Muốn phát triển bền vững và bao trùm cần tạo đột phá về quy mô, chất lượng giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam
TCCS - Ngày 16-11-2019, Diễn đàn “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam - Skilling up Vietnam” với chủ đề “Doanh nghiệp đồng hành đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp”, được tổ chức tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Diễn đàn mang thông điệp “Muốn phát triển bền vững và bao trùm cần quan tâm phát triển kỹ năng, việc làm thỏa đáng và nền an sinh bền vững cho con người và doanh nghiệp, đồng hành với nhà trường tạo đột phá về quy mô và chất lượng giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”.
Cùng dự Diễn đàn có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và hơn 1.500 đại biểu các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các chuyên gia về giáo dục...
Trong phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, trong 10 năm - 15 năm tới, khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ thay đổi bởi robot, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Do đó, sự thay đổi, nhất là ngành, nghề thâm dụng nhiều lao động, như dệt may, da giày, cơ khí điện tử,... là yêu cầu cấp bách.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sáng kiến của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kết hợp các bộ, ngành của Trung ương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn với quy mô lớn. Các đại biểu đóng góp những ý kiến, kinh nghiệm tốt, có giá trị cho sự phát triển nguồn nhân lực ở nước ta.
Thủ tướng nhắc lại phát biểu trước Quốc hội, rằng nguồn lực phát triển đất nước ta không phải là rừng vàng, biển bạc, mà chính là gần 100 triệu người Việt Nam. Kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia phát triển cho thấy, khi các điều kiện khác không thay đổi thì nhân lực có kỹ năng, nhất là những người có tay nghề cao, sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần tăng năng suất lao động vượt trội, thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong 30 năm trở lại đây, gia tăng dân số và lực lượng lao động đã trở thành động lực quan trọng đóng góp to lớn cho thành tựu tăng trưởng GDP quốc gia. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, quy mô lao động của Việt Nam đã bắt đầu giới hạn so với quy mô của nền kinh tế và vì lẽ đó nâng cao năng suất lao động của lực lượng lao động có vai trò quyết định trong việc tăng trưởng, cùng với nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Thủ tướng đánh giá, những năm qua, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp quốc gia có những bước tiến, bước đầu đáng được ghi nhận. Việt Nam đã xác định được đến 130 nghề trọng tâm, 40 trường nghề trọng điểm, chất lượng cao. Nhiều trường có chương trình tốt và đặc biệt là 3 năm gần đây, tuyển sinh của các trường dạy nghề vượt chỉ tiêu. Nhiều ngành nghề mà học viên sau khi ra trường đã 100% có việc làm, bình quân là trên 85%. Chất lượng đào tạo nghề tăng 13 bậc, góp phần tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh quốc gia trong năm 2019.
Việc gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp có chuyển biến tích cực. Nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp, Thủ tướng dẫn câu nói của GS. Robert Kaplan (Đại học Harvard, Mỹ) rằng: “Quốc gia là con thuyền, doanh nghiệp là những tay chèo”, nếu tay chèo yếu thì con thuyền không vượt lên được.
Thắng thắn nhìn nhận những khó khăn, thách thức hay những khuyết điểm trong giáo dục nghề nghiệp, Thủ tướng cũng chỉ rõ, nhìn chung, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ ở Việt Nam còn thấp. Là một nước có số lao động đứng thứ 3 ở ASEAN, sau Indonesia và Philippines, nhưng quy mô lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam chỉ trên 25%, bằng 1/3 Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... Nhiều nước tỷ lệ này là 50%. Như vậy, lao động có nghề có bằng cấp thấp. Mặt khác, cơ cấu lao động qua đào tạo và xu hướng chuyển dịch còn có sự bất hợp lý.
Vẫn còn phổ biến tình trạng thiếu thày, thiếu cả thợ. Vẫn còn tâm lý của cha mẹ là con mình không vào được đại học thì mới học nghề. Nhiều người làm trái ngành nghề. Trong khi đó, chưa có sự tổng hợp, phân tích, đánh giá chính xác lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài quay về nước.
Thủ tướng yêu cầu, để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, rất cần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Trong quá trình đó không thể tách rời việc gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động.
“Mong giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam có khát vọng mãnh liệt hơn nữa sánh ngang cùng các nước tiên tiến ở khu vực và thế giới. Chỉ có thế ta mới đưa được nền kinh tế thăng tiến trong chuỗi giá trị toàn cầu”.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng định hướng giai đoạn tới cần thực hiện ba nguyên tắc. Trước hết, cần bám sát hơn nữa vào nhu cầu thực tiễn của thị trường, bảo đảm hài hòa cung cầu về lao động có kỹ năng nghề. Thứ hai, phát triển đào tạo nghề với chuẩn mực chất lượng quốc tế để đáp ứng yêu cầu cao của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thứ ba, nâng cao tính dự báo, cần hiểu, nắm bắt nhanh nhạy và dự báo sớm được nhu cầu nhân lực kỹ năng cao của doanh nghiệp và nền kinh tế trong giai đoạn tới để định hướng hợp tác doanh nghiệp, nhà trường.
Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần thiết kế một khế ước xã hội kêu gọi hợp tác nhà trường - doanh nghiệp và Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để gắn kết, đào tạo nhân lực có kỹ năng cao của nền kinh tế. Doanh nghiệp tham gia xây dựng nội dung đào tạo, cử cán bộ tham gia đào tạo, tiếp nhận học viên thực tập. Nhà trường tập trung tạo điều kiện cho các giảng viên nâng cao chất lượng chuyên môn, tiếp nhận kỹ năng mới của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng giảng dạy, đầu tư trang thiết bị. Chính phủ thực hiện chính sách ưu đãi. Đây coi là việc cần phải làm trong mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 để phát triển giáo dục nghề nghiệp.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Muốn trò giỏi phải có thày hay. Thày ra thày. Thợ ra thợ”. Các tỉnh, thành, địa phương có trường đào tạo nghề cần có chính sách ưu tiên cho các dự án có sự phối hợp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, từ 10% - 15% các dự án trên địa bàn. Từ đó gián tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thủ tướng đề nghị, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất mô hình đào tạo mới về nghề nghiệp, thí điểm mô hình đào tạo học sinh sau trung học cơ sở vào học cao đẳng, tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình chuyển giao từ nước ngoài. Đồng thời, tiếp tục đẩy nhanh quá trình sắp xếp mạng lưới giáo dục nghề nghiệp theo luật, giảm đầu mối thực hiện công lập đến 2025 - 2030 theo hướng chất lượng, hiệu quả.
Xây dựng mạng lưới giáo dục nghề nghiệp quốc gia để dự báo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về nhu cầu nhân lực, nhu cầu việc làm, nhu cầu ngành nghề, bằng cấp, trình độ đào tạo, phát triển ứng dụng kết nối nhu cầu lao động. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần phối hợp các cơ quan liên quan để đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tôn vinh nhân lực có kỹ năng, lập quỹ khen thưởng thu hút giới trẻ tham gia…
Nhân dịp này, Thủ tướng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các thày, cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, đặc biệt là gần 90.000 thày, cô trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp./.
Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên toàn thể và Phiên khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 35  (03/11/2019)
Đưa quan hệ của Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu  (10/10/2019)
Việt Nam - Campuchia sắp hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc  (06/10/2019)
“Không chủ quan để bảo đảm hoàn thành toàn diện, vượt kế hoạch năm 2019”  (03/10/2019)
Họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng  (02/10/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển