UNCTAD: Sẽ không xảy ra suy thoái kinh tế ở Việt Nam
Tổng thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) Su-pa-chai Pa-nit-chơ-pac-di (Supachai Panitchpakdi) cho rằng nền kinh tế Việt Nam được hỗ trợ rất nhiều từ các dự án đầu tư nước ngoài và khó có khả năng xảy ra suy thoái kinh tế.
Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF) lần thứ 2 tại Hà Nội ngày 19-9, ông Su-pa-chai cho rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam nếu những yếu tố kinh tế cơ bản vẫn được duy trì tốt.
Trong khi dẫn ví dụ về dòng vốn FDI cam kết đổ vào Việt Nam năm 2007 là 23 tỉ USD và8 tháng đầu năm 2008 là 47 tỉ USD, ông Supachai cho rằng điều quan trọng hiện nay là cần nỗ lực để hài hòa được các dự án đầu tư và các nhu cầu thực tế.
Theo ông Su-pa-chai, người từng giữ chức vụ Phó Thủ tướng Thái Lan, mặc dù không dẫn đến suy thoái kinh tế, nhưng Việt Nam cũng giống như những quốc gia khác trong khu vực, nơi mức tăng trưởng trung bình chỉ đạt 6% trong năm nay. “Trong năm 2009, nếu vẫn giữ được ở mức này còn là một thành công lớn,” ông Su-pa-chai nói.
Ông Su-pa-chai còn nói thêm rằng, việc hạ mức tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ không gây ảnh hưởng đến những thành quả mà Chính phủ Việt Nam đạt được trong nhiều năm qua, đồng thời khuyến nghị Việt Nam cần củng cố các nền tảng cơ bản của nền kinh tế như ổn định kinh tế vĩ mô và khắc phục thâm hụt tài khoản vãng lai.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện dựa một phần chủ yếu vào xuất khẩu sang các thị trường truyền thống trong đó có châu Âu và Mỹ, bởi vậy để xây dựng được một nền tảng kinh tế trong nước tốt Việt Nam cần thúc đẩy việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, từ đó tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, ông Su-pachai nói.
Theo ông Su-pa-chai, việc thắt chặt chính sách tiền tệ không nên thực hiện một cách thái quá và việc này phải tiến hành song song với các chính sách khác như chính sách tài khóa, chính sách tăng thu nhập cho người dân.
Tổng thư ký của UNCTAD cũng lên tiếng kêu gọi Việt Nam cùng các nước trong khu vực thúc đẩy quan hệ thương mại Nam - Nam bởi theo ông thực chất vấn đề này là sự đa dạng hóa nền kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và tạo ra nhiều công ăn việc làm.
Ông cũng kêu gọi nỗ lực thúc đẩy hợp tác tài chính để từ đó có những cải cách trong lĩnh vực này, góp phần đẩy lùi những khó khăn phát sinh từ cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên quy mô toàn cầu./.
Tạo thêm động lực đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới  (20/09/2008)
Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 2 - Duy trì sự tăng trưởng  (19/09/2008)
Một số vấn đề cấp bách về khiếu nại hành chính  (19/09/2008)
Vài nét về Ngân hàng Lehman Brothers  (19/09/2008)
Lehman Brothers phá sản - cú sốc mới cho thị trường tài chính toàn cầu  (19/09/2008)
Bão lại nổi giữa “sân sau” của Mỹ  (19/09/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên