Xây dựng công tác phòng chống tội phạm thành phong trào toàn dân
Ngày 16-9-2008, Bộ Công an tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm Công tác xây dựng mô hình, nhân điển hình tiên tiến trong phòng chống tội phạm (1998-2008). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự và chỉ đạo Hội nghị
Cùng dự có Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, đại diện các Văn phòng Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, đại biểu các điển hình tiên tiến trong phòng chống tội phạm. Đại tướng Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình Quốc gia Phòng chống tội phạm (BCĐ 138) chủ trì Hội nghị.
Báo cáo tại Hội nghị, Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban thường trực BCĐ 138/CP, nêu rõ, những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đạt nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp, trung bình mỗi năm vẫn xảy ra khoảng 70.000 vụ phạm tội các loại, trong đó khoảng 50.000 vụ phạm tội về hình sự (xâm phạm trật tự xã hội), 12.000 - 13.000 vụ phạm tội về kinh tế và trên 11.000 vụ phạm tội về ma túy.
Thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo 138/CP, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tổ chức triển khai thực hiện, trong đó tập trung lồng ghép việc thực hiện công tác xây dựng nhân mô hình, nhân điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm, với việc tổ chức thực hiện đề án “Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; quản lý, giáo dục, cảm hóa người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”.
Đến nay cả nước có 708 mô hình, tổ chức quần chúng hoạt động trong phong trào phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh trật tự. Trong đó có 35 mô hình cấp tỉnh, thành phố, 90 mô hình cấp quận, huyện, thị xã, 248 mô hình cấp xã, phường, thị trấn; còn lại cấp thôn, xóm, bản làng.
Thông qua hoạt động của các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng chống tội phạm đã tập trung tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân trong phòng, chống tội phạm. Hoạt động của các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng chống tội phạm đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia vào công tác phòng, chống tội phạm.
Đã xuất hiện hàng ngàn tấm gương dũng cảm, mưu trí, sẵn sàng hy sinh tính mạng, không tiếc máu xương trong tấn công, truy bắt tội phạm; tâm lý người ngay sợ kẻ gian đã từng bước bị đẩy lùi. Có thể kể ra một số tấm gương như: ông Đinh Đình Phú là cán bộ hưu trí phường Ngọc Sơn, quận Đồ Sơn, Hải Phòng đã dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm đất đai tại Đồng Sơn. Cô giáo Nguyễn Thị Loan, giáo viên trường Trung học cơ sở xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, mặc dù là phụ nữ nhưng đã 6 lần mưu trí dũng cảm bắt trộm cướp, bảo vệ tài sản của nhân dân. Linh mục Lưu Viết Cẩn, xứ Xuân Dục, Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định tích cực vận động giáo dân tham gia phòng, chống tội phạm, thường xuyên lồng nội dung phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội vào các buổi giảng đạo cho giáo dân. Sư thầy Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề, phường Long Biên, thành phố Hà Nội, luôn nêu cao tinh thần tương thân tương ái, đã tiếp nhận, cưu mang giáo dục hàng trăm trẻ em lang thang cơ nhỡ, không nơi nương tựa, giúp các em trở thành người có ích trong xã hội, từ đó phòng ngừa, hạn chế trẻ em phạm tội góp phần vào việc giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương…
Hiệu quả thiết thực của các mô hình, điển hình đã góp phần tạo môi trường ổn định, lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cải thiện đời sống nhân dân, làm cho nhân dân thực sự tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng; sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật được nâng cao, quần chúng đã đề cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng tham gia phòng chống tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội. Kết quả đạt được đã khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn, được nhân dân đồng tình, hưởng ứng, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác phòng chống tội phạm, góp phần đảm bảo ổn định chính trị của đất nước.
Thượng tướng Lê Thế Tiệm nêu ra 6 bài học kinh nghiệm, trong đó khẳng định, công tác xây dựng mô hình, nhân điển hình tiên tiến chỉ được thực hiện hiệu quả khi phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò tham mưu, hướng dẫn và nòng cốt thực hiện của lực lượng công an và sự ủng hộ, tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị cùng các tầng lớp nhân dân.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Thủ tướng đánh giá cao sự hy sinh gian khổ, những nỗ lực, cố gắng và thành tích mà các lực lượng chức năng và nhân dân cả nước đã đạt được trong công tác phòng, chống tội phạm thời gian qua.
Thủ tướng đề ra 7 công tác cần chú trọng trong thời gian tới. Theo đó, cấp ủy và chính quyền các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành và của cả toàn dân, thực hiện có hiệu quả cơ chế: “Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý điều hành; lực lượng công an nhân dân tham mưu hướng dẫn, nòng cột, xung kích; các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và toàn dân tham gia thực hiện, tích cực phòng ngừa, chủ động tấn công, trấn áp các loại tội phạm”. Các ngành, các cấp cần xác định rõ, công tác phòng, chống tội phạm là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên. Ở đâu không làm tốt công tác này, để tội phạm gia tăng, lộng hành, gây bức xúc trong nhân dân thì Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Thủ trưởng công an địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng dung túng, bao che, tiếp tay cho tội phạm.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, đoàn thể, nhất là các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 138/CP cần thấy rõ ý nghĩa quan trọng của Nghị quyết 09/CP, chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, tiếp tục tuyên truyền, cổ vũ, tổ chức toàn xã hội tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, làm cho công tác phòng chống tội phạm thực sự trở thành phong trào rộng lớn của toàn dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đẩy mạnh thực hiện các Nghị quyết liên tịch, kế hoạch phối hợp hành động đã ký kết giữa các bộ, ngành, đoàn thể, tạo thành sức mạnh của toàn dân tấn công trấn áp tội phạm.
Chiều nay, Ban chỉ đạo 138/CP trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an cho đại diện một số tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác phòng chống tội phạm, tặng quà cho một số đại diện thương binh và thân nhân liệt sĩ./.
Nga nối lại đàm phán đa phương về gia nhập WTO  (17/09/2008)
Ký thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam – Nga  (17/09/2008)
Nền kinh tế lớn nhất thế giới trải qua những ngày đen tối  (17/09/2008)
Trên 1.000 tỉ đồng cấp điện cho các thôn, buôn Tây Nguyên  (17/09/2008)
FED bơm 50 tỉ USD ứng cứu thị trường tài chính  (17/09/2008)
Khai mạc "Tuần lễ Việt Nam tại Nhật Bản"  (17/09/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên