưởng Các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga cũng chúc Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và cho rằng, việc thực hiện cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) góp phần bảo đảm an ninh khu vực và thế giới.
Liên bang Nga và các nước đều quan tâm tham dự các sự kiện trong ASEAN, ADMM+ cả trên bình diện song phương và đa phương; đóng góp vào việc gìn giữ an ninh, hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của đại diện lãnh đạo quân đội Myanmar và Liên bang Nga, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, hiện nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Những thách thức, rủi ro về an ninh trong khu vực và toàn cầu hiện nay đòi hỏi cần có sự chung tay của tất cả các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Chính phủ và nhân dân Việt Nam đánh giá cao kết quả hợp tác quốc phòng thời gian qua giữa các nước với Việt Nam, cả về song phương và đa phương. Thủ tướng nhấn mạnh, cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) là cơ chế hợp tác quốc phòng - an ninh quan trọng hàng đầu trong khu vực, kể từ khi ra đời tại Việt Nam vào năm 2010 đã góp phần xây dựng lòng tin, tạo khuôn khổ để 8 nước: Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand cùng tham gia, phát huy vai trò gìn giữ hòa bình trong khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng đề nghị các nước tiếp tục ủng hộ để Việt Nam năm 2020 đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, đồng thời là năm đầu tiên đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc./.
Hữu Nguyên (tổng hợp)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gặp mặt đại biểu điển hình tiên tiến toàn quốc trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh  (20/12/2019)
Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar  (19/12/2019)
Làm sâu sắc thêm quan hệ truyền thống giữa hai nước Việt Nam - Myanmar  (19/12/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển